Top 10 nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất với Internet ở nước ta

0
1712
Vật Phẩm Phong Thủy

Sau đây là  những người có công trong việc đưa sự phát triển Internet của nước ta lên một tâm cao mới .

1.Trương Gia Bình – Chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn FPT
Ông Trương Gia Bình cùng 12 cộng sự thành lập Công ty Công nghệ Thực phẩm FPT năm 1988, tiền thân của Công ty Cổ phần FPT sau này. FPT là một trong những công ty hiếm hoi bắt kịp được xu hướng Internet thời mới “mở cửa”. Những năm cuối thập niên 1990, nhiều sản phẩm công nghệ, phần mềm cùng với mạng Internet sơ khai tại Việt Nam đều mang dấu ấn của FPT. Dưới sự dẫn dắt của ông Bình, FPT ngày nay trở thành tập đoàn hàng đầu về cung cấp dịch vụ Internet và nội dung số.

2.Nguyễn Trung Chính – Tổng giám đốc tập đoàn CMC
Ông Nguyễn Trung Chính xây dựng CMC từ thời kỳ đất nước bắt đầu đổi mới, khi Internet bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam. Đến nay, CMC trở thành tập đoàn công nghệ lớn với doanh thu 2016 đạt trên 4.000 tỷ đồng và góp mặt trong nhiều lĩnh vực như công nghệ thông tin, viễn thông, an ninh mạng…


3.Nguyễn Mạnh Hùng – Tổng giám đốc tập đoàn Viettel
Nói đến sự bùng nổ của dịch vụ di động băng rộng tại Việt Nam, không thể không nhắc đến ông Nguyễn Mạnh Hùng – Tổng Giám đốc Viettel. Dù là nhà mạng “sinh sau đẻ muộn” tại Việt Nam nhưng Viettel dưới sự dẫn dắt của ông Hùng đã có những quyết định táo bạo, đặc biệt là việc đầu tư mạng 3G phủ sóng rộng như mạng 2G tới khắp cả nước vào năm 2010 – điều mà nhiều nhà mạng quốc tế lớn cũng chưa làm được thời điểm đó. Tới đầu năm nay, Viettel cũng đã thực hiện điều tương tự với mạng di động 4G. Giá cước hợp lý cùng vùng phủ sóng rộng đã giúp người dân Việt Nam có cơ hội trải nghiệm Internet từ mọi miền tổ quốc.

4.Trần Mạnh Hùng – Chủ tịch VNPT
VNPT luôn giữ vị trí “ông lớn” trong ngành viễn thông tại Việt Nam. Tuy nhiên, phải đến khi ông Trần Mạnh Hùng nắm vai trò “thuyền trưởng”, tập đoàn này mới thực sự bùng nổ trong vai trò nhà cung cấp dịch vụ Internet cáp quang. Ngoài tăng số lượng thuê bao, chất lượng đường truyền cũng như dịch vụ cho Internet cáp quang, ông Hùng còn sát sao trong việc tăng chất lượng mạng 3G. Từ nhà mạng có vùng phủ 3G hạn chế, Vinaphone của VNPT trở thành nhà cung cấp dịch vụ 3G có vùng phủ sóng rộng nhất từ năm 2016.

5.Vũ Hoàng Liên – Chủ tịch hội Internet Việt Nam
Sau thời gian dài dẫn dắt VDC – công ty chuyên cung cấp dịch vụ Internet của VNPT và cũng là công ty có thị phần Internet lớn nhất tại Việt Nam trước năm 2010, ông Liên tiếp tục thể hiện tầm ảnh hưởng của mình tới Internet khi giữ chức Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam. Đây là nơi hội tụ của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam cùng hoạt động trong lĩnh vực cung ứng, phát triển dịch vụ Internet và các lĩnh vực khác có liên quan đến Internet trên cả nước. Cơ quan này đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển của Internet thông qua các tư vấn, chính sách và hàng loạt hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm về các xu hướng mới trên Internet qua từng giai đoạn.

6.Lê Hồng Minh – Tổng giám đốc VNG
Sáng lập VinaGame (tiền thân của VNG) từ 2004, ông Lê Hồng Minh là một trong những người “khai phá” mảng game online tại Việt Nam. Mở rộng sang lĩnh vực khác, VNG tiếp tục thành công với cổng thông tin trực tuyến Zing hay Zalo, thu hút hàng chục triệu người dùng.


7.Nguyễn Tử Quảng – Tổng giám đốc BKAV
Xuất phát với lĩnh vực an ninh mạng, ông Nguyễn Tử Quảng công bố phần mềm chống virus đầu tiên của Việt Nam. Bkav do ông Quảng sáng lập đã có nhiều đóng góp đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng và mở rộng sang lĩnh vực sản xuất phần cứng, tiêu biểu có điện thoại Bphone.

8.Lê Nam Thắng – Nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT
Với hơn 26 năm đóng góp cho ngành TT&TT, ông Lê Nam Thắng là người phụ trách mảng “nóng” viễn thông trong suốt những năm qua. Ông đã có nhiều công lao trong việc đưa thị trường viễn thông từ trạng thái độc quyền chuyển sang cạnh tranh, tạo ra cú hích giúp thị trường viễn thông Việt Nam phát triển bùng nổ.


9.Thang Đức Thắng – Tổng biên tập báo VnExpress
Là người xây những viên gạch đầu tiên, ông Thang Đức Thắng đã đưa VnExpress từ vị trí non trẻ trở thành báo tiếng Việt có nhiều người đọc nhất toàn cầu. VnExpress được thành lập năm 2001, là báo điện tử đầu tiên của Việt Nam không có ấn bản giấy. VnExpress có 46 triệu người đọc thường xuyên (user), tạo ra 15,8 tỷ lượt truy cập (pageview) trong năm 2016, theo Google Analytics. Mỗi ngày, báo xuất bản trung bình 500 tin, bài. Các lĩnh vực được đọc nhiều gồm Thời sự, Thế giới, Pháp luật, Giải trí, Thể Thao, Kinh doanh… Báo có các trang chuyên biệt về nội dung như Ngôi sao.net tập trung vào thông tin giải trí; Ione.net cung cấp tin tức về giới trẻ. Phiên bản tiếng Anh của VnExpress, ra mắt tháng 4/2016, nằm trong top 15 trang báo đáng đọc nhất ở Đông Nam Á theo bình chọn của Asean Up, trang thông tin kinh tế khu vực.

10.Mai Liêm Trực – nguyên Thứ trưởng Bưu chính Viễn thông
Tiến sĩ Mai Liêm Trực được coi là người có công đầu trong việc đặt nền móng cho Internet tại Việt Nam. Tham dự hội nghị về Internet lần đầu năm 1991, ông mất 6 năm cùng cộng sự thuyết phục các nhà lãnh đạo cũng như xây dựng cơ chế quản lý để Internet chính thức có mặt tại Việt Nam. Nghị định 55 về quản lý Internet ban hành năm 2011 mang dấu ấn của tiến sĩ Trực cũng được xem là bước ngoặt khi cho phép các doanh nghiệp tham gia cung cấp Internet tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN