Các nhà thiết kế luôn yêu cầu sự thống nhất giữa phong cách kiến trúc và phong cách nội thất. Phong cách gắn liền với cá tính và đặc điểm, phong cách có thể cho thấy các bước phát triển kiến trúc nội thất trong một thời gian nhất định, trong một khu vực địa lý nhất định, với các tác phẩm có chung một đặc điểm. Phong cách theo nghĩa rộng đại diện cho một nền văn minh của thời đại. Phong cách có nghĩa là những gì đặc sắc có tính chất riêng tư, bộc lộ bản lĩnh sáng tác trong tác phẩm. Truyền thống và đổi mới: sự đổi mới đột ngột có thể đối lập với truyền thống, truyền thống và đổi mới đòi hỏi phải có sự kết hợp hài hoà giữa bản sắc dân tộc và yêu cầu hiện đại.
1 Thiết kế nội thất phong cách hiện đại.
Khuôn mẫu tạo dựng phong cách này chính là sự chính xác, không có những hậu cảnh phức tạp, không có sự kết hợp màu sắc cầu kì, khối hình học cơ bản được sử dụng đó là vuông, chữ nhật, tròn với bề mặt sắc nét, không trang trí, không khắc viền. Mỗi chi tiết đều được đơn giản hóa một cách tối đa để phù hợp với nhu cầu sử dụng giúp tạo nên một không gian nội thất đẹp
Ưu điểm: Phong cách nội thất hiện đại được hầu hết mọi người yêu thích và chấp nhận nó bởi vẻ đẹp, sự gọn gàng và tính tiện dụng cao nhưng không kém phần sang trọng đẳng cấp.
Phong cách hiện đại dễ thiết kế và thi công không yêu cầu kinh nghiệm lâu năm trong thiết kế và thi công đồ bởi kết cấu đơn giản.
Nhược điểm của phong cách này là yếu tố kinh tế. Để toát lên được đúng phong cách yêu cầu cao ở khâu thiết kế ngoài ra hầu hết chất liệu đồ đạc không có sẵn trong nước nên giá thành rất cao. Nếu tận dụng đồ đạc sản xuất trong nước nhiều dễ làm cho người nhìn cảm thấy “giả” và rất nhanh chán.
- Tính chất khô khan, nghèo nàn về hình thức trang trí,thích hợp với công trình công cộng, do những giáo lý cực đoan như “trang trí là trọng tội” (Adolf Loos), “Nhà là cái máy để ở” (Le Corbusier) v.v.
- Mang tính chất quốc tế, không có tính dân tộc và địa phương.
- Màu sắc đơn điệu, không gian lạnh lẽo
2 Phong cách thiết kế nội thất tân cổ điển
Kiến trúc tân cổ điển là một phong cách kiến trúc được tạo ra bởi phong trào tân cổ điển bắt đầu vào giữa thế kỷ 18. Trong cái nhìn tổng quát nhất cỉa tân cổ điển, nó là một phong cách chủ yếu xuất phát từ kiến trúc cổ đại, nguyên tắc Vitruvian, và công trình của kiến trúc sư người Ý Andrea Palladio.
Trong hình thức, kiến trúc tân cổ điển nhấn mạnh vẻ đẹp lên các bức tường và duy trì các đặc tính riêng biệt cho từng chi tiết trên đó. Kiến trúc tân cổ điển vẫn được yêu thích trong lĩnh vực thiết kế nội thất đương đại, và nó có thể được gọi là kiến trúc cổ điển tùy vào cách sử dụng của các kiến trúc sư
Theo đó, ở Trung và Đông Âu, phong cách thường được gọi là cổ điển (tiếng Đức : Klassizismus ), trong khi các phong cách được cải tạo và nâng cấp từ thế kỷ 19 cho đến ngày nay được gọi là tân cổ điển.
Nội thất tân cổ điển hiện nay cũng rất được yêu thích bởi sự sang trọng, tinh tế và quyền thế. Phong cách này thường hợp với các gia chủ đứng tuổi, yêu thích sự yên bình và hưởng thụ. Nó cũng thường được áp dụng trong các nhà hàng sang trọng. Bạn có thể tham khảo mẫu thiết kế nội thất giá rẻ với phong cách tân cổ điển phía dưới.
3 Phong cách thiết kế nội thất vintage
Khác với phong cách thiết kế nội thất hiện đại, Vintage được coi như một phong cách của kỉ niệm, dấu ấn của thời gian. Những người hoài cổ, yêu thích sự sang trọng mà tao nhã, không xa hoa chắc chắn sẽ yêu thích phong cách thiết kế nội thất đẹp này.
Điều dễ nhận thấy của nội thất theo phong cách vintange là màu sắc thường là màu trầm, màu pastel nhã nhặn. Những đồ vật trang trí mang tính hoài cổ là đặc điểm riêng của phong cách vintage. Chúng thường là những chân đèn bằng đồng, đèn chùm, đồng hồ, tranh treo, lọ hoa, gối tựa… tất cả đều toát lên vẻ xưa cũ nhưng vẫn mang tính thẩm mỹ cao. Những vật dụng như bàn, ghế, tủ, kệ đều mang đường nét mềm mại và thanh thoát.
Rèm cửa, giấy dán tường và là những đặc điểm không thể thiếu của nội thất theo phong cách vintage. Rèm thường được làm từ vải ren hoặc vải voan; giấy dán tường với những màu pastel tươi sáng như be, kem, hồng nhạt với hoa văn là điều dễ dàng nhận thấy trong không gian nội thất vintage.
4 Phong cách tối giản
Kiến trúc tối giản trở nên phổ biến vào những năm cuối thập niên 1980 tại london và newyork, nơi các thiết kế làm việc để đạt được sự đơn giản, sử dụng gam màu trắng, sáng trắng và màu xanh lạnh, không gian lớn với các đối tượng và nội thất nhỏ. Khái niệm của thiết kế tối giản là gộp lại những yếu tố thiết yếu và truyền đạt đơn giản đối với cuộc sống. Khái niệm này được lấy cảm hứng từ những thiết kế truyền thống của nhật bản và khái niệm của thiền triết học.
Ý tưởng này là mọi thứ không cần trang trí nhưng mọi thứ cần phải được tối giản đến mức mà bạn không còn gì để loại bỏ để cải thiện thiết kế. Các yếu tố hình học cơ bản, sự hạn tối đa về trang trí, chất liệu đơn giản và sự lặp lại của các cấu trúc đại diện cho trạng thái trật tự và chất lượng. Sự chuyển động của ánh sáng tự nhiên trong những ngôi nhà tối giản cho thấy không gian đơn giản và sạch sẽ. Việc bổ sung thành tủ lưu trữ( nhà kho) là chìa khóa để không gian tối giản trong khi vẫn giữ được các yếu tố thiết yếu.
Chốt lại, đặc điểm chính của phong cách thiết kế nội thất đơn giản là…
Màu sáng, trắng hay xanh lạnh.
Không gian mở lớn với nội thất tối giản.
Giảm thiểu tới số lượng hợp lý.
Nhà kho là chìa khóa để duy trì sự tối giản.
Sử dụng ánh sáng tự nhiên là điểm nhấn.
5 Phong cách thiết kế nội thất Scandinavian
Cội nguồn là xứ lạnh Bắc Âu nên không ngạc nhiên khi căn phòng được bao phủ gam màu trắng tuyết. Tuy nhiên khi trở thành một trong những phong cách phổ biến nhất thế giới, nội thất màu trắng đặc trưng của Scandinavian dần thay thế bằng màu vàng nâu của sàn gỗ hoặc màu tường palette.
Mặc dù vậy, Scandinavian có hai thứ không thay đổi là nội thất gỗ tự nhiên và cửa sổ lớn thu hút ánh sáng ban ngày – thứ hiếm hoi mà người Bắc Âu luôn tận dụng cho mùa đông giá rét của họ.
6 Phong cách công nghệ cao
Nếu bạn thích những tấm gương, bạn đam mê công nghê và muốn nhìn mọi thứ một cách trong suốt thì hãy trang trí ngôi nhà mình theo phong cách cực hiện đại này. Với sự tích hợp của kim loại, nhựa và thủy tinh, không gian này xứng đáng là nội thất công nghệ cao. Ngoài ra, chúng khá đẹp và thoải mái, sẽ rất tuyệt vời nếu bạn tận hưởng không gian này để làm việc hay nghỉ dưỡng.
7 Phong cách Pop Art
Với hình ảnh của các bức tranh trang trí, bàn ghế nhựa, gối ôm màu sắc tươi sáng rực rỡ trông căn phòng như một buổi triển lãm nghệ thuật đương đại. Đây chính là kết quả của việc bạn quyết định trang trí ngôi nhà theo phong cách Pop Art. Dù có hơi rối rắm nhưng phong cách này khá hợp với những người thích chút gì cá tính và nổi loạn. Và ít nhất bạn sẽ không bao giờ cảm thấy nhàm chán ở đây.
8 Phong cách thiết kế nội thất Nhật Bản
Mang phong cách thiết kế nội thất Nhật Bản vào trong căn hộ của bạn với một từ tổng hợp đó là: Zen (thiền). Vâng, sự giản dị thanh bình bao quanh những mẫu thiết kế của văn hoá Nhật Bản. Hàng ngàn năm nay đã gắn liền với truyền thống đã ảnh hưởng đến kiến trúc của Nhật Bản và thẩm mỹ trong ngành thiết kế nội thất, kết quả là thiết kế nội thất theo phong cách Nhật Bản mang một thanh bình và rất đậm chất văn hóa của xứ sở phù tang.
Phong cách Nhật phát triển trong môi trường sống thanh tịnh và gọn gàng, giữ chặt chẽ sự cân bằng, trật tự, phong tục cổ xưa và tình yêu với nét đẹp tự nhiên.
Khi người ta hiểu các nghi thức trà cổ và lối sống của người Nhật – nền văn hoá ngay lập tức trở nên rất đáng yêu và xứng đáng được tái tạo trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nếu vì bất kỳ lý do nào khác, chúng ta hãy bắt chước theo phong cách Nhật Bản để mang một chút Zen vào cuộc sống của chúng ta.