Top 10 nơi phải đến nếu du lịch tại Thái Nguyên

0
2171
Vật Phẩm Phong Thủy

Ngoài những đồng chè xanh tươi bát ngát , Thái Nguyên còn có những địa điểm du lịch vô cùng đẹp . Dưới đây , là những địa điểm du lịch vô cùng lý thú cho các du khách.

1.Đồi chè Tân Cương
Đồi chè Tân Cương là tên gọi quen thuộc của vùng chè đặc sản Tân Cương, tập trung chủ yếu ở 3 xã Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu, với diện tích trồng chè trải rộng hơn 1.300ha. Nơi đây không những nổi tiếng với sản phẩm chè ngon hảo hạng mà còn có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, núi sông thơ mộng và gần với khu du lịch Hồ Núi Cốc, thuận tiện kết hợp tham quan trong chuyến du lịch Thái Nguyên.

Tân Cương là một vùng đất bán sơn địa được thiên nhiên ban tặng cho một cảnh quan thiên nhiên thoáng đãng, thơ mộng và nên thơ. Ảnh: chethai

2.Thác Khuôn Tát – ATK
Người dân địa phương còn gọi là thác Bẩy Tầng, thuộc xóm Tỉn Keo, xã Phú Đình, huyện Định Hóa. Thác ở không xa các di tích Tỉn Keo, đồi Phong Tướng, lán Khuôn Tát, nhà trưng bày ATK Định Hóa, nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại ATK Định Hóa.

Nơi đầu nguồn suối Tỉn Keo, giữa đỉnh núi nhiều cây cổ thụ, một dòng nước ào ào đổ xuống các bậc đá tạo nên dòng thác bảy tầng. Tầng thác dưới cùng khoảng 12 mét đổ vào một vũng lớn mỗi chiều gần 10m, sâu tới 2 mét, nước trong vắt tạo ra một noi bơi lội lý tưởng. Ngay giữa chiều hè, chỉ cần vào cách chân thác chừng 50 mét ta đã có cảm giác mát lạnh. Thác Khuôn Tát, khu vực đầu nguồn suối Tỉn Keo, thật là nơi lý tưởng để du ngoạn, bơi lội, cắm trại dã ngoại. Thác Khuôn Tát đã được xếp hạng di tích danh thắng cấp Quốc gia năm 2002

3.Thác Nặm Rứt
Thác Nặm Rứt – nghĩa tiếng Tày là thác Mưa Rơi, nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 35 km, trên đường từ La Hiên (kilomet Quốc lộ 1B) đi vào Khu du lịch khảo cổ Thần Sa

Vào mùa mưa, giữa vùng núi non hùng vĩ, trên đỉnh một núi đá vôi có nhiều cây rừng, những dòng nước trắng xóa ào ào đổ xuống dòng sông Nghinh Tường tạo nên thác lớn. Nhưng mùa khô, nước chỉ dùng để ngắm qua những mảng rêu trên vách đá, rơi xuống dòng sông xanh tạo sự lấp lánh trên khắp mặt sông dưới ánh nắng vàng

4.Hồ Núi Cốc
Hồ ở phía Nam huyện Đại Từ, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 15 km về phía Tây, là một thắng cảnh thiên nhiên gắn liền với câu chuyện tình huyền thoại về Chàng Cốc nàng Công. Tại đây, có nhiều điểm vui chơi phục vụ du khách: Công viên Cá sấu, Công viên nước, sân khấu nhạc nước, Huyền thoại cung, Thế giới cổ tích, Âm Phủ, Chùa thiêng thác vàng. Giai điệu mượt mà Huyền thoại Hồ Núi Cốc


5.Hang Phượng Hoàng, Suối Mỏ Gà
Danh thắng Hang Phượng Hoàng nằm bên trái quốc lộ 1B Thái Nguyên – Lạng Sơn trên một núi đá lớn của dãy Phượng Hoàng, thuộc xã Phú Thượng của huyện Võ Nhai.

Với độ cao gần 500m so với chân núi, Phượng Hoàng là một hang động rộng lớn có cảnh đẹp kỳ lạ. Không khí trong hang trong lành, mát mẻ. Dưới đáy hang có nước trong veo, lại có những bờ cát trắng mịn ở ven bờ nước. Khắp lòng hang và trên các vách hang, những nhũ đá được thiên nhiên tạo thành các hình thù như cột chống trời, mẹ bồng con, vũ nữ, voi chầu, kỳ lân, móng vuốt đại bàng, hay khối linga…rất đẹp. Sừng sững giữa lòng hang là khối nhũ đá khổng lồ mang hình chim phượng hoàng trong tư thế đang giương cánh oai hùng.

Suối Mỏ Gà nằm ngay dưới chân núi Phượng Hoàng. Nước đổ xuống tạo thành một thác nước tung bọt trắng xóa giữa những khối đá lớn rồi theo đó đổ xuống cánh đồng Phú Thượng đã tạo nên một cảnh quan sơn thủy hữu tình.

6.Cửa Tử
Suối Cửa Tử cách thị trấn Đại Từ chừng 15 km, xã Hoàng Nông nằm cạnh sườn Đông của dãy Tam Đảo. Đi gần hết đường nhựa, rẽ xuống một đường đất khá khó đi khoảng hơn 1 km là đến lối vào Cửa Tử. Gửi xe tại một nhà dân, đi bộ một đoạn đã thấy một dòng suối hiện ra trước mắt!


7.Hồ Vai Miếu
Hồ Vai Miễu nằm dưới chân dãy núi Tam Đảo, có diện tích mặt nước 39,4 ha thuộc xã Ký Phú, huyện Đại Từ. Mặt nước hồ xanh, có nhiều đảo đẹp, cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, lại cách không xa khu di tích lịch sử cấp quốc gia Núi Văn – Núi Võ nên hồ Vai Miễu có nhiều lợi thế phát triển du lịch


8.Động Linh Sơn
Động nằm ở núi Hột, còn có tên gọi là động Hang Dơi, ở xóm Núi Hột, xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 4 km theo hướng Đông Bắc. Động gồm có hai hang đá lớn là hang Thiên và hang Địa.

Trong động có nhiều khối nhũ trông giống hình tượng phật, hình mẹ bồng con, hình con voi, con hổ, hay đôi rồng uốn lượn rất đẹp. Ngay cửa động có một tấm bia chữ Hán được khắc vào vách đá, mang tựa đề “Trùng tu Linh Sơn động” niên đại thời Lê. Thắng cảnh động Linh Sơn đã được xếp hạng di tích cấp Quốc gia vào năm 1999.

9.Đát Đắng
Đát Đắng khá xa đường quốc lộ, chính vì thế mà điểm hấp dẫn của nơi này chính là cảm giác được hòa mình vào thiên nhiên, được đắm chìm trong những cánh rừng nguyên sinh xanh mướt, trong một bầu không khí trong lành, mát mẻ, và những dòng thác tuôn chảy.
Muốn vào Đát Đắng du khách phải đi bộ luồn qua những rặng nứa gần sát mặt đất, có những đoạn du khách phải leo qua những con đường mòn vắt ngang sườn núi, nhưng thành quả có được là một phong cảnh bao la xanh mướt hiện ra trước mắt, những thảm cỏ xanh non mọc tự nhiên, nơi đây như một chiếu nghỉ dừng chân cho du khách sau quãng đường leo dốc khá mệt mỏi. Nằm trên cỏ, nhắm mắt lại và hít một hơi thật căng lồng ngực để cảm nhận mùi vị đặc trưng của núi rừng, cái cảm giác trong lành, yên ả lâu lâu mới gặp, nghe những âm thanh vừa quen vừa lạ, mở mắt ra là tất cả mây trời. Đứng ở đây, du khách có thể phóng tầm mắt ra xa nhìn ngắm thiên nhiên hoang sơ nhưng đẹp lạ thường. Màu xanh bao la. Điểm đâu đó là màu đỏ, vàng của hoa chuối rừng. Hoa thiều đất đỏ rực dưới chân, tưởng chừng như những bông hoa đó ngoi lên từ lòng đất, du khách sẽ có cảm giác thật thư thái, tâm hồn như hòa nhịp với thiên nhi.

Sau một đoạn đường leo đồi vượt suối, du khách đã tới được điểm đầu tiên của Đát Đắng. Cảnh tượng hiện ra trước mắt là những dòng thác bạc thi nhau đổ xuống, bọt tung trắng xóa, nhưng đây mới chỉ là tầng một, tầng thấp nhất của Đát. Đát Đắng có 11 tầng, các tầng nối tiếp nhau và cao dần như những bậc thang. Nhiệt độ trong Đát khá mát mẻ, lúc nào cũng thấp hơn nhiệt độ bên ngoài khoảng 4 đến 50C. Vào mùa hè Đát Đắng đón rất nhiều đoàn du khách đông như trảy hội, đặc biệt là các bạn học sinh, sinh viên ưa thích thiên nhiên và khám phá.
Vào Đát Đắng ta như lạc vào một không gian hoàn toàn mới, thoát khỏi cái ồn ã, xô bồ nơi phố thị, hít thở không khí trong lành và cảm nhận âm thanh núi rừng đang ở quanh ta, hòa với ta. Dòng thác từ trên cao đổ xuống bọt tung trắng xóa, luồn qua những khe đá tai mèo rồi đổ xuống những hủng sâu. Nước từ trong khe núi chảy ra trong vắt, mát lạnh, giữa cái thời tiết oi ả, chói chang của mùa hè mà được ngâm mình trong dòng thác trong veo thì không gì thú vị bằng.

Đi tiếp lên cao là đát 2, đát 3, rồi đến đát 11, các đát nối tiếp nhau cao dần, mỗi đát lại có một vẻ đẹp riêng, càng đi du khách càng thấy thú vị. Càng lên cao nhiệt độ càng mát mẻ, không khí càng trong lành.
Ra về, trong lòng ai cũng nuối tiếc. Thác Đát Đắng là một trong những nơi đáng để chúng ta dừng chân ngắm cảnh, đặc biệt là những bạn trẻ ưa thích mạo hiểm và đi phượt. Mong một ngày nào đó quay trở lại Đát Đắng.

10.Đền Đuổm
Đền Đuổm là ngôi đền thờ Dương Tự Minh (Thánh Đuổm) – một vị tướng tài ba của vương triều nhà Lý, người có công lớn trong việc giành lại đất đai từ tay giặc Tống và bảo vệ vững chắc vùng biên cương phía Bắc Đại Việt. Ngôi đền đã nhuốm màu thời gian, phủ rêu xanh nằm dựa mình dưới chân một dãy núi đá, và là điểm đến du lịch tâm linh quen thuộc của người dân địa phương. Với khách du lịch Thái Nguyên thì đền Đuổm còn cuốn hút bởi vẻ đẹp cổ kính và phong cảnh xung quanh.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN