Người Ai Cập có rất nhiều các vị thần, các cư dân ở đây tin rằng tất cả mọi thứ trong trời đất đều được cai quản bởi các vị thần. Vì vậy, họ lập đền thờ thần linh khắp nơi và cố gắng tránh những điều mà họ cho rằng có thể làm các thần tức giận. Cùng điểm qua 6 vị thần Ai Cập được tôn sùng nhất!
1. Amon – Vị thần tối cao
Người ta tin rằng Amun là một vị thần tự sinh ra. Người vợ đầu tiên của là Wosret nhưng sau đó kết hôn với Amaunet và Mut. Với Mut, ông sinh một người con trai tên là Khonsu, thần mặt trăng. Ban đầu ông là một vị thần có tầm quan trọng trong Thebes, một lực lượng sáng tạo. Sau đó ông được đồng hóa với một Theban khác là thần Montu, vị thần chiến tranh trong triều đại thứ mười một. Ông trở thành vị thần chính của thành phố. Trong suốt khoảng kì trung đại của vương quốc, ông trở thành vị thần cực kì quan trọng khi vị thần Theban tối cao Ahmose I trục xuất Hyskos khỏi đất nước.
2. Mut – Nữ thần Mẹ
Mut (nghĩa là Mẹ trong tiếng Ai Cập cổ),[1] là một vị thần nguyên thủy của Ai Cập cổ đại và được biết đến như mẹ của các vị nữ thần và nhiều khía cạnh khác nhau trong nền văn hóa thay đổi qua hàng ngàn năm. Một số cách viết khác của tên thần là Maut hay Mout.
Bà được biết với nhiều tên gọi như: “Người mẹ của thế giới”, “Con mắt của thần Ra”, “Người phụ nữ trên thiên đường”, “Mẹ của các vị thần”, “Người không được sinh ra từ bất cứ gì”.
3. Osiris – Vua của sự sống
Osiris (/ɔʊˈsaɪrɪs /,trong tiếng Hy Lạp Ὄσιρις còn gọi là Usiris; các tên khác dịch từ tiếng Ai Cập là Asar, Asari, Aser, Ausar, Ausir, Wesir, Usir, Usire và Ausare) là một vị thần trong bộ 9 vĩ đại của Heliopolis trong tôn giáo Ai Cập cổ đại. Ông là con trai của thần đất Geb và nữ thần bầu trời Nut, là anh của 3 vị thần Isis, Set và Nephthys. Ông được coi là thần của thế giới bên kia, người cai quản âm phủ.
4. Anubis – Thần ướp xác các vị Thần
Anubis được gắn với việc ướp xác và bảo vệ người chết cho cuộc hành trình về thế giới bên kia. Ông thường được miêu tả đưới hình dạng nửa người nửa chó rừng, hoặc ở dạng một con chó rừng. Cánh tay ông đeo một dải ruy băng, một tay cầm móc, tay kia cầm néo. Chó rừng được gắn bó mật thiết với nghĩa trang ở Ai Cập cổ đại, vì nó là kẻ ăn xác thối. Đặc biệt màu đen của Anubis không phải do có mối liên hệ với màu lông của chó rừng, mà là sự liên tưởng với màu sắc của thịt thối rữa và với đất đen của thung lũng sông Nile, tượng trưng cho sự tái sinh.
5. Ra – Thần mặt trời và ánh sáng
Đối với người Ai Cập, mặt trời đại diện cho ánh sáng, ấm áp, và tăng trưởng. Điều này làm cho các vị thần mặt trời rất quan trọng vì mặt trời được xem là người cai trị của tất cả những gì ông đã tạo ra. Người ta thường biểu thị bằng đĩa mặt trời, một vị thần với hình hài đầy đủ hay con mắt của Thần Ra.
6. Horus – Thần Phục Thù
Horus là tên một vị thần cổ đại quan trọng nhất trong Thần thoại Ai Cập. Ông ta được tôn thờ từ ít nhất cuối thời tiền sử Ai Cập cho đến thời Ai Cập thuộc Hy Lạp và Ai Cập thuộc La Mã. Các hình dáng khác nhau của Horus được ghi lại trong lịch sử và những hình dáng này được xem như là các vị thần riêng biệt bởi các nhà Ai Cập học. Những hình dạng khác nhau này có thể có nhận thức khác nhau của cùng một vị thần nhiều tầng lớp trong đó các tính cách nào đó hoặc các mối quan hệ tổng hợp được nhấn mạnh, không nhất thiết phải đối lập nhưng bổ sung cho nhau, phù hợp với cách người Ai Cập cổ đại nhìn về nhiều khía cạnh của thực tại. Ông ta thường được miêu tả như một con chim cắt, hoặc như một người đàn ông với một cái đầu chim cắt.