TOP 8 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý

0
1072
Vật Phẩm Phong Thủy

Việt Nam đang đối mặt với gánh nặng kép về dinh dưỡng: suy sinh dưỡng thấp còi nhẹ cân đi đôi với béo phì. Dưới đây là 8 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý dành cho bạn và gia đình!

1. Phối hợp thức ăn nguồn đạm động vật và thực vật, nên ăn tôm, cua, cá và đậu đỗ

Trong quá trình ăn uống, thực đơn hàng ngày là rất quan trọng, bạn càng phải phối hợp đa dạng các nguồn đạm từ động vật và thực vật. Đồng thời cũng không nên bỏ qua các nguồn dinh dưỡng rất tốt có trong: cua, cá và các loại đậu đỗ vì đây chính là 3 nguồn thực phẩm siêu dinh dưỡng đặc biệt cần thiết cho con người. Hãy ghi nhớ điều này vì một sức khỏe tốt cho bạn và gia đình.

2. Nuôi con bằng sữa mẹ

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất và phù hợp đối với trẻ sơ sinh. Trong thời kỳ nuôi con bú, bà mẹ cần được ăn no, uống đủ, ngủ tốt, tinh thần thoải mái để đủ sữa nuôi con.

Trong 4 tháng đầu sau khi đẻ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, không nên cho trẻ ăn uống thêm thức ăn hay nước uống gì khác. Cho trẻ ăn bổ sung từ tháng thứ 5, chú ý đến chất lượng thức ăn bổ sung như tô màu đĩa bột, thêm dầu ãn. Tuỳ theo lứa tuổi, trẻ cần được ăn nhiều bữa để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, không nên cai sữa trước 12 tháng tuổi, có điều kiện nên cho bú kéo dài tới 18 – 24 tháng.

3. Ăn ít đường

Ðường hấp thụ nhanh và thẳng vào máu nên có tác dụng trong trường hợp hạ đường huyết. Tuy nhiên, không nên ăn đường quá mức, đặc biệt đối với người nhiều tuổi vì rất có thể dẫn đến bệnh tiểu đường. Cả trẻ em và người lớn đều không nên ăn bánh kẹo, không được uống đồ ngọt trước bữa ăn. Mỗi tháng chỉ nên ăn bình quân khoảng 500gam đường mỗi người.

4. Cần ăn rau, quả hàng ngày

Trong rau, quả có nhiều vitamin, chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Rau, quả gây thèm ăn, kích thích chức năng tiết dịch của các tuyến tiêu hóa (rau mùi, hành, tỏi…) chống táo bón và quét nhanh chất độc, cholesterol thừa ra khỏi ống tiêu hóa. Một số loại rau, nhất là rau gia vị còn có tác dụng chữa bệnh và là nguồn kháng sinh thực vật quý như hành, tỏi, tía tô…

Mức rau quả tiêu thụ cho người trưởng thành cần khoảng 300g/người/ngày; với trẻ em cần lượng từ 100 – 200g/trẻ/ngày.

5. Ăn phối hợp dầu thực vật và mỡ động vật hợp lý, nên ăn vừng, lạc

Vừng, lạc là thực phẩm giàu chất béo và cũng giàu cả chất đạm. Chất béo của vừng, lạc có chứa nhiều axit béo không no oleic, linoleic và ít cholesterol. Vừng, lạc còn có nhiều vitamin nhóm B. Khi ăn phối hợp chất béo thực vật (dầu, vừng, lạc) với chất béo động vật (mỡ, bơ) tạo nên sự hỗ trợ, cân đối trong cấu trúc bữa ăn.

6. Ðảm bảo vệ sinh thực phẩm

Ði đôi với việc đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, rất cần đảm bảo vệ sinh thực phẩm để thức ãn không là nguồn gây bệnh. Thực phẩm có thể bị ô nhiễm từ nhiều con đường: do đất và nước trong qúa trình trồng trọt; trong quá trình bảo quản và chế biến, vận chuyển; hoặc do con người và chuột bọ tiếp xúc với thức ăn. Nên có thói quen rửa tay sạch trước khi ăn, trước khi chế biến thức ãn và sau khi đại tiểu tiện. Uống nước sạch và đủ. Hạn chế uống rượu, bia và nước ngọt.

7. Uống đủ nước sạch hàng ngày

Cơ thể con người có tới 70% là nước, vì vậy hàng ngày bạn cần phải cung cấp đầy đủ lượng nước cần thiết để cơ thể điều hòa tốt. Vậy lượng nước hàng ngày mà bạn uống liệu rằng có đảm bảo hay chưa? Mỗi ngày bạn cần uống từ 1,5 – 2 lít nước. Nếu uống chưa đủ thì hãy bổ sung bằng các cách khác nữa nhé, để nó không có ảnh hưởng gì xấu đến sức khỏe. Sức khỏe là vàng là bạc cho nên các bạn hãy quan tâm đến nó nhiều hơn nhé.

8. Duy trì nếp sống năng động lành mạnh

Muốn ăn ngon miệng, tiêu hoá tốt và khoẻ mạnh cần duy trì nếp sống năng ðộng khoẻ mạnh. Không hút thuốc. Hạn chế bia, rượu. Người ít hoạt động thể lực, sống tĩnh tại thường bị thừa cân, béo phì và dễ mắc các bệnh tim mạch. Cần tăng cường các hoạt động thể dục thể thao đều đặn, phù hợp với các lứa tuổi và tình trạng sức khoẻ.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN