Top 6 quyển sách khoa học kỷ thuật của tác giả Trần Văn Địch được mua nhiều nhất hiện nay

0
1681
Vật Phẩm Phong Thủy

Luôn có những danh sách các bộ phim hay nhất do các nhà phê bình phim bầu chọn, vậy còn sách thì sao? Sự hay dở của một cuốn sách vốn không dựa trên thước đo nào cố định mà dựa vào cảm tính của người đọc rất nhiều. Vậy sách do ai viết cũng là một yêu tố khách quan để đánh giá sách hay dỡ. Topxephang.com gợi ý danh sách 6 quyển sách khoa học kỷ thuật của tác giả Trần Văn Địch được mua nhiều nhất hiện nay

1 Các Phương Pháp Xác Định Độ Chính Xác Gia Công
Nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm là một nhiệm vụ quan trọng của nghành chế tạo máy. Để nâng cao chất lượng sản phẩm cần phải phân tích các thông số của độ chính xác và nghiên cứu quan hệ phụ thuộc giữa chúng và các yêu tố công nghệ. Giải quyết các nhiệm vụ này chỉ có thể được thực hiện bằng các phương pháp thực nghiệm. Kết quả thực nghiệm cho phép xây dựng các mô hình toán học biểu thị quan hệ giữa các yếu tố ngẫu nhiên với mục đích tối ưu hoá nguyên công hoặc quy trình công nghệ. Độ chính xác gia công là đặc tính chủ yếu của chi tiết máy. Trong thực tế không thể chế tạo chi tiết có độ chính xác tuyệt đối bởi vì khi gia công trên xuất hiện các sai số.

Nâng cao độ chính xác gia công cho phép tăng độ bền và tuổi thọ của chi tiết máy. Chính vì vậy, các nhà khoa học từ trước đến nay đã và đang thực hiện các công trình nghiên cứu về độ chính xác gia công.

2 Nguyên Lý Cắt Kim Loại
Phần lớn các chi tiết máy từ nhiều loại vật liệu khác nhau đều được tạo hình bằng các phương pháp gia công cơ là gia công bằng cắt gọt, đặc biệt trong những trường hợp khi cần có chi tiết với độ chính xác cao và độ nhám bề mặt thấp. Để phương pháp gia công cơ đạt năng suất cao, giá thành hạ và chất lượng đạt yêu cầu cần phải biết những quy luật cơ bản của quá trình cắt gọt, trên cơ sở đó có thể điều khiển được những hiện tượng xảy ra trong vùng cắt và lựa chọn được thông số công nghệ tối ưu.

Cần nhớ rằng, gia công bằng cắt gọt có tính vạn năng và tính linh hoạt cao hơn so với các phương pháp tạo hình khác, đặc biệt là trong sản xuất đơn chiếc và hàng loạt nhỏ.

Những quy luật cơ bản của quá trình cắt gọt được xếp vào nội dung của môn học “Nguyên lý cắt kim loại”. Chính vì vậy tác giả biên soạn cuốn sách này dùng làm tài liệu học tập cho sinh viên cơ khí ở các trường kỹ thuật. Cuốn sách còn được dùng làm tài liệu tham khảo cho các kỹ sư chế tạo máy ở các cơ sở sản xuất khi thiết kế quy trình công nghệ gia công cơ sở các chi tiết máy.

3 Các Phương Pháp Gia Công Tinh
Sự phát riển của nền kinh tế quốc dân đòi hỏi ngành cơ khí phải nhanh chóng chế tạo ra số lượng lớn máy móc và thiết bị với công suất và tốc độ cao. Công suất và tốc độ của máy phụ thuộc vào độ chính xác và chất lượng bề mặt gia công. Do đó, nhiệm vụ đặt ra là phải xây dựng được các phương pháp và điều kiện gia công chi tiết để đạt độ chính xác và chất lượng bề mặt hợp lý.

Tính chất sử dụng của chi tiết không chỉ phụ thuộc vào tính chất cơ lý của vật liệu, mà còn phụ thuộc vào trạng thái của lớp bề mặt. Thực tế cho thấy các chi tiết được chế tạo từ một loại vật liệu như nhau nhưng theo các phương pháp công nghệ và chế độ cắt khác nhau sẽ có tính chất của lớp bề mặt khác nhau. Tuổi thọ của các chi tiết này có thể khác nhau hàng chục lần.

Chất lượng bề mặt của chi tiết được hình thành trong quá trình thực hiện các nguyên công có tính đến yếu tố di truyền công nghệ (tính in dập). Tuy nhiên, quan trọng nhất là các nguyên công gia công tinh, bởi vì ở các nguyên công này các đặc tính chất lượng của lớp bề mặt được hình thành rõ nét. Điều này nói lên tần quan trọng của các phương pháp gia công tinh trong quy trình công nghệ và sự cần thiết phải xác định phương pháp gia công hợp lý với chế độ cắt tối ưu.

Trong sản xuất đã và đang ứng dụng nhiều phương pháp gia công tinh khác nhau. Các phương pháp này có thể tập trung lại thành bốn nhóm chính là: gia công bằng dụng cụ cắt có lưỡi, gia công bằng các hạt mài kết dính, gia công bằng các hạt mài tự do và gia công bằng biến dạng dẻo bề mặt.

Mỗi một phương pháp có đặc thù riêng với khả năng công nghệ và phạm vi ứng dụng nhất định.

Để nâng cao hiệu quả của các nguyên công gia công tinh cần phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu để tìm ra những điều kiện công tối ưu và sử dụng các thiết bị hợp lý.

4 Kỹ Thuật Tiện
Để có một chi tiết với hình dáng, kích thước và chất lượng bề mặt theo yêu cầu thì phải thực hiện quá trình gia công cơ trên các máy công cụ để hớt đi một lượng kim loại nhất định. Tiện là một nguyên công cắt gọt thông dụng nhất được thực hiện trong các phân xưởng cơ khí của các nhà máy, xí nghiệp, vì vậy thợ tiện có số lượng lớn nhất trong các nhóm thợ cơ khí cắt gọt.

Để giúp người học nghề tiện được tốt, cuốn “Kỹ thuật tiện” được viết theo phương pháp kết hợp giữa phần lý thuyết với các bài tập thực hành. Đặc điểm nổi bật của cuốn sách là có các hình vẽ để mô phỏng các thao tác trên máy tiện 1K620 và 1K62 (các loại máy này hiện nay vẫn rất thông dụng ở Việt Nam).
Với cuốn sách này người dạy và người học có thể nhanh chóng truyền đạt và tiếp thu đầy đủ những kiến thức về nguyên công tiện. Đối tượng phục vụ của cuốn sách này rất rộng rãi: Công nhân, học sinh các trường dạy nghề, sinh viên các trường cao đẳng và đại học. Ngoài ra cuốn sách còn được dùng làm tài liệu tham khảo cho các giảng viên khi dạy môn “Cơ khí đại cương” và môn “Công nghệ chế tạo máy”.

5 Sổ Tay Thép Thế Giới
Cuốn sổ tay giới thiệu số liệu về qui cách vật liệu gang, thép của 9 quốc gia sản xuất gang, thép hàng đầu thế giới và các nước đang sử dụng tiêu chuẩn ISO. Thứ tự sắp xếp mác thép của các nước được trình biên theo hệ thống tiêu chuẩn tương tự, theo mức độ quen thuộc với Việt Nam trở đi: Việt Nam, Liêng Bang Nga, Trung Quốc, ISO, Nhật Bản, Đức, Pháp, Thuỵ Điển, Anh, Mỹ.
Chương 1: Giới thiệu và phân tích các phương pháp biểu thị các mác thép và gang của các nước và tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO.
Chương 2,3 và 4 giới thiệu các mác thép, thành phần hoá học, cơ tính và công nghệ nhiệt luyện của các nhóm thép.
Chương 5 và 6: giới thiệu thép đúc và gang đúc.
Chương 7: Giới thiệu sản phẩm, thành phần hoá học và tính năng của thép và hợp kim làm que hàn.
Sau mỗi chương có liệt kê bảng đối chiếu các mác thép và gang cùng loại của các nước và ISO.
Trong phần phụ lục có giới thiệu các công thức lý thuyết tính trọng lượng của các loại thép, các ký hiệu xuất hập khẩu vật liệu kim loại cùng với văn bản đối chiếu thuật ngữ và hàm ý thường dùng trong các văn bản thuyết minh xuất nhập khẩu sắt thép. Ngoài ra, trong phần phụ lục còn trình bày các định nghĩa và thuật ngữ chuyên môn về phương pháp sản xuất, gia công, tính năng …của thép và gang.
Xin trân trọng giới thiệu và mời bạn đón đọc.

6 Kỹ Thuật Tiện
Kỹ Thuật Tiện là tài liệu dùng làm sách giáo khoa cho các trường Trung học kỹ thuật chuyên nghiệp, trong đó vừa đào tạo về kỹ thuật nghề nghiệp, vừa giảng dạy kiến thức bậc trung học.
Bố cục của cuốn sách dựa theo chương trình giảng dạy chuyên môn nghề tiện dùng trong các Trường trung học kỹ thuật chuyên nghiệp, đã được Ủy ban giáo dục kỹ thuật chuyên nghiệp thuộc Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô duyệt năm 1972 .
Kỹ Thuật Tiện sau những lần tái bản đã được sửa đổi và bổ sung cáckhái niệm về máy tiện vít 16K20; máy tiện tự động điều khiển theo chương trình; hệ thống thống nhất các tài liệu công nghiệp; các phương pháp tiên tiến gia công trên máy tiện; kết cấu của một số dụng cụ cắt có năng suất cao…

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN