TOP 8 sự thật thú vị về lịch sử đất nước Nhật Bản

0
2555
Vật Phẩm Phong Thủy

Nhật Bản còn là một bức tranh muôn màu của một nền văn hóa tinh tế và độc đáo. Cùng khám phá lịch sử đất nước Nhật Bản với 8 sự thật thú vị dưới đây nhé!

1. CỐ ĐÔ KAMAKURA TỪNG LÀ THÀNH PHỐ LỚN THỨ TƯ TRÊN THẾ GIỚI

Kamakura từng là cố đô của nước Nhật trong một giai đoạn ngắn (1185 – 1333). Thành phố phát triển nhanh chóng trong những năm tháng là thủ phủ, nhiều nhà nghiên cứu ước chừng rằng vào năm 1250 thì dân số nơi này lên đến 200,000 dân và trở thành đô thị lớn thứ tư trên toàn thế giới vào lúc bấy giờ. Ngày nay, Kamakura chỉ có khoảng 174,000 dân cư. Được xem là một thị trấn nhỏ thanh bình và thu hút du lịch bởi có nhiều đền chùa, những bãi biển xinh đẹp và do sự huy hoàng trong quá khứ.

2. Các samurai kiểm tra kiếm của mình bằng cách giết người vô tội

Các samurai thường luyện tập bằng cách săn lùng tội phạm hoặc thực hành trên các xác chết. Nhưng cũng có một phương pháp khác được gọi là “tsujigiri” đó là thực hành trên các đối tượng là những người bình thường ngẫu nhiên được phát hiện khi đang đi trên đường vào buổi tối.

3. Cha đẻ của Kamikaze mổ bụng tự sát để chuộc tội với những phi công đã chết

Sau khi nghe Hoàng đế Hirohito thông báo đầu hàng vào tháng 8 năm 1945, Ohishi đã phát điên bởi hơn một ngàn phi công đã hi sinh. Ông ta nghĩ rằng chỉ có một cách duy nhất để đền tội đó là tự sát, vì vậy ông đã tiến hành tự sát bằng cách mổ bụng vào ngày 16 tháng 8. Trong thư tuyệt mệnh, ông đã gửi lời xin lỗi tới những người đã bị tước đi sự sống và gia đình của họ, ông cũng cầu chúc cho những người trẻ được sống trong hòa bình.​

4. CÔ LẬP VỚI THẾ GIỚI BÊN NGOÀI TRONG 217 NĂM

Nước Nhật dường như không giao thương với bên ngoài trong suốt từ 1635 đến 1852 bởi sắc lệnh Sakoku. Đây là sắc lệnh “bế quan tỏa cảng”: cấm người dân giao du, buôn bán với người ngoại quốc, cấm Thiên Chúa giáo và hạn chế tối đa mọi hoạt động với bên ngoài. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do sau khi hàng loạt xung đột xảy ra bởi việc tiếp xúc với người Bồ Đào Nha, lãnh thổ nước Nhật bị đe dọa, người Nhật bị bắt làm nô lệ và đưa đến châu Âu, và căn bệnh đậu mùa theo đường hàng hải đến từ phương Tây…

5. TỪNG CÓ 5000 TÒA LÂU ĐÀI

Xuyên suốt lịch sử Nhật Bản là sự bất ổn chính trị bởi sự các cứ lãnh thổ của các lãnh chúa, đi kèm là những cuộc nội chiến dai dẳng kéo dài từ 1467 đến 1603. Thành trì, lâu đài được xây dựng liên tục để phục vụ chiến tranh, bảo vệ lãnh thổ. Đến cuối thời kỳ, toàn nước Nhật có khoảng 5000 tòa lâu đài.

6. NGƯỜI NHẬT TẠO RA ROBOT TỪ NHỮNG NĂM 1600

Kỹ thuật tự động hóa đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử Nhật Bản, đồng hồ chạy bằng sức nước được phát minh ra từ thế kỷ thứ 8 là một ví dụ điển hình. Đến thế kỷ 17, Nhật Bản phát minh ra những con búp bê cơ khí có tên là Karakuri, chúng có thể trình diễn những cử động và múa những động tác đơn giản. Và đến thế kỷ 19, Karakuri được nâng lên một tầm cao mới khi nó có thể phục vụ trà đạo và bắn cung.

7. NHẬT BẢN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ IN MÀU TỪ NĂM 1765

Người Nhật bắt đầu sản xuất bản gỗ in màu từ năm 1765, kỹ thuật này sớm được áp dụng và việc sản xuất những cuốn tiểu thuyết tranh, nổi bật nhất là Gesaku mà trước đây chỉ mang hai màu mực trắng-đen. Đây có thể được xem là tiền đề cho những cuốn truyện tranh ngày nay.

8. Người Nhật đầu tiên cải đạo sang Thiên chúa giáo là một kẻ giết người đang trên đường chạy trốn

Vào năm 1546, một samurai 35 tuổi tên là Anjiro bị truy nã vì đã giết chết một người đàn ông trong khi đánh nhau. Hắn ta đã lẩn trốn ở cảng Kagoshima để tránh bị bắt giữ. Trong khi lẩn trốn, Anjiro đã liên hệ với một vài người Thổ Nhĩ Kì, những người này đã rủ lòng thương và gửi hắn ta tới Malacca.

​Trong khoảng thời gian ở nước ngoài, Anjiro đã học tiếng Thổ nhĩ Kì và làm lễ rửa tội với tên mới là Paulo de Santa Fe, trở thành người Nhật đầu tiên theo đạo Thiên chúa. Ông cũng đã gặp Francis Xavier, một linh mục cùng đi với Anjiro để truyền bá đạo Thiên chúa ở Nhật vào mùa hè năm 1549. Nhiệm vụ thất bại, hai người chia tay, Xavier đến Trung Quốc.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN