Súng trường chống tăng là loại hỏa khí bộ binh hạng nặng được thiết kế như súng trường, để bắn đạn xuyên có động năng cao. Mục tiêu chủ yếu của loại vũ khí này là giáp của xe cơ giới quân sự, đặc biệt là xe tăng.Và dưới đây là 6 loại súng trường chống tăng đẹp nhất từ xưa đến nay.
1.Solothurn S-18
Series súng trường chống tăng Solothurn S-18 (Bao gồm S-18/100, S-18/1000 và S-18/1100) do Thụy Sĩ và Đức hợp tác thiết kế trong thời kỳ Thế chiến thứ hai.
S-18/100 và S-18/1000 là súng trường chống tăng cỡ nòng lớn, bán tự động sử dụng máy lùi ngắn. Nòng súng tiếp xúc với khóa nòng thông qua các bánh xoay nhỏ ở bịt đáy nòng. Các bánh xoay này có một loạt mấu ở mặt trong. Khi súng giật, các bánh xoay bị ép quay một khoảng nhả khóa nòng lùi tự do về phía sau cho đến khi bị bộ đệm giữ lại. Vỏ đạn cũng bị hất ra ngoài trong lúc khóa nòng lùi. Khi khóa nòng bị lò xo đẩy về đẩy trở lại, đạn trong hộp tiếp đạn được móc lên, đẩy vào buồng đạn và cuối cùng bịt đáy nòng đóng khi khóa nòng về hết. S-18/1100 cũng có kiểu máy tương tự nhưng được cải tiến thành tự động thay vì bán tự động.
S-18/100 dùng đạn 20x105mm B như pháo tự động S-18/350 dùng cho máy bay sau này. Nòng S-18/100 có cụm bộ phận tản giật/loa che lửa. Các phiên bản S-18/1000 và S-18/1100 dùng đạn 20x138mm B dài và mạnh hơn. Đạn này cũng được sử dụng cho pháo phòng không tự động FlaK 30 và FlaK 38 Súng nặng và dài hơn, nòng dài hơn và bộ phận tản giật hiệu quả hơn.
2.PTRS-41
PTRS-41 (ПТРС-41 – ПротивоТанковое Ружье Симонова образет 1941 года – Súng trường chống tăng của Simonov kiểu năm 1941) là súng trường chống tăng bán tự động ra đời cùng thời điểm với súng trường chống tăng PTRD-41. Súng do nhà thiết kế lừng danh Sergei Gavrilovich Simonov (1894 – 1986) thiết kế. PTRS-41 được Liên Xô sản xuất và sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Trung Quốc và Triều Tiên cũng sử dụng loại súng này trong Chiến tranh Triều Tiên.
PTRS-41 là súng trường chống tăng bán tự động cỡ nòng trung, bắn đạn 14.5x114mm. Súng áp dụng cơ chế trích khí xung, với ống trích khí nằm phía trên nòng, lỗ trích khí bên trong van tiết lưu có bộ phận điều tiết thủ công với 3 nấc.
Kẹp đạn 5 viên được nạp trực tiếp vào hộp tiếp đạn cố định (mở nắp hộp tiếp đạn và lắp kẹp đạn vào từ dưới lên). Một lò xo lá trong hộp tiếp đạn liên tục đẩy đạn vào buồng thay cho viên đạn trước. Khi viên đạn cuối cùng trong kẹp được bắn ra, chốt chặn khóa nòng bật ra làm khóa nòng giữ nguyên trạng thái mở, then móc đạn chỉ tiếp tục hoạt động khi khóa nòng đã trở về vị trí đóng.
3.Súng trường chống tăng Boys
Súng trường chống tăng Boys (Tiếng Anh:Boys anti-tank rifle, thường được gọi ngắn gọn là “Boys”) là súng trường chống tăng 13,9mm do Anh Quốc thiết kế. Súng có 3 phiên bản chính: Mk.I nguyên bản có bộ phận tản giật tròn và giá súng chữ T một chân với đế hẹp dài, Mk.II có bộ phận tản giật vuông và giá súng hai chân, và phiên bản Mk.I nòng ngắn không có bộ phận tản giật dành riêng cho lính dù. Một số phiên bản ít tiếng tăm của Boys sử dụng các loại đạn khác.
Rifle, Anti-Tank,.55in, Boys là súng trường chống tăng cỡ nòng trung. Súng bắn phát một lên đạn thủ công với khóa nòng xoay kiểu súng trường thông thường. Súng có một loạt các ốc vít chân nhỏ bằng thép mềm, vít vô cùng chặt vào thân súng làm việc sửa chữa và bảo trì rất khó khăn, trở thành một cơn ác mộng cho nhân viên kĩ thuật Anh.[5]
Súng bắn đạn xuyên 13.9x99mmB. Đây là loại đạn xuyên dành cho súng trường chống tăng cỡ nòng trung rất yếu. Có hai loại đạn được thiết kế riêng cho súng: W Mk.I và W Mk.II. W Mark 1 (đầu đạn xuyên lõi thép nặng 60 g, sơ tốc 740 – 750 m/s) có khả năng xuyên khoảng 18 mm giáp xe ở khoảng cách 100 m, thậm chí chỉ tương đương đạn 13.2x92mmSR của súng trường chống tăng Mauser 1918 T-Gewehr. W Mark 2 (đầu đạn xuyên lõi wolfram, sơ tốc 945 m/s) có khả năng xuyên khoảng 21,5 mm ở cự li 300 m với góc chạm 90°.
4.Súng trường chống tăng Shiki 97 20 mm
Shiki 97 (九七式自動砲, きゅうななしきじどうほう, Kyūnana-shiki jidōhō) là một trong những súng trường chống tăng đầu tiên có cỡ nòng 20mm được chế tạo. Súng được Masawa Kawamura thiết kế năm 1935 cho vai trò chống tăng, và được Lục quân Đế quốc Nhật Bản sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ hai. “97” nghĩa là năm 2597 theo Phật lịch truyền thống của Nhật Bản.
Súng có máy tự động nên tốc độ bắn khá cao. Mặt khác, sức giật của súng rất mạnh và có thể làm bị thương xạ thủ, do đó, trong Quân đội Đế quốc Nhật Bản, xạ thủ Shiki 97 không những phải khỏe mạnh mà còn phải là những người lính dũng cảm nhất.
Súng có thể gắn thêm tấm chắn đạn cho xạ thủ nhưng tổng trọng lượng của súng sẽ lên đến 68 kg. Ngoài ra, để tiện mang vác, súng được gắn thêm hai càng để khiêng đi như khiêng cáng cứu thương. Shiki 97 là một trong số ít súng vào thời đó có một giá hai chân và một càng đơn để tăng độ ổn định khi ngắm bắn.
Đạn 20x124mm bắn từ Shiki 97 có thể xuyên 30mm thép cán đồng nhất ở khoảng cách 350 m với góc chạm 90°, hoặc xuyển thủng giáp trước xe tăng M3 Stuart của Mỹ (dày 44 mm) ở khoảng cách 150 m.
Shiki 97 không đủ mạnh để đối phó trực diện với các xe tăng hạng trung và hạng nặng của quân đội Mỹ, nhưng rất hiệu quả trước phương tiện mặt đất hạng nhẹ, các phương tiện đổ bộ và công sự tạm thời bằng gỗ, đất và bao cát…
5.Karabin przeciwpancerny wz.35
Karabin przeciwpancerny wzór 35 (Viết tắt là kb ppanc wz. 35 hay Wz. 35 – “Súng trường chống tăng kiểu năm 1935”) là súng trường chống tăng do Ba Lan thiết kế chế tạo. Súng xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc Chiến tranh vệ quốc năm 1939 của người Ba Lan.
6.Lahti L-39
Súng trường chống tăng Lahti L-39 (20 pst kiv/39 “Norsupyssy”) cỡ nòng 20mm do Phần Lan thiết kế chế tạo và sử dụng trong Thế chiến thứ hai. Súng có hỏa lực mạnh, độ chính xác cao, tầm bắn xa nhưng kích thước và trọng lượng gây khó khăn cho việc vận chuyển. Súng có biệt danh là “Súng săn voi” (“Norsutykki”), tuy nhiên do tốc độ phát triển của thiết giáp quá nhanh, thậm chí ngay cả súng và các súng trường chống tăng cỡ nòng lớn khác ngày càng trở nên kém hiệu quả. Súng được chuyển sang sử dụng cho các nhiệm vụ khác như bắn tỉa tầm xa, quấy nhiễu đội hình thiết giáp đối phương hay phòng không lâm thời.