Cứ mỗi mùa mưa bão về, hàng ngàn cây số bờ biển trên thế giới lại bị đe dọa. Đáng sợ hơn, cuộc sống của con người cũng như động vật nơi đây luôn trong tình trạng cực kỳ nguy hiểm, luôn phải đối đầu với những cơn hồng thủy tấn công bất cứ lúc nào. Hãy cùng chúng tôi điểm qua 8 siêu bão mạnh nhất được ghi nhận trong lịch sử nhân loại từ trước đến nay nhé.
1. Bão Tip – 1979
Bão Tip, được biết đến ở Philippines với tên gọi Bão Warling, là xoáy thuận nhiệt đới mạnh nhất và có kích thước lớn nhất từng được ghi nhận. Là cơn bão nhiệt đới thứ 19 và bão cuồng phong thứ 12 của Mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương 1979, Tip phát triển từ một nhiễu động nhiệt đới mà trước đó hình thành từ một rãnh gió mùa trong ngày 4 tháng 10 trên khu vực gần Pohnpei. Ban đầu, một cơn bão nhiệt đới tồn tại ở phía Tây Bắc đã cản trở sự phát triển và chuyển động của Tip, dù vậy, khi cơn bão này di chuyển xa hơn về phía Bắc, Tip đã có cơ hội để tăng cường. Vào ngày 12 tháng 10, sau khi vượt qua Guam, Tip mạnh lên nhanh chóng, đạt đến sức gió tối đa 305 km/giờ (190 dặm/giờ) cùng một áp suất tại mực nước biển thấp kỷ lục từng được ghi nhận trên toàn cầu là 870 mbar (870.0 hPa; 25,69 inHg). Tại thời điểm đạt đỉnh, Tip cũng đồng thời là xoáy thuận nhiệt đới có kích thước lớn nhất từng được ghi nhận với trường gió bao phủ một vùng có đường kính lên tới 2.220 km (1.380 dặm). Tip dần suy yếu khi tiếp tục di chuyển theo hướng Tây – Tây Bắc và sau này đã chuyển sang hướng Đông Bắc do chịu tác động của một rãnh thấp. Đến ngày 19 tháng 10, cơn bão đổ bộ vào miền Nam Nhật Bản và một thời gian sau nó đã chuyển đổi thành một xoáy thuận ngoại nhiệt đới.
2. Siêu bão Nora – 1973
Bão Nora là xoáy thuận nhiệt đới mạnh thứ ba từng được ghi nhận. Cơn bão có nguồn gốc từ một vùng áp suất thấp trên Tây Bắc Thái Bình Dương và nó đầu tiên được xác định là một áp thấp nhiệt đới trong ngày 2 tháng 10. Di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, hệ thống dần tăng cường, và đến tối ngày hôm sau nó đã đạt cấp độ bão cuồng phong. Sau khi chuyển hướng sang Tây Bắc, cơn bão trải qua một giai đoạn tăng cường mãnh liệt, trong quãng thời gian 24 giờ áp suất trung tâm đã giảm 77 mbar (hPa; 2,27 inHg). Khi quá trình này kết thúc, Nora đạt đỉnh với vận tốc gió 295 km/giờ (185 dặm/giờ) cùng áp suất 877 mbar (hPa; 25,91 inHg), khiến cho nó trở thành xoáy thuận nhiệt đới mạnh nhất từng được ghi nhận (cùng với bão Ida năm 1958) tại thời điểm đó; tuy nhiên mức áp suất của Nora sau này đã bị vượt qua bởi hai cơn bão khác (Tip và June, cùng trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương). Tiếp theo cơn bão suy yếu và chuyển hướng Tây Bắc khi nó tiếp cận Philippines. Sau khi đi sượt qua Luzon trong ngày 7 tháng 10, Nora vượt qua Đài Loan và cuối cùng đổ bộ vào Trung Quốc trong ngày 10 tháng 10. Khi đã ở trên đất liền, Nora suy yếu nhanh chóng và tan vào ngày hôm sau.
3. Siêu bão June – 1975
June là cơn bão mạnh nhất của mùa bão, nhưng nó đã không gây tác động đến đất liền. Vào thời điểm đó, June là xoáy thuận nhiệt đới mạnh nhất từng được ghi nhận trên Trái Đất, với áp suất trung tâm 875 milibars. Kỷ lục này bị phá vỡ bởi cơn bão Tip bốn năm sau vào năm 1979. June cũng là trường hợp đầu tiên ghi nhận được một cơn bão có ba thành mắt bão đồng thời.
4. Siêu bão Ida – 1958
Bão Ida, còn được biết đến với cái tên Bão Kanogawa (Kanogawa Typhoon (狩野川台風 Kanogawa Taifū?)), là cơn bão làm chết nhiều người thứ ba tại Nhật Bản từng được ghi nhận. Ida hình thành vào ngày 20 tháng 9 năm 1958 trên khu vực gần Guam thuộc Tây Bắc Thái Bình Dương. Di chuyển về phía Tây, hệ thống tăng cường nhanh chóng và sang ngày hôm sau nó đã trở thành một cơn bão cấp ba trong thang bão Saffir-Simpson với vận tốc gió 115 dặm/giờ (185 km/giờ). Đến ngày 22 tháng 9, Ida chuyển hướng Bắc và tiếp tục mạnh lên một cách nhanh chóng. Hai ngày sau, máy bay săn bão đã quan sát được một mức áp suất khí quyển tối thiểu là 877 mb (25,9 inHg) cùng với vận tốc gió tối đa ước tính 325 km/giờ (200 dặm/giờ). Những con số này giúp Ida trở thành xoáy thuận nhiệt đới mạnh nhất trên Trái Đất vào thời điểm đó; kỷ lục này đã bị phá bởi cơn bão June 17 năm sau. Ida sau đó suy yếu khi tiếp tục di chuyển theo hướng Bắc – Đông Bắc trước khi đổ bộ vào vùng Đông Nam đảo Honshū của Nhật Bản vào ngày 26 với sức gió 120 dặm/giờ (190 km/giờ). Sang ngày hôm sau, Ida trở thành một xoáy thuận ngoại nhiệt đới, và cơn bão tan trong ngày 28 trên vùng biển phía Đông Nhật Bản. Ida đã gây ra lũ lụt nghiêm trọng tại vùng Đông Nam Nhật Bản, là nguyên nhân dẫn tới hơn 1.900 trận lở đất. Tổn thất ước tính vào khoảng 50 triệu USD, cùng với 1.269 trường hợp thiệt mạng.
5 . Siêu bão Kit – 1966
Siêu bão Kit hình thành ở Thái Bình Dương vào ngày 25/6/1966. Báo cáo xác nhận rằng cơn bão đạt tới sức gió 313km/giờ nhưng khi đó công nghệ đo sức gió vẫn còn ở mức sơ khai. Siêu bão Kit đổ bộ vào đảo Honsu ngày 28/6 khiến 64 người chết.
6 . Siêu bão Rita – 1978
Chỉ vài tuần sau khi bão Katrina tàn phá New Orleans và các khu vực khác của tiểu bang Louisiana, Mỹ, bão Rita hình thành trên Đại Tây Dương. Bão Rita tiến vào Louisiana, đồng thời tàn phá tiểu bang Texas, Mỹ, gây ra thiệt hại 12 tỷ USD.
7. Siêu bão Vanessa – 1984
Với sức gió giật khủng khiếp 298 km/h siêu bão Vanessa đã đổ bộ vào đảo Guam của Philippines thuộc quyền kiểm soát của Mỹ nằm ở phía Tây Thái Bình Dương vào 22/10/1984. Cơn bão này đã gây ra tổng thiệt hại về tài sản khoảng 1.700.000 USD tại đảo Guam.
8 . Bão Katrina – 2005
Bão Katrina là cơn bão thứ 11 được đặt tên và bão cuồng phong thứ năm của mùa bão Đại Tây Dương 2005. Katrina là cơn bão gây thiệt hại vật chất lớn nhất, và thiệt hại nhân mạng nhiều thứ 5 trong lịch sử nước Mỹ. Bên cạnh đó, Katrina còn là xoáy thuận nhiệt đới mạnh thứ ba từng đổ bộ vào quốc gia này, sau hai cơn bão Labor Day 1935 và Camile năm 1969. Tổng cộng, đã có ít nhất 1.833 người thiệt mạng, khiến Katrina trở thành cơn bão chết chóc nhất tại Hoa Kỳ kể từ bão Okeechobee 1928. Tổng thiệt hại vật chất ước tính lên tới 108 tỉ USD (2005 USD), gần gấp 4 lần cơn bão Andrew năm 1992. Sau này, bão Ike năm 2008 và Sandy 2012 cũng đã gây nhiều tổn thất hơn Andrew, nhưng cả hai đều còn kém xa Katrina.