Top 5 ngôi chùa nổi tiếng và linh thiêng nhất tại Bắc Ninh

0
1655
Vật Phẩm Phong Thủy

Đi lể chùa đầu năm là một trong những tập quán vô cùng tích cực trong phong tục người Việt có thể rước lộc cũng như một phần thể hiện tấm lòng của mỗi người trước đạo Phật . Để dễ dàng hơn trong việc thăm viếng đầu năm , topxephang xin giới thiệu đến bạn đọc 5 ngôi chùa nổi tiếng và tâm linh nhất tại Bắc Ninh .

1.Chùa Bổ Đà  
Chùa Bổ Đà có tên chính xác là chùa Quán Âm núi Bổ Đà hay Bổ Đà Sơn Quán Âm Tự (補陀山觀音寺), gọi tắt là chùa Bổ, còn có các tên gọi khác là chùa Quán Âm, Tứ Ân Tự (四恩寺). Chùa Bổ Đà (cùng 12 di tích khác) được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt (đợt 7) theo Quyết định số 2499/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 22 tháng 12 năm 2016 (Phó thủ tướng Vũ Đức Đam ký thay). Ngày 12 tháng 3 năm 2017 (tức ngày 15 tháng 2 năm Đinh Dậu), Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt này.

Chùa Bổ Đà là một trong những ngôi chùa độc đáo nhất miền đất Kinh Bắc, là Trung tâm Phật giáo lớn của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Chùa toạ lạc trên ngọn núi Phượng Hoàng (Bổ Đà sơn), phía Bắc dòng sông Cầu, thuộc địa phận xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang (xã Tiên Lát, huyện Yên Việt, phủ Bắc Hà, tỉnh Bắc Ninh xưa).

Chùa Bổ là một trong những nơi còn giữ nguyên bản nét kiến trúc truyền thống Việt cổ. Chùa có kiến trúc độc đáo và khác biệt so với các ngôi chùa truyền thống ở miền Bắc Việt Nam, vườn tháp đẹp và lớn nhất Việt Nam, nhiều cổ vật có giá trị và kho tàng di sản Hán – Nôm phong phú. Đây cũng là nơi sơn thủy giao hòa, nhìn sông tựa núi, cảnh sắc, không gian nhuốm màu huyền thoại, xung quanh là đồi núi xóm làng bao bọc. Chùa thờ Tam giáo, trong đó có Quán Thế Âm Bồ Tát, Trúc Lâm Tam tổ (gồm Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang), Khổng Tử…Các cuốn sách bằng tre, đá để lại vẫn lưu truyền đào tạo những người gia nhập phái Lâm Tế (Sơn Môn Bồ Đà) theo phong tục cũ. Quần thể chùa Bổ Đà là một tập hợp di tích gồm: chùa cổ có tên là Bổ Đà Sơn (gọi tắt là chùa Bổ Đà, chùa Bổ; còn gọi là chùa Quán Âm), chùa chính Tứ Ân Tự, Am Tam Đức (xây dựng sau, vào thời Hậu Lê). Ngoài ra trên núi Bổ Đà còn có đền thờ Đức Thánh Hóa (tức Thạch Tướng Đại Vương – có công giúp vua Hùng thứ 16 chống giặc ngoại xâm).

2.Chùa Vĩnh Nghiêm  
Chùa Vĩnh Nghiêm ở làng Đức La xã Trí Yên huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang, Việt Nam, còn được gọi là chùa Đức La, là một trung tâm Phật giáo, nơi đào tạo tăng đồ cho cả nước, nơi phát tích Tam Tổ phái Thiền Trúc Lâm của Phật giáo Việt Nam, một viên ngọc sáng trong các chùa cổ Việt Nam.

Năm 2015, Chùa được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt

Chùa Vĩnh Nghiêm có quy mô lớn, tọa lạc trên mảnh đất khoảng 1 ha, bao quanh khuôn viên là luỹ tre dày đặc. Chùa được kiến trúc trên một trục, hướng đông nam gồm 4 khối: Toà Thiên đường, toà Thượng điện, nhà Tổ đệ nhất, gác chuông, nhà tổ đệ nhị và một số công trình khác. Mở đầu là cổng tam quan xây gạch, sau đó đi vào hơn 100 m là Bái đường (chùa Hộ). Từ ngày dựng chùa, hai bên đường được trồng thông để thành chốn tùng lâm, có cây đường kính gần 1m. Trên sân chùa có một tấm bia to, 6 mặt, dựng năm Hoằng Định thứ 7 (1606) với nội dung ghi lại việc trùng tu chùa năm đó. Đối diện với tấm bia cổ là vườn tháp mộ trong đó là của 5 vị sư có tên tuổi các hòa thượng: Phù Lãng Trung pháp (hiệu Sa môn), Thông Duệ ứng Duyên, Thanh Quý, Tịnh Phương Sa môn, Thanh Hanh và một số tháp khác.

3.Chùa Hàm Long  
Sở dĩ chùa Hàm Long được dân gian cho là nơi có khả năng “nhốt trùng” vì ngôi chùa là nơi tu tập của Hòa thượng Trịnh Thập, pháp danh là Như Trừng Lân Giác – người đã phát tâm viết kinh “Thập nguyện cứu sinh” để tụng trì. Sau khi sư tổ viên tịch để lại 2 ngọn tháp: tháp xây gạch chứa xá lợi của ngài, còn tháp bằng đá gọi là tháp tổ Như Trừng Lân Giác (Cứu Sinh) chứa công phu tu tập cả đời của ngài. Sinh thời, sư tổ thấy chúng sinh quá lo sợ vì những cái chết liên tục trong gia đình, dòng họ – mà nay ta gọi là “trùng tang”, ngài đã tạo ra kinh “Thập nguyện cứu sinh”, và bộ ván in khắc phù giải, giúp cho những vong hồn được siêu linh. Ngôi chùa này cũng là nơi tu tập của các cao tăng như ngài Dương Không Lộ có pháp theo vạn pháp quy tông của phái Bắc Tông chữa trị các loại trùng hiệu quả.

Để cúng thí thực cho các vong hồn, nhà chùa hôm nào cũng nấu hai nồi cháo lớn, làm 2 lần để cho vong ăn, đồng thời tụng kinh niệm phật để vong hồn được siêu thoát. Theo những lời truyền lại thì nếu hôm nào nhà chùa không cúng cháo thì đêm hôm đó gia súc, gia cầm trong làng lăn ra chết hàng loạt, đó là vì vong đói nên đi tìm thức ăn. Tuy nhiên trao đổi với phóng viên về vấn đề này, hòa thượng Thích Thanh Điệp (chùa Hàm Long) cho rằng thực tế từ trước đến giờ không hôm nào nhà chùa không nấu cháo cúng vong nên câu chuyện trên chưa được chứng thực.

4.Chùa Dâu
Chùa Dâu, còn có tên là Diên Ứng (延應寺), Pháp Vân (法雲寺), hay Cổ Châu, là một ngôi chùa nằm ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 30 km. Đây là trung tâm cổ xưa nhất của Phật giáo Việt Nam. Chùa còn được người dân gọi với những tên gọi khác nhau như chùa Cả, Cổ Châu tự, Diên ứng tự. Đây là ngôi chùa được coi là có lịch sử hình thành sớm nhất Việt Nam mặc dù các dấu tích vật chất không còn, nó đã được xây dựng lại.. Chùa là một danh lam bậc nhất của xứ kinh Bắc xưa nay. Đây cũng là một di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam được xếp hạng đợt 4.

Chùa nằm ở vùng Dâu, thời thuộc Hán gọi là Luy Lâu. Tại vùng Dâu có năm ngôi chùa cổ: chùa Dâu thờ Pháp Vân (法雲寺, “thần mây”), chùa Đậu thờ Pháp Vũ (法雨寺, “thần mưa”), chùa Tướng thờ Pháp Lôi (法雷寺, “thần sấm”), chùa Dàn thờ Pháp Điện (法電報寺 “thần chớp”) và chùa Tổ thờ Man Nương là mẹ của Tứ Pháp. Năm chùa này ngoài thờ Phật còn thờ các nữ thần.

Chùa Đậu tại vùng Dâu đã bị phá hủy trong chiến tranh nên pho tượng Bà Đậu được thờ chung trong chùa Dâu.


5.Đền Bà Chúa Kho
Đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh là một di tích lịch sử đã được Nhà nước Việt Nam công nhận.

Đền Bà Chúa Kho nằm trên lưng chừng ngọn núi Kho, tại khu Cô Mễ, phường Vũ Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Đây không chỉ là khu di tích lịch sử có giá trị nằm trong quần thể di tích của khu Cô Mễ (gồm: Đình – Chùa – Đền) mà còn là nơi hàng năm nhân dân khắp cả nước hành hương mang tính tín ngưỡng. Ngay sau đền thờ Bà Chúa vẫn còn một đường hầm có kết cấu hình mái vòm nằm lùi sâu trong chân núi, chỗ cao nhất của đường hầm là gần 2m, đào xuyên qua lòng núi Kho để đi ra phía sông Cầu (sông Như Nguyệt), cửa hầm phía này rất khó bị phát hiện. Các bô lão nhiều đời đều nói đường hầm do Bà Chúa Kho xây dựng.ai? Thời xa xưa, khi chưa có đê điều chống úng lụt cao rộng, kiên cố như bây giờ[khi nào?] có lẽ cửa hầm cũng chính là bến cảng để tập kết và điều chuyển binh lực, vật lực đi các nơi. Đây cũng là cứ điểm quân sự lợi hại bởi tính bất ngờ, đặc biệt dễ thủ khó công. Khi đêm xuống quân đội Nhà Lý có thể bí mật tập kích quân địch đang đóng ở bờ bên kia sông Như Nguyệt sau đó xuôi dòng rút quân lên thành Thị Cầu. Phía trước đền Bà Chúa Kho là một đầm nước rất rộng bao quanh 3 mặt là núi có thể đi thuyền nhẹ vào tận chân núi Chùa hoặc xuyên ra hồ Thủy(nay đã bị bồi lấp) tiến theo hướng nam để về thành cổ Bắc Ninh(dọc theo đường tàu hỏa ngày nay). Suối Hoa xưa nằm trên con đường này; 1 mặt còn lại đi ra sông(nay bi chắn bởi con đê bằng bê tông). Trong những năm chiến tranh chống Mĩ nó là nơi đóng quân của tiểu đoàn cầu phà quân đội ta nên có thể suy ra rằng thời xưa có thể là nơi tập kết của thuỷ binh nhà Lý.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN