Top 5 mẫu súng trường chống tăng mạnh và nổi bật nhất của Đức

0
2437
Vật Phẩm Phong Thủy

Súng trường chống tăng là loại hỏa khí bộ binh hạng nặng được thiết kế như súng trường, để bắn đạn xuyên có động năng cao. Mục tiêu chủ yếu của loại vũ khí này là giáp của xe cơ giới quân sự, đặc biệt là xe tăng.Và dưới đây là 5 loại súng trường chống tăng nổi bật nhất của quân dội Đức.

1.Mauser 1918 T-Gewehr
Mauser 1918 T-Gewehr (Tên chính thức: Mauser 13.2 mm Tank Abwehr Gewehr Mod. 18, thường được viết tắt là T-Gewehr)) là khẩu súng trường chống tăng hoàn chỉnh đầu tiên trên thế giới, do Đức thiết kế. “Tank Abwehr Gewehr” tức là “Vũ khí chống tăng chủ lực của bộ binh”.


2.Panzerbüchse (Pz.B)
Pz.B.38 (Panzerbüchse Modell 1938) và Pz.B.39 (Panzerbüchse Modell 1938) là hai phiên bản súng trường chống tăng 7.62mm do Đức thiết kế. Panzerbüchse mang nghĩa là “súng trường (chống) xe tăng”.

Pz.B.38 là súng trường chống tăng cỡ nòng nhỏ, bắn đạn xuyên chống tăng 7.92x94mm thiết kế riêng cho súng. Máy súng áp dụng kiểu pháo.

Xạ thủ đẩy cần đóng mở buồng đạn cho khóa nòng trượt dọc mở buồng đạn ra. Đạn được nạp trực tiếp vào buồng đạn từ phía sau rồi đóng khóa nòng lại và lên đạn bằng cách kéo cần đóng mở buồng đạn về phía sau. Nòng súng được đặt trên một ray trượt (được gọi là ‘máng lùi’) có tác dụng làm giảm sức giật phản hồi, và tích hợp cơ cấu tự động mở khóa nòng đẩy vỏ đạn ra khỏi nòng. Khi súng bắn, nòng súng lùi về sau khoảng 9 cm. Vị trí lùi vẫn được giữ nguyên, khóa nòng mở. Xạ thủ nạp viên đạn tiếp theo và đóng khóa nòng thủ công. Khi xạ thủ kéo cần đóng mở buồng đạn về phía sau để nòng trượt về vị trí cũ, súng cũng tự động lên đạn cho lượt bắn tiếp theo. Đây là một kiểu nòng lùi tự do để giảm bớt sức giật, tương tự như cơ cấu áp dụng cho pháo, nhưng Pz.B.38 không có cơ cấu đẩy về như pháo.

Máy súng rất phức tạp, gây khó khăn cho khâu sản xuất và sửa chữa. Ngoài ra, súng nặng tới 16.2 kg gây khó khăn cho xạ thủ khi mang vác trên chiến trường. Báng súng bằng thép ống có đệm đế báng làm giảm tác động sức giật lên vai xạ thủ, có bản lề chốt hãm để gập lại cho gọn khi mang vác. Nòng súng có loa che lửa thay vì bộ phận tản giật thường thấy ở các súng trường chống tăng. Súng có giá hai chân để tăng độ ổn định khi ngắm bắn và tay xách tiện cho việc mang vác.

Để tăng tốc độ nạp đạn, xạ thủ có thể lắp hai hộp đạn 10 viên bằng thép lên hai bên bệ khóa nòng.


3.Solothurn S-18
Series súng trường chống tăng Solothurn S-18 (Bao gồm S-18/100, S-18/1000 và S-18/1100) do Thụy Sĩ và Đức hợp tác thiết kế trong thời kỳ Thế chiến thứ hai.

S-18/100 và S-18/1000 là súng trường chống tăng cỡ nòng lớn, bán tự động sử dụng máy lùi ngắn. Nòng súng tiếp xúc với khóa nòng thông qua các bánh xoay nhỏ ở bịt đáy nòng. Các bánh xoay này có một loạt mấu ở mặt trong. Khi súng giật, các bánh xoay bị ép quay một khoảng nhả khóa nòng lùi tự do về phía sau cho đến khi bị bộ đệm giữ lại. Vỏ đạn cũng bị hất ra ngoài trong lúc khóa nòng lùi. Khi khóa nòng bị lò xo đẩy về đẩy trở lại, đạn trong hộp tiếp đạn được móc lên, đẩy vào buồng đạn và cuối cùng bịt đáy nòng đóng khi khóa nòng về hết. S-18/1100 cũng có kiểu máy tương tự nhưng được cải tiến thành tự động thay vì bán tự động.

S-18/100 dùng đạn 20x105mm B như pháo tự động S-18/350 dùng cho máy bay sau này. Nòng S-18/100 có cụm bộ phận tản giật/loa che lửa. Các phiên bản S-18/1000 và S-18/1100 dùng đạn 20x138mm B dài và mạnh hơn. Đạn này cũng được sử dụng cho pháo phòng không tự động FlaK 30 và FlaK 38 Súng nặng và dài hơn, nòng dài hơn và bộ phận tản giật hiệu quả hơn.


4.Pz.B M.SS.41
Pz.B M.SS.41 là súng trường chống tăng do Tiệp Khắc thiết kế và chế tạo trong thời kỳ bị Đức Quốc xã chiếm đóng. Đây là khẩu súng đầu tiên trên thế giới áp dụng kiểu buồng đạn sau cò được chấp nhận trang bị.

Pz.B M.SS.41 là súng trường chống tăng cỡ nòng nhỏ, bắn phát một lên đạn thủ công. Máy súng áp dụng kiểu buồng đạn sau cò. Không như các loại súng thông thường khác, súng có khóa nòng cố định và nòng trượt rất đặc biệt. Khóa nòng cố định được đặt bên trong báng, trong khi nòng súng xoay trượt tới lui trên bệ khóa nòng. Xạ thủ xoay tay cầm liền với nòng sang phải lên trên. Nòng xoay ngược chiều kim đồng hồ cùng tay cầm rời khỏi chốt giữ buồng đạn. Khi nòng tách khỏi khóa nòng, xạ thủ đẩy tay cầm về phía trước để nòng trượt về phía trước. Nếu có vỏ đạn đã bắn bên trong súng, nòng di chuyển hết về phía trước làm vỏ đạn thoát khỏi mấu giữ rơi ra ngoài. Trong quá trình xạ thủ kéo nòng về, viên đạn bên trong hộp tiếp đạn được đẩy lên buồng đạn. Khi nòng được kéo về sau hết, xạ thủ xoay tay cầm về vị trí cũ hoàn thành bước lên đạn cho súng, phát bắn đã sẵn sàng.

Khóa nòng cố định nên không cần khoảng trống phía sau như khóa nòng lùi. Kiểu máy lên đạn thủ công làm máy súng rất ngắn. Thiết kế đặc biệt này tận dụng tối đa tính chất gọn của kiểu máy buồng đạn sau cò. Súng rất ngắn so với những súng khác có cùng chiều dài nòng nhưng thiết kế thông thường.


5.Pz.B.38/39
Pz.B.38 (Panzerbüchse Modell 1938) và Pz.B.39 (Panzerbüchse Modell 1938) là hai phiên bản súng trường chống tăng 7.62mm do Đức thiết kế. Panzerbüchse mang nghĩa là “súng trường (chống) xe tăng”.

Pz.B.38 là súng trường chống tăng cỡ nòng nhỏ, bắn đạn xuyên chống tăng 7.92x94mm thiết kế riêng cho súng. Máy súng áp dụng kiểu pháo.

Xạ thủ đẩy cần đóng mở buồng đạn cho khóa nòng trượt dọc mở buồng đạn ra. Đạn được nạp trực tiếp vào buồng đạn từ phía sau rồi đóng khóa nòng lại và lên đạn bằng cách kéo cần đóng mở buồng đạn về phía sau. Nòng súng được đặt trên một ray trượt (được gọi là ‘máng lùi’) có tác dụng làm giảm sức giật phản hồi, và tích hợp cơ cấu tự động mở khóa nòng đẩy vỏ đạn ra khỏi nòng. Khi súng bắn, nòng súng lùi về sau khoảng 9 cm. Vị trí lùi vẫn được giữ nguyên, khóa nòng mở. Xạ thủ nạp viên đạn tiếp theo và đóng khóa nòng thủ công. Khi xạ thủ kéo cần đóng mở buồng đạn về phía sau để nòng trượt về vị trí cũ, súng cũng tự động lên đạn cho lượt bắn tiếp theo. Đây là một kiểu nòng lùi tự do để giảm bớt sức giật, tương tự như cơ cấu áp dụng cho pháo, nhưng Pz.B.38 không có cơ cấu đẩy về như pháo.

Máy súng rất phức tạp, gây khó khăn cho khâu sản xuất và sửa chữa. Ngoài ra, súng nặng tới 16.2 kg gây khó khăn cho xạ thủ khi mang vác trên chiến trường. Báng súng bằng thép ống có đệm đế báng làm giảm tác động sức giật lên vai xạ thủ, có bản lề chốt hãm để gập lại cho gọn khi mang vác. Nòng súng có loa che lửa thay vì bộ phận tản giật thường thấy ở các súng trường chống tăng. Súng có giá hai chân để tăng độ ổn định khi ngắm bắn và tay xách tiện cho việc mang vác.

Để tăng tốc độ nạp đạn, xạ thủ có thể lắp hai hộp đạn 10 viên bằng thép lên hai bên bệ khóa nòng.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN