Đi lể chùa đầu năm là một trong những tập quán vô cùng tích cực trong phong tục người Việt có thể rước lộc cũng như một phần thể hiện tấm lòng của mỗi người trước đạo Phật . Để dễ dàng hơn trong việc thăm viếng đầu năm , topxephang xin giới thiệu đến bạn đọc 5 ngôi chùa nổi tiếng và tâm linh nhất tại Đồng Nai.
1.Thiền viện Thường Chiếu
Ngôi chùa Thường Chiếu đầu tiên là một căn nhà lá, mái tol, nằm trơ vơ trên một dãy đất cát trắng phếu với sỏi đá khô cằn. Thầy Ðắc Huyền được Hòa thượng bổ nhiệm làm lính tiên phong – Trụ trì đầu tiên – với số chúng là bốn vị. Mấy anh em xuống núi trong giai đoạn này quả thật là phải ” cạp đất mà ăn “. Vì vậy Hòa thượng luôn động viên, luôn tiếp sức qua những lần về thăm. Thầy không chỉ dùng lời mà còn cộng sự, cuốc đất trồng khoai, thân giáo chư tăng. Bây giờ ngồi mà nhớ lại hồi xưa, nếp nhà tranh, ánh đèn dầu, khung trời nắng cháy.Ai tới đây rồi cũng phải ngao ngán. Thường Chiếu lúc đó, không biết ra sao ở ngày mai ? Song nhờ có Hòa thượng luôn yểm trợ tinh thần, giúp chư tăng vượt qua mọi khó khăn, giữ vững tâm nguyện tu hành của mình, nên rồi tất cả cũng kham nhẫn được. Vạn sự khởi đầu nan. Xưa nay vẫn vậy.
Ðến 30 / 04 / 75, đất nước giải phóng, lịch sử sang trang. Chư Tăng ni cũng thay đổi cuộc sống tu hành của mình theo nhịp đổi thay chung của đất nước. Thế là Tăng ni của cả hai viện Chân Không và Bát Nhã khóa hai cùng xuống núi, về đây làm ruộng rẫy. Thầy Phước Hảo và Thầy Ðắc Pháp cũng có mặt trong giai đoạn này để hướng dẫn chúng tu học và lao động, Tuy nhiên, thời gian chỉ có hai tháng thì giao lại cho Thầy Nhật Quang làm Huynh Trưởng. Ngẫm lại trong cuộc vô thường, bể hóa cồn dâu có khác gì nhau. Cũng chỉ đùa mà thôi.
2.Viên Giác Thiền Tự (Chùa Đèn Cầy)
Nếu có dịp ghé chân đến “Chùa Đèn”, du khách như được mở ra cả không gian để khám phá nét hài hòa giữa vẻ đẹp thiên tạo và nhân tạo. Nhờ nhãn quang của một người am hiểu kiến trúc như Thầy Giác Hiếu, theo thời gian Viên Giác Thiền Tự dần hiện lên những công trình kiến trúc chuẩn mực. Dù mới tạo dựng từ năm 1996 nhưng kiến trúc Viên Giác Thiền Tự mang vẻ cổ kính theo phong cách những ngôi thiền tự thời Lý- Trần.
Khi xây dựng ngôi chùa này, vị thầy khai sáng muốn cho du khách thập phương cảm nhận sự bình an, tĩnh lặng khi đến chùa. Các pho tượng được tôn trí trong khuôn viên chùa hầu hết đều bằng xi măng, mang một phong cách độc đáo. Qua những tác phẩm điêu khắc này ta có thể hiểu được cảnh sinh hoạt và đời sống của Chư Tăng Và Phật tử trong chùa, không khí trang nghiêm của ngôi Thiền Tự và nếp sống tu hành chân chính của ngôi chùa này.
Những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu tu học cho Tăng Ni, Phật tử gần xa, từ đầu năm 2010, Đại Đức trụ trì đã phát nguyện đại trùng tu Viên Giác Thiền Tự theo quy hoạch tổng thể trong khuôn viên rộng hơn 5 hecta với nhiều công trình quy mô đang được xây dựng. Theo đồ án quy hoạch, chùa chia thành hai khu vực: nội viện và ngoại viện. Khu nội viện, chiếm diện tích 2 hecta, bao gồm chánh điện và các khu tăng xá, thiền thất… Các hạng mục này đang được thi công dự kiến sẽ hoàn tất vào tháng 9/2012. Khu vực ngoại viện có diện tích 3 hecta, bao gồm các công trình lớn như lâm viên đại bi chú, trong đó thể hiện 84 tôn tượng hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm trong cảnh giới Đại Bi Chú và giảng đường Thiện Tường có diện tích hơn 6.500 m2 với chiều dài 80m và chiều ngang 80m, chia làm 3 tầng. Tầng 1 được chia thành 12 gian (tượng trưng cho Thập Nhị Đại Nguyện của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát) trong đó được xây 48 thiền thất (tượng trưng cho 48 đại nguyện của Đức Phật A Di Đà). Tầng 2 thông với tầng 3 sẽ được sử dụng làm giảng đường và là nơi tổ chức các khóa tu tập, hành trì của Tăng Ni, Phật tử. Chiều cao của công trình này là 37m (biểu trưng cho 37 phẩm trợ đạo). Đặc biệt chùa đang thi công công trình khắc kinh trên đá. Đây có thể nói là công trình kỷ lục tại Viên Giác Thiền Tự, bao gồm ba khối đá nặng trên 400 tấn. Khối đá nặng hơn 1800 tấn được khắc Kinh Phổ Môn.
3.chùa Linh Phú
Mùa xuân là mùa của yêu thương, là mùa đẹp nhất trong bốn mùa. Bởi lẽ, mùa xuân mang lại cho con người một cảm giác thoải mái, là mùa cuả sự đoàn viên, hội tụ của những người con xa quê, là thời điểm đơm hoa, kết trái của vạn vật. Xuân đến trong không khí giao hòa khiến lòng người dễ chịu. Đây cũng là lúc, mỗi con người chúng ta đều muốn tìm cho mình một chốn bình yên để tìm năng lượng cho một năm mới tràn đầy sức sống.
Từ đó, ngôi chùa chính là điểm đến không thể thiếu được trong những ngày đầu năm mới. Phải chăng, chúng ta đến chùa là tìm một nơi bình an, gạt bỏ mọi ưu phiền của cuộc sống và mong cầu cho một năm mới bình yên và hạnh phúc trong những ngày đầu năm. Tại đây, chúng ta đã quay trở về tâm thức của mình hòa quyện vào miền tâm thức linh thiêng và tin những điều tốt đẹp.
Lễ cầu an đầu năm là một dịp lễ lớn nhất trong năm – là ngày mà tất cả mọi người đều đến chùa sau những ngày Tết ấm cúng và sum vầy để mong cầu sự bình an cho năm mới. Đây không chỉ là nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống người Phật tử mà còn cho thấy tinh thần nhập thế cũng như sức ảnh hưởng mạnh mẽ của tinh thần từ bi, yêu thương con người của đạo Phật đối với cuộc sống nhân loại từ xưa đến nay.
Ý nghĩa lễ cầu an?
Theo quan niệm của nhà Phật, ý nghĩa của việc tổ chức lễ cầu an đầu năm không nằm ngoài mục đích để mình và gia quyến thành tâm sám hối tội lỗi, tiêu trừ nghiệp chướng, bỏ ác làm lành và thực hiện những thiện sự như phóng sanh, bố thí, cúng dường Tam bảo…; và phát nguyện hồi hướng công đức của những thiện sự, Phật sự đó để cho bản thân và gia đình tai qua nạn khỏi, tăng khả năng tiêu tai, giảm tội; tăng phúc, bình an, thân tâm được an lạc. Xét rộng hơn trong mối quan hệ đối với dân tộc, đại lễ cầu an mang ý nghĩa cầu cho quốc thái dân an, người người được sống trong cảnh thanh bình, yên ổn.
4.Chùa Long Hương
Lịch Sử Chùa Long Hương – Ngôi Long Hương cổ tự đã có từ năm 1908 và vị Tổ khai sơn là Ngài Thượng Tâm Hạ Thường Năm 1945, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ngôi chùa đã bị cháy. Năm 1956, đệ tử của Tổ khai sơn là Hòa thượng Yết ma Thích Trí Ngộ đã xây dựng lại ngôi chùa này. Nhưng chỉ mới hai năm sau, năm 1958, ngôi chùa Long Hương lại bị chiến tranh tàn phá hoàn toàn. Năm 1992, các vị kỳ lão tại địa phương đã phát tâm xây dựng lại ngôi chùa Long Hương và dâng cúng Hòa thượng Thích Thanh Từ.
Để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và tu học cho Tăng Ni và Phật tử ngày càng đông tại Chùa Long Hương nên cần phải xây dựng thêm các công trình còn lại như: Thiền đường, Hậu tổ, Tăng đường, Trai đường, Nhà khách, cổng Tam quan và ngôi Đại Bảo Tháp 9 tầng cao 49 mét (tôn thờ Xá Lợi Phật và hài cốt của Chư Tăng Ni, và quý Phật tử). Nay đã được chính quyền các cấp cho phép xây dựng. Nên đã khởi công xây dựng vào ngày 29/11/2012 (nhằm ngày 16 tháng 10 năm Nhâm Thìn). Do đội ngũ chuyên nghiệp thiết kế.
5.Chùa Quốc Ân Khải Tường
Chùa Quốc Ân Khải Tường rộng hơn 20 hecta tọa lạc tại Số 18 Ấp Đất Mới – xã Long Phước – huyện Long Thành – tỉnh Đồng Nai đã được Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai cấp phép được khởi công ngày 12 tháng 09 năm 2013 và dự tính sẽ hoàn thành công trình vào tháng 09 năm 2016.
Hiện nay ngôi chùa đang tôn trí tượng Phật Ngọc được xem là lớn nhất thế giới để các Phật tử du khách thập phương đảnh lễ và chiêm bái. Tượng Phật làm bằng Ngọc bích nặng hơn 32 tấn có xuất xứ từ miền cực bắc Canada được gia công bởi các thợ chạm tại Thái Lan. Tượng Phật Ngọc cao 3,62m, nặng 9.255kg do gia đình Phật tử Hùynh Văn Mạnh và quý Phật tử phát tâm cúng dường đất và tài chính để xây dựng.
Một số hạng mục của ngôi chùa đang triển khai thi công và hoàn chỉnh như Đại hùng Bảo điện, Pháp Đường, Diên Thọ Tháp, Đông Đường, Tây Đường, Tháp Chuông, Tháp Trống, Tàng Kinh Các, Tứ Ân Đường, Ngũ Quán Đường, Tịnh Nghiệp Đường, Tăng Xá, Trai Đường, Nhà Trù, Trường Lang…. Dự kiến sau khi hoàn thành đây là một trong những ngôi chùa đẹp nhất vùng Đông Nam Bộ.