Top 5 ngôi chùa nổi tiếng và linh thiêng nhất tại Kon Tum

0
4693
Vật Phẩm Phong Thủy

Đi lể chùa đầu năm là một trong những tập quán vô cùng tích cực trong phong tục người Việt có thể rước lộc cũng như một phần thể hiện tấm lòng của mỗi người trước đạo Phật . Để dễ dàng hơn trong việc thăm viếng đầu năm , topxephang xin giới thiệu đến bạn đọc 5 ngôi chùa nổi tiếng và tâm linh nhất tại Kon Tum.

1.Chùa Hồng Từ  
Chùa tọa lạc ở số 245 đường Trần Hưng Đạo, phường Quyết Thắng, thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum. ĐT: 060.862893. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Chùa do Hòa thượng Thích Đức Thiệu xây dựng vào năm 1958. Chùa đã trải qua 6 đời trụ trì, và được trùng tu vào các năm 1969 và 1986.

Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Chính giữa tôn trí pho tượng đức Phật Thích Ca bằng đồng nặng 1.000kg, cao 1,2m, được đúc tại chùa. Phía trước thờ bộ tượng Di Đà Tam Tôn, Bồ tát Di Lặc. Bàn thờ hai bên tôn trí tượng Bồ tát Văn Thù và Bồ tát Phổ Hiền.

Chùa hiện đặt văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Kon Tum.


2.Chùa Bác Ái
Chùa Bắc Ái Chùa được xây dựng đầu tiên ở Kon Tum vào năm 1932. Dưới thời vua Bảo Đại, chùa được sắc phong “Sắc tứ Bác ái tự” và tặng hai câu đối, hiện được khắc sơn son thiếp vàng bên hai cột trước Đại Hùng bửu điện: “Kon Tum thắng cảnh Đại Nam nhất thống dĩ lai – Bác Ái danh lam Bảo Đại bát niêm y thỉ”.
Nhìn tổng thể kiến trúc, chùa Tổ đình Bác Ái xây dựng theo hướng Bắc Nam, kiểu chữ Môn, mở đầu cho hướng đó là cổng tam quan án ngự, đến nhà Chánh điện ở trung tâm và 2 bên tả hữu là Đông Lang và Tây Lang. Chánh điện xây dựng theo kiến trúc chùa Huế gồm 3 gian 2 mái, cổ lầu chia làm 3 gian: Tiền đường, Trung điện và Thượng điện. Trên đỉnh nóc mái đắp nổi hình “Lưỡng long chầu nhật”, mái lợp ngói vảy, tường gạch vôi vữa theo kỹ thuật dân gian truyền thống đương thời. Hầu hết các vì, kèo, cột đều được xây dựng bằng các loại gỗ quý như sao tía, trắc, cà chít hết sức chắc chắn, chạm trổ trau chuốt, công phu, gờ cạnh tỉ mỉ, sắc sảo, do những bàn tay khéo léo của các nghệ nhân người Huế tạo dựng. Trong gian Chánh điện, hệ thống tượng thờ được bô trí từ thấp đến cao, đầu tiên là bộ tuượng Tam Thế Phật; Di Đà Tam Tôn; Hoa Nghiêm Tam thánh,…Ngoài Hoa viên chùa Bác Ái còn có tổ hợp các bia, mộ tháp, miếu thờ Thần hoàng Bổn cảnh, miếu Sơn thần, Đoàn quán và nhà trù. Qua nhiều lần trùng tu, Chùa Tổ đình Bác Ái nét kiến trúc ban đầu đã bị thay đổi, một số điểm điêu khắc độc đáo như rồng chầu, dây cuốn, đã không còn. Hệ thống tượng thờ được phủ lớp đồng sáng, không giữ được nét đẹp nguyên sơ. Tuy nhiên, một số hiện vật quý giá mang giá trị nghệ thuật tạo hình như Tượng Tam tòa Thánh Mẫu, tượng Quan Âm bằng gốm men rạn, Hoành phi, Câu đối, hộp Sắc phong, Bửu ấn,…vẫn còn được trung bày, phảng phất vết tích thời gian.

3.Chùa Trung Khánh  
Sau khi xây dựng ngôi chùa xong Ngài giao lại cho Đại đức Thích Trí Thành trụ trì đến năm 1956. Kế thừa là Đại đức Thích Giác Thế (19561964). Đại đức Thích Giác Minh ( 19641994).
Hoà thượng được nhà nước trao cúp kỷ lục qui y người dân tộc nhiều nhất Việt Nam. Chính vì công lao to lớn của Ngài sống tốt đời, đẹp đạo Hoà thượng được GHPG Việt Nam và các cấp chính quyền tặng nhiều Bằng khen. Hoà thượng hiện là ĐBHĐND tỉnh KonTum 3 nhiệm kỳ và là Uỷ viên TW – UBMTTQ Việt Nam.

4.Chùa Khánh Lâm  
Tên chùa Khánh Lâm là ghép từ tên chùa Tổ đình Trung Khánh, nơi thầy Nhuận Bảo xuất thân và tên chùa Phước Lâm, nơi thầy Nhuận Bảo đang được cung thỉnh về trụ trì. Nếu suy diễn ra ngoài tên gọi ghép, thì tự thân “Khánh Lâm” cũng có ý nghĩa riêng. Khánh là vui, mừng. Lâm là rừng. Như vậy, Khánh Lâm nghĩa là chùa mang đến điềm vui, tin mừng của tinh thần độ thế về nơi núi rừng u nhã, u linh!

Theo triết lý nhà Phật, mọi sự thành bại đều từ căn duyên mà có. Cái “duyên” lớn của sự hình thành chùa Khánh Lâm phải kể từ ngày thầy Nhuận Bảo mang túi vải vân du tìm nơi dựng chùa hoằng pháp. Duyên may, khi thầy đặt chân đến đất Măng Đen gặp được quý vị lãnh đạo của huyện Kon Plong sẵn lòng tâm nguyện, đã hoan hỷ chấp y ý nguyện của thầy, liền cho tiến hành mọi thủ tục hành chánh và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong tiến trình dựng lập.

Chùa Khánh Lâm là biểu tượng của sự chung công, góp sức từ rất nhiều nguồn. Ngoài tâm đức của quý vị lãnh đạo huyện Kon Plong lúc khởi phát như đã nói, còn có Công ty Nam Trường Long cung tiến dường như toàn bộ phần Chánh điện (nội ngoại thất); mọi kinh phí khác đều từ sự chung tay, góp sức, đồng lòng của đạo hữu bốn phương.


5.Chùa Tháp Kỳ Quang
Chùa Tháp Kỳ Quang tuy mới 6 năm, nhưng đã giữ một uy tín hiếm hoi đối với chính quyền cũng như quần chúng, vì thế, mỗi ngày đều có hàng trăm Phật tử luân phiên kinh kệ. những rằm nguơn phải đến vài nghìn người.
Ba năm trước, cũng tại chùa Tháp Kỳ Quang, xã Đắkma huyện Đắkha, tỉnh Kontum diễn ra đại lễ khánh thành giai đoạn 1 chùa Tháp, đồng thời nhằm vào ngày giổ Quốc tổ Hùng Vương; năm nay, cũng vào ngày 5/5, vùng ven tỉnh gần giáp nước bạn Lào cũng diễn ra sự kiện với sự tham dự trên 500 người địa phương và một vài tỉnh thành.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN