Top 4 điểm du lịch ở Lạng Sơn nên đến một lần trong đời

0
1507
Vật Phẩm Phong Thủy

Nếu muốn thư giãn, nghỉ ngơi đơn giản mà không cầu kỳ, thì Lạng Sơn là điểm đến mà bạn không nên bỏ qua vào dịp nghỉ lễ hay cuối tuần. Thời tiết ở đây mang đậm chất miền Bắc, vào mùa hè không khí tươi mát, chuyển sang mùa đông bạn có thể thích thú ngắm cảnh tuyết rơi trắng xóa. Không chỉ thế vì vốn dĩ là một tỉnh nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, nên nó thường có một nền văn hóa đặc sắc của các dân tộc anh em cùng chúng sống, gắn liền với nhiều lễ hội đảm bảo mang lại cho bạn những trải nghiệm thú vị.

1 Hòn Vọng Phu
Nằm ở phía bắc Thành phố Lạng Sơn, trên đỉnh núi Vọng Phu hay còn gọi là núi Tô Thị, Hòn Vọng Phu đã trở thành một biểu tượng của người phụ nữ thủy chung sắc son và là nguồn cảm hứng thi ca của nhiều thế hệ nghệ sĩ. Đặc biệt là các danh Nho có tên tuổi như Nguyễn Du, Nguyễn Trãi. Trong quần thể cảnh quan Động Tam Thanh và Chùa Tam Thanh, Núi Tô Thị không chỉ nổi bật bởi cảnh quan thiên nhiên và kiến trúc độc đáo mà còn lưu giữ nghiều giá trị văn hóa, nghệ thuật và lịch sử.

Từ xa, du khách sẽ nhìn thấy Hòn Vọng Phu nằm sừng sững trên đỉnh núi, một khối đá tự nhiên mang hình hài của một ngườiphụ nữ bồng con hướng nhìn về phương xa. Hòn Vọng Phu gắn liền với truyền thuyết cổ tích nàng Tô Thị bồng con chung thủy đứng chờ chồng đi đánh trận Phương Bắc. Chờ mãi không được, nàng cùng con đã hóa đá. Từ đó người đời gọi tảng đá này là Hòn Vọng Phu.

Có rất nhiều ngọn núi có tên Hòn Vọng Phu trên khắp nước Việt Nam nhưng không đâu bằng Lạng Sơn. Trải qua bao năm tháng, do tác động của thiên nhiên và con nguời, di tích này đã bị hủy hoại. Tuy nhiên tỉnh Lạng Sơn đã cho dựng lại như nguyên bản để gìn giữ một di tích đã in sâu trong lòng người dân Việt Nam.

Đi theo bậc thang để đến lên đỉnh núi, ở hai bên đường vừa đi du khách có thể ngắm nhìn cảnh vật xung quanh. Đặt chân lên tới Hòn Vọng Phu, du khách có thể ngắm toàn cảnh Phường Tam Thanh, phía dưới chân núi là những thửa ruộng đầy màu sắc và hình dáng khác nhau, xa xa là thành phố với những ngôi nhà san sát, hướng khác là những ngọn núi thấp thỏm nối tiếp nhau. Một bức tranh pha lẫn thành thị và nông thôn vô cùng hấp dẫn.

Tại Hà Nội có hai phương tiện để đến Lạng Sơn là xe đò (mua vé tại bến xe Mỹ Đình, tại hãng xa Hoàng Long) hay tàu lửa. Du khách hãy chọn cho mình chuyến xe thích hợp nhất để cùng đến tham quan vùng đất Lạng Sơn muôn màu với hình ảnh Hòn Vọng Phu quen thuộc.

2 Phố Kỳ Lừa
Gắn liền với câu thơ “Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa”được lưu hành rộng rãi trong dân gian từ xưa đến nay, Phố Kỳ Lừa được nhắc đến trong câu thơ là một địa danh nổi tiếng đã tồn tại và phát triển từ thế kỷ 17 của vùng cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn.

Sau sự kiện năm 1979, thị xã Lạng Sơn bị tàn phá nặng nề, Phố Kỳ Lừa cũng không tránh khỏi sự ảnh hưởng. Đến năm 1996, do nhu cầu trao đổi hàng hóa của người dân tăng cao, khu phố truyền thống được đầu tư xây mới với diện tích khoảng 2700 m2. Gồm hai khu A và khu B, trong đó khu A có 180 điểm kinh doanh cố định, hoàn thành đưa vào sử dụng từ năm 1998, còn khu B được xây mới khang trang hiện đại, đưa vào hoạt động từ 2004 với thiết kế 156 điểm bán hàng.

Phố Kỳ Lừa là nơi mua bán trao đổi hàng hoá giữa các vùng, miền trong cả nước. Nơi giao lưu văn hóa của các dân tộc nơi đây, họ tập trung đến Phố để mua sắm, tìm kiếm gặp gỡ bạn bè hay có thể tìm được người bạn tri kỉ của đời mình.

Trên Phố chủ yếu là hình thức kinh doanh bán lẻ các mặt hàng quần áo may sẵn, đồ lưu niệm, đồ dùng gia đình, thuốc bắc, các loại hàng đồ điện tử công nghệ cao như: máy tính, điện thoại, ti vi… Với chất lượng mẫu mã đa dạng, phong phú, giá cả hợp lý, đáp ứng tốt nhu cầu giao lưu buôn bán, tham quan, mua sắm của các thương nhân và khách du lịch.

Đặc biệt trong Phố có chợ Kỳ Lừa hay còn gọi là chợ đêm không chỉ là nơi giao lưu buôn bán, nó còn mang đậm nét văn hóa cổ truyền của dân tộc qua các sản vật được trưng bày nơi đây. Chợ mở cửa cả ngày và đêm và luôn nhộn nhịp người qua lại. Trong chợ trưng bày vô số hàng thổ cẩm đầy màu sắc và các món ăn đậm đà hương vị được làm ra bới chính bàn tay của những người dân Xứ Lạng

Mỗi năm, có Hội chợ Kỳ Lừa là Lễ hội đền Kỳ Cùng (Tả Phủ) kéo dài từ 22 đến ngày 27 tháng Giêng âm lịch. Mỗi tháng chợ họp 6 phiên vào các ngày 2 và ngày 7 âm lịch, có hàng hoá sản vật của hầu hết các tỉnh.

Với không khí trong lành của núi rừng miền biên cương, Phố Kỳ Lừa đã tạo được ấn tượng sâu sắc khó phai đối với du khách mỗi khi đến với Lạng Sơn. Du khách dạo quanh khu Phố, đôi lúc dừng chân rẽ vào chợ Kỳ Lừa để chiêm ngưỡng, tìm hiểu và mua vài món quà kỷ niệm cho chuyến đi.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN