Với những bạn học sinh, sinh viên chuyên ngành luật doanh nghiệp hoặc đơn giản là những ai đam mê bộ môn học này thì đây chính là 8 cuốn sách chuyên ngành luật doanh nghiệp hay và bán chạy nhất hiện nay bạn không thể bỏ qua
1 Luật Quản Lý Ngoại Thương
1. Hoạt động ngoại thương là hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; quá cảnh và các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Các biện pháp kỹ thuật là các biện pháp áp dụng với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm, đo lường.
3. Các biện pháp kiểm dịch bao gồm các biện pháp kiểm dịch động vật và các sản phẩm từ động vật, kiểm dịch thực vật và kiểm dịch y tế biên giới theo quy định của pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y, phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
4. Khu vực hải quan riêng là khu vực địa lý xác định trên lãnh thổ Việt Nam được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; có quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa với phần lãnh thổ còn lại và nước ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
5. Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam là thương nhân nước ngoài không có hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam theo các hình thức được quy định trong pháp luật về đầu tư, thương mại, doanh nghiệp; không có văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về thương mại, doanh nghiệp.
Điều 4. Nguyên tắc quản lý nhà nước về ngoại thương
1. Nhà nước quản lý ngoại thương theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Bảo đảm minh bạch, công khai, bình đẳng, đơn giản hóa thủ tục hành chính; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, thương nhân thuộc các thành phần kinh tế; thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước và xuất khẩu, gắn với quản lý nhập khẩu.
3. Bảo đảm thực hiện đầy đủ các nguyên tắc đối xử tối huệ quốc, đối xử quốc gia trong hoạt động ngoại thương theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2 Luật Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa
Luật này quy định về nguyên tắc, nội dung, nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
3 Cẩm Nang Tra Cứu Pháp Luật Về Cạnh Tranh
Các cuốn cẩm nang này được xây dựng trên cơ sở rà soát và tập hợp các văn bản pháp lý điều chỉnh đối với các lĩnh vực chính yếu ở Việt Nam với các tiêu chí: Tổng hợp toàn bộ các văn bản hướng dẫn thi hành của luật được đề cập và loại bỏ các văn bản không còn giá trị pháp lý tính đến ngày sách được xuất bản.
Điều đáng chú ý là, bộ Cẩm nang tra cứu pháp luật này không chỉ là sự tập hợp đơn thuần các văn bản pháp luật có liên quan, mà quan trọng hơn, đã chỉ rõ được điều nào trong luật được hướng dẫn thi hành và được hướng dẫn bởi những nghị định nào, tiếp đến các điều trong nghị định lại được hướng dẫn bởi điều nào trong các thông tư. Nói cách khác, toàn bộ các quy định của pháp luật được đưa về một chỗ duy nhất, để thuận tiện cho việc tra cứu và áp dụng.
4 Pháp Luật Về Doanh Nghiệp – Các Vấn Đề Pháp lý Cơ Bản
Cuốn sách này được viết chủ yếu dành cho luật sư, người tham gia công tác giảng dạy và sinh viên luật mong muốn hiểu biết các vấn đề pháp lý cơ bản từ góc độ lý luận và thực tiễn liên quan đến việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp. Cuốn sách cũng được dành cho người quản lý doanh nghiệp và những ai quan tâm muốn tìm hiểu khía cạnh pháp lý của các chủ đề trên.
Khi viết cuốn sách này, tác giả không có ý định mô tả và liệt kê các quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Thay vào đó, cuốn sách tập trung vào việc trình bày các vấn đề pháp lý cơ bản liên quan đến các chủ đề trên, đặc biệt đối với hai loại hình doanh nghiệp thông dụng ở Việt Nam là CTTNHH và CTCP (bao gồm cả công ty đại chúng).
Cuốn sách trình bày các quy định của pháp luật về doanh nghiệp đang có hiệu lực tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2015. Đây là thời điểm mà Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Đầu tư 2014 bắt đầu có hiệu lực. Mặc dù vậy, cuốn sách cũng trình bày một số thay đổi luật sau thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2015.
5 Hướng Dẫn Thực Hiện Kế Toán Nhà Nước Và Nghiệp Vụ Kho Bạc (TABMIS) – Chế Độ Kiểm Soát Thu Chi, Thanh Toán Qua Kho Bạc Và Hệ Thống Mục Lục Ngân Sách Nhà Nước Mới Nhất 2013
Kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của Kho bạc nhà nước. Bởi lẽ đây là công việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin về tình hình phân bổ dự toán kinh phí NSNN; tình hình thu, chi Ngân sách nhà nước; các loại tài sản của nhà nước do KBNN đang quản lý và các hoạt động nghiệp vụ KBNN. Trong thời gian qua, để giúp công tác kế toán nhà nước tại Kho bạc được thực hiện tốt và có nghiệp vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao của từng cấp ngân sách, Nhà nước ta đã ban hành một số văn bản như: Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10-01-2013 của Bộ tài chính về hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý ngân sách và nghiệp vụ kho bạc (TABMIS); Thông tư số 15/2013/TT-BTC ngày 05-02-2013 của Bộ tài chính về việc hướng dẫn hệ thống chỉ tiêu và mẫu biểu báo cáo thống kê sử dụng tại các sở tài chính; …
Nhằm giúp cán bộ kế toán và những người quan tâm thuận tiện trong việc áp dụng quy định của Nhà nước về chế độ kế toán, hệ thống tài khoản, báo cáo tài chính tại Kho bạc; chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách; khóa sổ quyết toán trên TABMIS;…Nhà xuất bản tài chính xin giới thiệu cuốn sách: “Hướng Dẫn Thực Hiện Kế Toán Nhà Nước Và Nghiệp Vụ Kho Bạc (TABMIS) – Chế Độ Kiểm Soát Thu Chi, Thanh Toán Qua Kho Bạc Và Hệ Thống Mục Lục Ngân Sách Nhà Nước Mới Nhất 2013”
6 Tìm Hiểu Luật Kiểm Toán Độc Lập
Mục lục
Chương I: Những quy định chung
Chương II: Kiểm toán viên và kiểm toán viên hành nghề
Chương III: Doanh nghiệp kiểm toán
Chương IV: Đơn vị được kiểm toán
Chương V: Hoạt động kiểm toán độc lập
Chương VI: Kiểm toán báo cáo tài chính của đơn vị có lợi ích công chúng
Chương VII: Xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp
Chương VIII: Điều khoản thi hành
7 Cẩm Nang Dành Cho Nhà Quản Lý Doanh Nghiệp – Quy Định Pháp Luật Mới Nhất Về Kế Toán, Tài Chính, Thuế Của Các Loại Hình Doanh Nghiệp Năm 2010
Cuốn sách Quy định pháp luật mới nhất về kế toán, tài chính, thuế của các loại hình doanh nghiệp năm 2010 nhằm giúp cho các nhà quản lý, kế toán trưởng, cán bộ kế toán tại các doanh nghiệp và tất cả những người quan tâm có tài liệu tham khảo đầy đủ và hữu ích. Nó bổ sung và cung cấp kịp thời những thông tin mới nhất giúp bạn đọc nắm bắt kịp thời những quy định pháp luật về quản lý doanh nghiệp.
Nội dung cuốn sách gồm có các phần sau:
Phần I: Các quy định về quản lý nhà nước, các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với doanh nghiệp
Phần II: Các quy định mới về kế toán, kiểm toán doanh nghiệp
Phần III: Chế độ khấu hao tài sản cố định
Phần IV: Các quy định về quản lý tài chính, giám sát, sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp
Phần V: Các chính sách thuế mới liên quan đến doanh nghiệp
Phần VI: Quy định mới nhất về lao động, tiền lương trong các doanh nghiệp
8 Tranh Chấp Điển Hình Trong Quản Trị Doanh Nghiệp
Trên cơ sở phân tích, bình luận các bản án, quyết định liên quan đến tranh chấp trong quản trị doanh nghiệp đã được các cơ quan có thẩm quyền xem xét, xét xử, xử lý theo pháp luật từ những năm trước, nhóm tác giả đã đưa ra những phân tích, bình luận, hướng giải quyết căn cứ vào văn bản pháp luật hiện hành và mới được ban hành (Luật doanh nghiệp năm 2014, Luật đầu tư năm 2014, Bộ luật dân sự năm 2015, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015…) nhằm giúp cho doanh nghiệp, doanh nhân và các sinh viên luật, kinh tế nắm được những quy định pháp luật mới nhất điều chỉnh các quan hệ pháp luật liên quan đến các tình huống, vụ việc tương tự xảy ra trong quá trình quản trị kinh doanh. Ngoài ra, trong quá trình phân tích, đánh giá vụ việc căn cứ theo pháp luật hiện hành, nhóm tác giả cũng đưa ra một số khuyến nghị nhằm đề xuất việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh các quan hệ có liên quan… Do các bản án dẫn ra trong sách chủ yếu nhằm mục đích tham khảo nên tên các nhân vật đã được chúng tôi thay đổi. Cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích về giải quyết tranh chấp trong quản trị doanh nghiệp cho bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực này.