Top 6 quyển sách về văn học của tác giả Tô Hoài được mua nhiều nhất hiện nay

0
1910
Vật Phẩm Phong Thủy

Luôn có những danh sách các bộ phim hay nhất do các nhà phê bình phim bầu chọn, vậy còn sách thì sao? Sự hay dở của một cuốn sách vốn không dựa trên thước đo nào cố định mà dựa vào cảm tính của người đọc rất nhiều. Vậy sách do ai viết cũng là một yêu tố khách quan để đánh giá sách hay dỡ. Topxephang.com gợi ý danh sách 6 quyển sách về kinh tế của tác giả Sơn Nam được mua nhiều nhất hiện nay 6 quyển sách về văn học của tác giả Tô Hoài được mua nhiều nhất hiện nay

1 Chuyện Cũ Hà Nội
Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật Đợt 1 (1996) Cho các tác phẩm: Xóm giếng, Nhà nghèo, O chuột, Dế mèn phiêu lưu ký.

Trong tác phẩm, sự hiểu biết của Tô Hoài về Hà Nội thời Pháp thuộc rất phong phú, đặc biệt, thêm sự quan sát tinh tế, văn chương hóm hỉnh, các mẩu chuyện trong tác phẩm như một bức ki hoạ về một con người, một hoàn cảnh… khiến người đọc rung động vì những tình cảm chân thành, nhân hậu. ­

2 101 Truyện Ngày Xưa
101 CHUYỆN NGÀY XƯA là những chuyện cổ tích của dân tộc Kinh và các dân tộc khác trên đất nước Việt Nam được nhà văn Tô Hoài viết lại với văn phong ý vị dành cho các em thiếu nhi. Tập truyện xưa huyền ảo, thấm đậm âm hưởng của thời xưa nhưng đến hôm nay vẫn chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc.

“Chuyện cổ tích không biết có từ đời nào. Tưởng đoán không ngoa là những của báu khảo cổ trên mặt đất này đã ra đời cùng lúc với tiếng nói con người”.

“Nghe cổ tích, ngắm cổ tích, thấy được và cắt nghĩa được tất cả cơn cớ ta tồn tại, ta sinh sôi. Mỗi câu chuyện, mỗi nhân vật hoang đường đến đâu đều thấm đượm ý nghĩa đời người, con người nỗi niềm than thở hay ngàn vạn ước mong đều vẫn nảy nở từ trong tấm lòng nhân nghĩa và đức tính lam làm cùng với nụ cười thật hóm, thật duyên và phóng khoáng mọi nhẽ. Cái cười, rừng cười trong cổ tích Việt Nam sâu xa lòng tin và nghị lực”.

3 Ký Ức Phiên Lãng
Ký Ức Đông Dương và Ký Ức Phiên Lãng là hai tập bút ký đặc biệt của nhà văn. Đó là những trang viết thấm đẫm tình hữu nghị sâu sắc với những quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới mà tác giả đã có dịp đặt chân đến. Nếu như Ký Ức Đông Dương là câu chuyện ấm áp về những người bạn láng giềng thân thiết Lào và Campuchia thì Ký Ức Phiên Lãng là những hồi ức xinh đẹp, sâu lắng đầy cảm xúc về những con người, những vùng đất ở những châu lục khác nhau, tưởng chừng như rất xa xôi nhưng lại quá đỗi gần gũi. Tình anh em sâu đậm, thắm thiết, bền chặt của những dân tộc bị áp bức cùng đứng lên chiến đấu đập tan gông xiềng nô lệ. Đó là đất nước Lào với những con người hiền hòa mến khách. Là một Campuchia vừa thoát khỏi bọn diệt chủng, cả nước đang oằn mình xây dựng lại cuộc đời mới. Là một Ê-ti-ô-pi-a đang đương đầu với chiến tranh nhưng đâu đâu cũng rộn vang tiếng hát của hi vọng. Những em bé Ca-dắc-xtan vẫy tay ríu rít, miệng hô vang Hồ Chủ tịch muôn năm!… Việt Nam muôn năm!… Một Mát-xcơ-va thân thiện, đi đến đâu cũng nghe người dân chào Đồng chí Việt Nam… Dưới bàn tay nhào nặn bậc thầy của nhà văn, tất cả đã được tái hiện một cách rõ nét và sinh động hơn bao giờ hết. Nó sẽ mãi mãi là những ký ức đẹp trong lòng tác giả cũng như trong lòng người thưởng thức.

4 Mẹ Mìn Bố Mìn
Giản dị nhưng sâu sắc, Mẹ Mìn Bố Mìn của Tô Hoài khắc họa chân thực cuộc sống và con người Hà Nội của một thời kì loạn lạc. Trong bối cảnh ấy có những số phận trái ngang, đau thương đã phải vươn lên để sinh tồn bằng mọi cách… Dù nhiều cay đắng nhưng ở họ vẫn toát lên sự chân chất, mộc mạc và cả hy vọng vào một ngày mai đẹp hơn.

5 Những Ngõ Phố
Những Ngõ Phố của Tô Hoài vẽ nên bức tranh sinh động, nhiều màu sắc về con người và những ngõ phố Hà Nội. Ở ngõ phố ấy có cô gái nhảy quyết tâm làm lại cuộc đời bằng việc gánh cát thuê, có người vợ đang phải chống chọi lại với những sợ hãi tủi nhục vì chồng mình là lính ngụy, có cuộc sống đơn sơ của đôi vợ chồng sống bằng nghề nhặt rác… Những con người ấy, trong ngõ phố ấy, đã tạo nên ngõ phố của những nhọc nhằn nhưng tràn ngập niềm vui, đầy ắp tình người và mang đậm chất Hà Nội.

6 Cỏ Dại
Cỏ Dại là hồi ký đầu tay của Tô Hoài, được viết khi nhà văn mới ngoài hai mươi tuổi (1944). Thời thơ ấu thấm đẫm nỗi buồn của cây đại thụ làng văn học Việt được tái hiện rõ nét trong Cỏ Dại, thông qua nhân vật chính là Cu Bưởi.

Cuộc sống của Cu Bưởi gắn liền với gia đình nhà ngoại trong ngôi nhà gạch cũ ở vùng Nghĩa Đô gần Kẻ Chợ. Sống cùng những người lớn luôn đầu tắt mặt tối với những lo toan mưu sinh hằng ngày, cậu bé không có ai quan tâm, bầu bạn nên chỉ biết tha thẩn trong nhà, ngoài vườn, chơi với ếch nhái, cây cỏ… Những kỉ niệm lúc nhạt mờ lúc sâu đậm về thầy u, những bỡ ngỡ giữa phố thị đông người và cả những tủi hờn trong những ngày ra phố sống nhờ, ở đậu với niềm mong mỏi ngày mẹ đón về,… cứ man mác buồn theo từng trang viết.

Không chỉ là câu chuyện của một người, với Cỏ Dại, tác giả đã vẽ nên một bức tranh sống động của những ngày xưa cũ từ nhiều cảnh đời, nhiều tính cách, số phận con người khác nhau. Với giọng văn mộc mạc, tự nhiên, câu chuyện buồn của những cuộc đời cũ thỉnh thoảng vẫn “lóe lên những nét sống vui ngộ, tinh nghịch, do được nhìn qua con mắt trẻ thơ”. Cỏ dại giúp ta hiểu một cách sinh động những gì đã tạo nên tâm hồn cũng như những nét đặc sắc trong phong cách Tô Hoài.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN