TOP 8 nhà vật lý học nổi tiếng nhất trong lịch sử thế giới

0
3199
Vật Phẩm Phong Thủy

Nếu không có những bộ óc siêu phàm của các nhà vật lý lỗi lạc thì có lẽ con người còn chìm trong một thế giới mông muội lắm. Cùng điểm qua 8 nhà vật lý học nổi tiếng nhất lịch sử dưới đây nhé!

1. Charles Augustin de Coulomb (1736-1806)

Charles-Augustin de Coulomb (tiếng Pháp: [kulɔ̃]; 14 tháng 6 năm 1736 – 23 tháng 8 năm 1806) là một nhà vật lý học người Pháp. Phần lớn, ông được biết đến qua định luật Coulomb nhưng ông cũng có nghiên cứu về lực ma sát. Đơn vị đo điện tích hệ SI mang tên ông, coulomb.

2. Stephen Hawking (1942-)

Stephen William Hawking (stee-ven haw-king; sinh ngày 8 tháng 1 năm 1942) là một nhà vật lý lý thuyết, vũ trụ học, tác giả viết sách khoa học thường thức người Anh, hiện là Giám đốc Nghiên cứu tại Trung tâm Vũ trụ học lý thuyết thuộc Đại học Cambridge. Trong số những công trình khoa học quan trọng của ông, nổi bật nhất là sự hợp tác với Roger Penrose về lý thuyết kỳ dị hấp dẫn trong khuôn khổ thuyết tương đối tổng quát, và tiên đoán lý thuyết hố đen phát ra bức xạ (tức bức xạ Hawking). Hawking là người đầu tiên khởi đầu một nền vũ trụ học dựa trên sự thống nhất giữa thuyết tương đối tổng quát và cơ học lượng tử. Ông là người ủng hộ mạnh mẽ cách diễn giải đa vũ trụ về cơ học lượng tử.

3. Isaac Newton (1642 – 1727)

Luận thuyết của ông về Philosophiae Naturalis Principia Mathematica (Các Nguyên lý Toán học của Triết học Tự nhiên) xuất bản năm 1687, đã mô tả về vạn vật hấp dẫn và 3 định luật Newton, được coi là nền tảng của cơ học cổ điển, đã thống trị các quan niệm về vật lý, khoa học trong suốt 3 thế kỷ tiếp theo. ông cho rằng sự chuyển động của các vật thể trên mặt đất và các vật thể trong bầu trời bị chi phối bởi các định luật tự nhiên giống nhau; bằng cách chỉ ra sự thống nhất giữa Định luật Kepler về sự chuyển động của hành tinh và lý thuyết của ông về trọng lực, ông đã loại bỏ hoàn toàn Thuyết nhật tâm và theo đuổi cách mạng khoa học.

4. Albert Einstein (1879 – 1955)

Albert Einstein (tiếng Đức: [ˈalbɐt ˈaɪnʃtaɪn] (Speaker Icon.svg nghe); 14 tháng 3 năm 1879 – 18 tháng 4 năm 1955) là nhà vật lý lý thuyết người Đức, người đã phát triển thuyết tương đối tổng quát, một trong hai trụ cột của vật lý hiện đại (trụ cột kia là cơ học lượng tử). Mặc dù được biết đến nhiều nhất qua phương trình về sự tương đương khối lượng-năng lượng E = mc2 (được xem là “phương trình nổi tiếng nhất thế giới”), ông lại được trao Giải Nobel Vật lý năm 1921 “cho những cống hiến của ông đối với vật lý lý thuyết, và đặc biệt cho sự khám phá ra định luật của hiệu ứng quang điện”.Công trình về hiệu ứng quang điện của ông có tính chất bước ngoặt khai sinh ra lý thuyết lượng tử.

5. Galileo Galilei (1564 – 1642)

Galileo Galilei (thường được phiên âm trong tiếng Việt là Ga-li-lê; phát âm tiếng Ý: [ɡaliˈlɛːo ɡaliˈlɛi]; 15 tháng 2 năm 1564 – 8 tháng 1 năm 1642) là một nhà thiên văn học, vật lý học, toán học và triết học người Ý, người đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng khoa học. Các thành tựu của ông gồm những cải tiến cho kính thiên văn và các quan sát thiên văn sau đó, và ủng hộ Chủ nghĩa Copernicus. Galileo đã được gọi là “cha đẻ của việc quan sát thiên văn học hiện đại”, “cha đẻ của vật lý hiện đại”, “cha đẻ của khoa học”, và “cha đẻ của Khoa học hiện đại.” Stephen Hawking đã nói, “Galileo, có lẽ hơn bất kỳ một người riêng biệt nào, chịu trách nhiệm về sự khai sinh khoa học hiện đại.”

6. Ernest Rutherford (1871 – 1937)

Ernest Rutherford (1871 – 1937) là một nhà vật lý người New Zealand hoạt động trong lĩnh vực phóng xạ và cấu tạo nguyên tử. Ông được coi là “cha đẻ” của vật lý hạt nhân; sau khi đưa ra mô hình hành tinh nguyên tử để giải thích thí nghiệm trên lá vàng Ông khám phá ra rằng nguyên tử có điện tích dương tập trung trong hạt nhân rất bé, và từ đó đi đầu cho việc phát triển mẫu Rutherford, còn gọi là mẫu hành tinh của nguyên tử. Nhờ phát hiện của mình và làm sáng tỏ hiện tượng tán xạ Rutherford trong thí nghiệm với lá vàng mà ông được giải Nobel hóa học vào năm 1908. Ông được mọi người công nhận trong việc phân chia nguyên tử vào năm 1917 và đứng đầu thí nghiệm “tách hạt nhân” đầu tiên với hai sinh viên mà ông hướng dẫn, John Cockcroft và Ernest Walton vào năm 1932.

7. Aage Bohr (1922-2009)

Bohr sinh ngày 19.6.1922 tại Copenhagen, là con thứ tư của nhà vật lý nổi tiếng đã đoạt giải Nobel Niels Bohr và bà Margrethe Bohr, nhũ danh Nørlund. Thời thơ ấu, ông sống bên nhiều nhà vật lý như Wolfgang Pauli và Werner Heisenberg, những người làm việc chung với cha ông ở “Viện Vật lý lý thuyết” (nay là Viện Niels Bohr) ở Đại học Copenhagen.

8. Niels Bohr (1885-1962)

Niels Henrik David Bohr (tiếng Đan Mạch: [ˈnels ˈboɐ̯ˀ]; 7 tháng 10 năm 1885 – 18 tháng 11 năm 1962) là nhà vật lý học người Đan Mạch với những đóng góp nền tảng về lý thuyết cấu trúc nguyên tử và cơ học lượng tử sơ khai, nhờ đó mà ông nhận Giải Nobel Vật lý năm 1922. Bohr còn là nhà triết học và tích cực thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu khoa học.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN