Gia Cát Lượng Khổng Minh là nhà quân sự, chính trị được hậu nhân đánh giá là ngàn năm có một thời Tam Quốc. Ông là nhà phát minh đa tài với nhiều phát minh thú vị còn sử dụng đến tận ngày nay. Cùng điểm qua 8 phát minh kinh điển của Khổng Minh dưới đây nhé!
1. BÁT TRẬN ĐỒ
Bát Trận Đồ được xem là thế trận kinh điển do Gia Cát Lượng phát minh ra mà đến nay vẫn chưa ai phá nổi. Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa có cốt truyện Lưu Bị vì nóng lòng trả thù cho Quan Vân Trường mà bị đại tướng quân Đông Ngô là Lục Tốn đánh bại và ráo riết truy đuổi.
2. NỎ GIA CÁT
Để đối phó với quân Ngụy của Tào Tháo, Gia Cát Lượng đã cải tiến nỏ nguyên nhung thành Nỏ Gia Cát. Loại nỏ này được làm bằng sắt, dài 8 tấc, mỗi lần bắn ra được 10 mũi tên. Trong thời Tam Quốc, nỏ này có tên gọi khác là Thôi Sơn hay Liên Châu, nỏ sở hữu uy lực mạnh mẽ và được xem là vũ khí tầm xa đáng sợ nhất lúc bấy giờ.
3. Đèn Khổng Minh
Gia Cát Lượng làm ra loại đèn này nhằm phát tín hiệu quân sự, đèn bay lên trời nhờ sử dụng khí nóng. Ngày nay người ta vẫn sử dụng Đèn Khổng Minh vào dịp lễ tết.
Loại đèn này làm dễ, nên ngày nay vẫn dùng, người ta còn gọi là đèn trời, thiên đăng, Khổng Minh Đăng hay đèn Khổng Minh. Miệng đèn là một thanh tre được làm như cạp rổ, đường kính dài ngắn, đèn cao hay thấp tùy ở người làm. Thông thường đường kính miệng đèn rộng 0,8m và thân đèn cao 1m. Miệng đèn làm khuôn để phất giấy. Giấy phất đèn được làm bằng giấy bản hoặc giấy dó, có độ dai bền, chịu được sức đẩy của gió. Bấc đèn bằng sợi vải tẩm với mỡ lợn. Từ miệng đèn có sợi dây để buộc bấc đèn. Khi đốt, người ta giữ cho đèn thăng bằng rồi châm lửa vào bấc, lửa làm loãng không khí trong lòng đèn, khí nhẹ làm cho đèn từ từ bay lên, gặp gió nhẹ đèn sẽ bay cao, bay xa, đèn có thể bay cao 1 km và bay xa 5–10 km.
4. Bàn Cờ Khổng Minh
Nhằm giúp quân sĩ giải trí, Khổng Minh đã chế ra loại bàn cờ với luật chơi trí tuệ nhưng giản dị, nay gọi là Bàn Cờ Khổng Minh
Quy tắc trò chơi lại cực kỳ đơn giản, tuy nhiên biến hóa thì vô biên, làm cho người chơi cảm thấy vô cùng thích thú.
5. Khóa Khổng Minh
Khóa Khổng Minh được tương truyền do Gia Cát Lượng chế tạo nên, là món đồ chơi trí tuệ do các thanh gỗ cài vào nhau để thách đố người khác tháo ra. Khi cài vào thành khối vốn đã phức tạp nhưng khi mở ra lại càng khó hơn. Đây là trò chơi trí tuệ phổ biến ở Trung Quốc và một số nước Châu Á.
6. Ngựa gỗ, trâu máy
Trong suốt cuộc đời làm quân sư cầm quân đánh trận của Khổng Minh, ông có 6 lần giao tranh với nhà Ngụy phương Bắc. Khi đó, vấn đề vận chuyển lương thực cho quân sĩ nhà Thục luôn là điều ông đau đầu nhất. Để khắc phục vấn đề, Gia Cát Lượng đã nghĩ ra cách dùng ngựa gỗ và trâu máy. Nó giúp vận chuyển quân lương dễ dàng hơn từ Kiếm Các Thành Đô đến Kỳ Sơn. Ngựa gỗ và trâu máy có kết cấu máy móc lý thú, có thể tự đi khoảng 10 km mà không cần lực đẩy. Sau đó cứ hết 10 km lại tiếp tục cài lại cơ cấu bên trong máy để ngựa đi tiếp.
7. Chiến xa
Để công phá cổng thành địch, Gia Cát Lượng đã chế tạo ra chiến xa, sau đó bộ binh sẽ đi theo tràn vào thành địch.
8. Bánh Màn Thầu
Sau chuỗi sự kiện “thất cầm thất thả” Nam Man Vương Mạnh Hoạch, Gia Cát Lượng đã hoàn toàn thu phục được vị Man Vương này. Tuy nhiên trên đường quay về Thành Đô, quân đội của nhà Thục đã không thể vượt qua được sông Lô Thủy, vì đây là một con sông lớn, nước sông chảy xiết. Sau đó Mạch Hoạch đã cho Gia Cát Lượng biết rằng, muốn vượt sông phải có vật hiến tế ném xuống sông, đó là thủ cấp của 50 nam giới. Tuy nhiên Gia Cát Lượng lại không muốn mất đi bất kỳ tính mạng nào nữa, sau đó ông đã nghĩ ra một loại bánh nhỏ có hình dạng đầu người, trong đó chứa nhân thịt, và sau đó ném xuống sông. Ông gọi chúng là “bánh đầu người dã man” (Man đầu). Và đến ngày nay, Man đầu đã thành Màn Thầu mà chúng ta thường biết.