Cơ thể người là một cỗ máy thực sự chi tiết. Dù có thể không hoàn hảo, nhưng tất cả mọi thứ kết hợp hoạt động rất ăn khớp với nhau. Để làm được điều đó, không thể không kể đến công lao của não bộ
Não bộ có vai trò điều phối, giúp mọi thứ từ không hoàn hảo trở thành hoàn hảo. Tuy nhiên, bản thân não thì không hề hoàn hảo đâu, và những sự thật dưới đây sẽ cho bạn hiểu điều đó.
1. Não bộ không thể nhìn quá chi tiết đâu
Đôi khi chúng ta lầm tưởng rằng có thể nhìn hết tất cả màu sắc và chi tiết nhỏ của một bức tranh trong cùng một lúc nhưng thực tế lại khác, mắt chúng ta chỉ nhạy cảm với một khoảng màu và chi tiết rất nhỏ – rơi vào khoảng 5cm – và khả năng ghi nhớ của chúng ta với những đặc điểm này cũng cực kì ngắn hạn.
Như ảo ảnh nổi tiếng của Jacques Ninio dưới đây là một minh chứng rõ ràng cho việc này. BMặc dù bạn biết rõ bức ảnh này có 12 dấu chấm đen, nhưng bạn không thể nhìn thấy tất cả chúng cùng một lúc được.
.
2. Khả năng cảm nhận màu cũng hạn chế
Mắt người là một thấu kính tuyệt vời, có thể cảm nhận tới hàng triệu màu sắc khác nhau. Nhưng trong một thời điểm mắt chúng ta chỉ có thể nhận thức được từng màu khi nhìn vào một bức tranh đa sắc.
Để quan sát toàn bộ màu sắc của một bức tranh thì não của chúng ta phải rà soát từng màu một và quá trình này diễn ra khá nhanh khiến chúng ta nhầm tưởng rằng mình có khả năng bao quát nhiều màu trong cùng một thời điểm. Điều này cũng xảy ra tương tự khi chúng ta nhìn một văn bản, vật thể và thậm chí là trong việc nhận diện các gương mặt.
3. Sự thật về khả năng đa nhiệm của bộ não
Các nhà khoa học đã tiến hành nhiều nghiên cứu trên bộ não con người và khẳng định rằng: con người chỉ có thể thực hiện một hoạt động nhận thức tại một thời điểm, cụ thể, chúng ta không thể vừa đọc sách vừa trò chuyện với người khác, hay không thể vừa đọc báo cáo vừa trả lời email được. Nhưng con người lại có khả năng nhảy từ việc này sang việc khác rất nhanh và vì thế, tự huyễn hoặc bản thân rằng hành động nhảy cóc giữa các công việc ấy là “đa nhiệm”.
Khi thực hiện cái gọi là đa nhiệm, điều chúng ta thực sự làm là chuyển sự tập trung của mình từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác. Điều này dẫn đến hậu quả tiêu cực là chúng ta vừa không dành đủ sự tập trung cho bất kì công việc nào mà chất lượng của sự tập trung đó cũng giảm sút.
Khi bộ não phải chuyển sự tập trung từ công việc này sang công việc khác thì khi bắt nhịp trở lại công việc trước, nó sẽ mất thời gian để lấy lại “đà”, “trớn” đã mất. Theo nghiên cứu của các giáo sư tại Đại học California, thời gian trung bình để bắt nhịp trở lại với công việc đang dang dở là 25 phút, có nhiều trường hợp mất đến hàng giờ liền. Do đó, năng suất làm việc có thể giảm đến 40% nếu bạn cứ “nhảy cóc” giữa các nhiệm vụ.
4. Đọc vị biểu cảm khuôn mặt – toàn là não tưởng tượng ra
Đạo diễn phim nổi tiếng Lev Kuleshov của Nga đã khám phá ra một sự thật rằng, những biểu cảm không rõ ràng trên khuôn mặt có thể được não quy đổi theo nhiều nghĩa tùy theo bối cảnh xung quanh.
Khi nhìn vào biểu cảm gương mặt của người đàn ông kia ta có thể hiểu khi đặt cạnh đó một món ăn ngon mắt. Tuy nhiên, ông ta sẽ buồn và đau khổ khi thay bức hình bên cạnh bằng một chiếc quan tài và nếu được đặt cạnh một cô gái đẹp, đó lại là điệu cười khẩy thể hiện ham muốn.
5. Tình yêu không hẳn đã là tình yêu
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng đàn ông sẽ thấy một người phụ nữ hấp dẫn hơn, nếu như họ phải vượt qua một cây cầu treo chênh vênh, nguy hiểm để gặp cô (hoạt động mạo hiểm làm cơ thể sinh ra adrenaline, và người ta rất dễ nhầm tưởng đó là tình yêu).
6. Não bộ có thể hoạt động trong vô thức?
Khi chúng ta tạm dừng một công việc khó khăn thì bộ não chúng ta thực chất vẫn đang tiếp tục suy nghĩ và cố gắng tìm ra cách giải quyết nó.
Và như chúng ta đã biết, bộ não chỉ có thể làm được 1 nhiệm vụ một lúc nên thực chất việc này không hề xảy ra.