TOP 8 sự thật thú vị về lịch sử La Mã cổ đại

0
2085
Vật Phẩm Phong Thủy

Nền văn minh La Mã cổ đại đã có lịch sử lâu đời và để lại nhiều giá trị to lớn cho nhân loại ngày nay trong nhiều lĩnh vực. Cùng tìm hiểu 8 sự thật thú vị về lịch sử La Mã cổ đại dưới đây nhé!

1. Đồ lót

Thời La Mã cổ đại, cả nam giới và phụ nữ đều quấn một chiếc khố để mặc bên trong gọi là “subligaculum”. Một trang phục rất giống áo lót cũng được phụ nữ La Mã cổ đại sử dụng, như minh họa trên một bức tranh khảm ở biệt thự Villa Romana del Casale tại Piazza Armerina, Sicily, Italy.

2. Atia

Hãng truyền hình HBO và đài BBC từng sản xuất serie phim Thành Rome tái hiện hoành tránh những năm tháng một thời của Đế chế La Mã. Chỉ duy một điều, các nhà làm phim xây dựng hình ảnh Atia (sinh năm 85 trước Công nguyên, mất năm 43 trước Công nguyên), người tình của Mark Antony là một người đàn bà vô độ và có nhiều âm mưu hiểm độc. Trên thực tế, Atia xuất thân từ một dòng họ danh giá, được xã hội La Mã thời đó nể trọng vì đức độ và vẻ đẹp của bà. Bà là mẹ của các hoàng đế Octavian, Augustus và là cháu gái của vị hoàng đế nổi tiếng lịch sử cổ đại Julius Ceasar.

3. Người La Mã uống máu của võ sĩ giác đấu bại trận

Đế chế La Mã nổi tiếng với những trận chiến giữa các võ sĩ trong đấu (mà thường xuất thân từ nô lệ) tại các đấu trường khổng lồ để mua vui. Trong những trận chiến đó, kẻ thất bại thường phải nhận lấy cái chết. Trò chơi man rợ này thậm chí còn kinh khủng hơn, khi máu của đấu sĩ tử trận sẽ được thu thập và bán ra bên ngoài như một phương thuốc, bởi người Roma tinh rằng thứ máu này có thể chữa được bệnh động kinh.

4. Giáo dục

Mục tiêu của nền giáo dục ở Roma là làm cho các học sinh trở thành những nhà hùng biện có ảnh hưởng lớn. Trường học khai giảng vào ngày 24 tháng 3 hằng năm. Mỗi ngày học bắt đầu vào sáng sớm và kéo dài đến hết buổi chiều.

5. Tiếng Latinh

Chúng ta thường nghĩ rằng người La Mã nói tiếng Latinh cổ điển (ngôn ngữ chúng ta hay được học tại các trường đại học thời nay). Trên thực tế không phải vậy, họ sử dụng tiếng “Latinh bình dân” làm ngôn ngữ chính thức, phổ biến ở Italia, Pháp… Tuy bắt nguồn từ tiếng Latinh cổ điển, nhưng tiếng Latinh bình dân lại khá khác biệt với ngôn ngữ này. Ngoài ra, công dân của Đế quốc Đông La Mã chỉ nói tiếng Hy Lạp cho đến thế kỷ thứ 4, còn người Hy Lạp lại sử dụng tiếng Latinh làm ngôn ngữ chính thức của họ.

6. “Ướp muối” Carthage

Có một quan niệm sai lầm phổ biến khi La Mã chinh phục Carthage (tên một thành cổ thuộc nước Tuynidi ngày nay) rằng, người La Mã rắc muối lên ruộng đồng ngăn không cho cây trồng phát triển. Thực tế, đây chỉ là một huyền thoại không có thật được “vẽ” ra trong những năm thế kỷ 20. Khi người La Mã chinh phục Carthage, họ đi từ nhà này đến nhà khác để bắt nô lệ và chém giết những người còn lại sống sót. Sau đó, phóng hỏa toàn thành phố cho đến khi Carthage chỉ còn là một đống vụn đổ nát. Điều này gây khó khăn cho rất nhiều nhà khảo cổ khi muốn khai quật nền văn minh Punic huy hoàng một thời.

7. Thời gian của người La Mã thay đổi theo mùa

Đồng hồ của người La Mã tính thời gian phụ thuộc vào ánh sáng mặt trời. Chính vì vậy, thang đo của họ không hề cố định mà lại biến thiên theo mùa. Cụ thể, một tiếng đồng hồ sẽ dài 75 phút vào mùa hè và 44 phút vào mùa đông. Ngoài ra, do sự thay đổi về cách tính thời gian theo mùa như vậy, người La Mã thường không quá khắt khe về chuyện đúng giờ trong các buổi hẹn.

8. Các chỉ huy quân đội La Mã luôn đứng ngoài cuộc chiến

Các chỉ huy quân đội của La Mã có nhiệm vụ chính là bày binh bố trận và khích lệ sĩ khí của toàn quân. Khi cuộc chiến bắt đầu, những vị tướng quân sẽ ngồi trên một tháp dã chiến được bảo vệ nghiêm ngặt bởi các vệ sĩ. Từ đây họ sẽ quan sát và điều khiển cuộc chiến, chứ không bao giờ tham gia trực tiếp vào trận đánh.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN