Top 5 làng nghề truyền thống nổi tiếng ở thủ đô Ninh Bình

0
2604
Vật Phẩm Phong Thủy

Mỗi cùng dất , mỗi cùng miền đều có những vật liệu hay lợi thế để phát triển lợi thế của mình . Còn với Ninh Bình thì sao , những ngành nghề truyền thống nào còn được duy trì đến hiện nay , chúng ta cùng đi tìm hiểu nhé.

1.Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân
Các làng nghề Xuân Vũ, Dưỡng Thượng, Dưỡng Hạ ở Ninh Vân được công nhận làng nghề truyền thống chế tác đá mỹ nghệ ở Ninh Bình. Với địa thế nhiều đá vôi, Nghề chế tác đá mỹ nghệ phát triển mạnh góp phần phát triển kinh tế xã hội của Ninh Vân và nâng cao đời sống người dân. Nghề truyền thống này đã tạo ra nhiều việc làm với thu nhập khá cho người lao động. Năm 2014, Ninh Vân có khoảng 1.600 hộ chế tác đá, hình thành hơn 60 doanh nghiệp, 450 tổ hợp sản xuất đá mỹ nghệ với hơn 2.000 thợ chuyên, hơn 1.000 thợ bán chuyên và hơn 1.000 thợ từ các vùng khác về Ninh Vân làm đá.[1] Nghề chế tác đá còn tạo điều kiện cho nhiều ngành nghề khác phát triển như vận tải, cơ khí.

Sản phẩm đá Ninh Vân xuất hiện ở khắp nơi: Cụm tượng đài Bà mẹ Tổ quốc ở TP Hồ Chí Minh, cụm tượng đài Nghĩa trang Trường Sơn, cụm tượng đài TNXP chống Mỹ cứu nước ở Quảng Trị, tượng Mẹ Suốt ở Quảng Bình, tượng Bác Hồ ở Nghệ An, tượng Trần Hưng Đạo ở Chí Linh (Hải Dương), tượng đài Hoàng Văn Thụ ở Lạng Sơn, cụm tượng đài Pắc Pó ở Cao Bằng.

Gần đây, các nghệ nhân đá Ninh Vân đang thực hiện làm 500 pho tượng La Hán để xây dựng Công viên tâm linh đặt tại chùa Bái Đính và thành phố Ninh Bình. Các pho tượng có kích cỡ lớn, chiều cao trên 2 m.

Mỗi pho tượng La Hán đều được đúc một mẫu thạch cao riêng nên rất phong phú và sinh động, tinh xảo và cầu kỳ đòi hỏi phải có những đôi tay lành nghề.


2.Làng hoa Ninh Phúc
Ninh Phúc có 3 hợp tác xã chuyên trồng hoa gồm hợp tác xã Yên Phúc, Phúc Trung và Yên Khoái tạo thành làng hoa Ninh Phúc. Làng hoa Ninh Phúc nằm ở ven đô thành phố Ninh Bình được hình thành trên các cánh đồng và thôn xóm có tổng diện tích gần 200 ha, chủ yếu tập trung ở 5/11 thôn, xóm trong xã, đó là thôn Đoài Thượng, Đông Thượng, Đoài Hạ, Đông Hạ, Vĩnh Tiến. Đất Ninh Phúc trước đây phát triển nghề trồng rau xanh từ rất sớm nhưng hiện tại thì vai trò này đã được nhường cho làng rau sạch Ninh Sơn ở bên cạnh theo quy hoạch của thành phố Ninh Bình. Hơn 30 năm nay, người dân Ninh Phúc đã chuyển hướng sang trồng hoa. Có ý kiến cho rằng chưa có loại cây trồng nào phù hợp với đồng đất ở Ninh Phúc mà cho giá trị cao như cây hoa. Thu nhập từ trồng hoa có thể cao gấp 10 lần trồng cây lúa, hoa lay ơn cao hơn từ 15-20 lần, riêng hoa ly cao hơn rất nhiều lần.[1] Làng hoa Ninh Phúc cung cấp hoa tươi cho Ninh Bình và các tỉnh lân cận. Các loài hoa thế mạnh của Ninh Phúc là hoa ly, hoa cúc, hoa dơn, đồng tiền, violet, hoa huệ, hoa hồng và các hoa mới như Cát Tường, Dạ Yến Thảo, Cúc Báo Xuân, Phong Vũ Thảo…. Thời kỳ cao điểm vụ hoa Ninh Phúc từ trước 2 tháng tới tết Nguyên đán hàng năm.


3.Làng mộc Phúc Lộc
Ninh Phong có làng nghề mộc Phúc Lộc từ xưa đã là một làng nghề truyền thống nổi tiếng. Làng mộc Phúc Lộc nằm ở phía đông nam thành phố Ninh Bình, gần quốc lộ 10 và tuyến đường nối cảng Ninh Phúc. Làng Phúc Lộc có 4 phố: Phố Phúc Lộc, Phố Phong Lộc, Phố Đa Lộc, Phúc Lâm và xóm Mơ. Hiện nay khu vực làng nghề đã được xây dựng tại vị trí giao cắt giữa quốc lộ 1A với quốc lộ 35 (đường nối cảng Ninh Phúc) Làng nghề mộc Phúc Lộc hiện có tới 400 người làm nghề sản xuất đồ mộc và khoảng 200 người lao động phụ. Sản phẩm làng nghề Phúc Lộc đa dạng các loại đồ gỗ cao cấp, cầu kỳ, sang trọng như: tủ chè, sập gụ, sập lim, tạc tượng, chạm trổ hoa văn các loại… Làng mộc Phúc Lộc Ninh Bình được xếp vào danh sách 50 làng nghề truyền thống tiêu biểu nhất Việt Nam.


4.Làng nấu rượu Kim Sơn
Rượu Kim Sơn là một loại rượu có thương hiệu, hiện được đề cử kỷ lục “Top 10 đặc sản rượu nổi tiếng nhất Việt Nam”.[1] Rượu được sản xuất từ các làng nghề truyền thống thuộc huyện miền biển Kim Sơn, Ninh Bình.

Rượu Kim Sơn là rượu được chưng cất từ gạo nếp, men thuốc bắc, nguồn nước giếng khơi tự nhiên, sản xuất theo bí quyết của người dân các làng nghề tại Kim Sơn. Rượu thường có nồng độ cao, trong suốt, bọt tăm rượu càng to thì độ rượu càng cao. Trước đây, rượu được đựng trong các vò đất và nút lá chuối khô, khi uống vào cảm thấy rất thơm và êm dịu. Cùng với những người Kim Sơn di cư, rượu Kim Sơn đã đi đến nhiều vùng của Việt Nam. Ngày nay rượu Kim Sơn đã được đóng chai và bán trên thị trường.


5.Làng gốm Gia Thủy
Làng nghề gốm Gia Thủy ra đời từ những năm cuối thập kỷ 50 của thế kỷ XX. Hợp tác xã gốm Gia Thủy (Nho Quan) nổi tiếng với các sản phẩm từ gốm như nồi, niêu, chum, vại.

Gia Thủy đã ưu tiên dành riêng những diện tích đất nhất định để cơ sở gốm khai thác nguồn đất sét trắng phục vụ cho sản xuất các làng nghề gốm. Diện tích đã được khai thác chiếm khoảng 20 ha, chủ yếu ở các thôn làm nghề gốm: Mỹ Lộc, Mỹ Thượng, Cây Sa, Hoang Bằng.

Hiện nay, tỉnh Ninh Bình đang có dự án Phát triển Làng nghề gốm sứ Gia Thủy, huyện Nho Quan.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN