Top 5 môn võ có xuất xừ từ Việt Nam

0
2306
Vật Phẩm Phong Thủy

Bên cạnh những nét tương đồng với nền võ thuật rộng lớn của Trung Hoa do ảnh hưởng từ giao lưu văn hóa, các phái võ Việt Nam, hay còn được gọi với tên “Võ thuật Cổ Truyền”. Vậy nước ta đã có những môn võ nào nổi tiếng , chúng ta cùng xem dưới đây.

1.Vovinam
Vovinam – Việt võ đạo là môn võ được võ sư Nguyễn Lộc sáng lập vào năm 1936 nhưng lúc này hoạt động âm thầm, đến 1938 mới đem ra công khai đồng thời ông đề ra chủ thuyết “cách mạng tâm thân” để thúc đẩy môn sinh luôn luôn canh tân bản thân, và hướng thiện về thể chất lẫn tinh thần. Vovinam được phát triển dựa trên môn vật cổ truyền Việt Nam, kết hợp với những tinh hoa của các môn phái võ thuật Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Dựa trên nguyên lý Cương Nhu Phối Triển, môn sinh Vovinam được tập luyện những đòn thế tay không, cùi chỏ, chân, gối cho đến các loại vũ khí như kiếm, đao, mã tấu, dao, côn, quạt… Ngoài ra, môn sinh còn được học cách đối phó với vũ khí bằng tay không, các lối phản đòn, khóa gỡ và các đòn vật. Trong các môn võ của Việt Nam, Vovinam được phát triển quy mô và rộng lớn nhất với nhiều môn sinh có mặt ở hơn 60 nước trên thế giới, trong đó có Ba Lan, Bỉ, Campuchia, Đan Mạch, Đức, Hoa Kỳ, Maroc, Na Uy, Nga, Pháp, România, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Singapore, Uzbekistan, Thái Lan, Ý, Úc, Ấn Độ, Iran, Tây Ban Nha, Algérie, Đài Loan… Chánh chưởng quản Hội đồng Võ sư Vovinam hiện nay là võ sư Nguyễn Văn Chiếu.


2.Bình Định gia
Bình Định gia là một môn phái võ thuật cổ truyền Việt Nam thuộc hệ phái võ Bình Định. Sáng tổ của môn phái này là Trần Đại Chí, một võ tướng dưới triều Thanh (Trung Quốc). Do bất đồng chính kiến với triều đình, nên Trần Đại Chí phiêu dạt sang Việt Nam, định cư ở Bình Định. Tại đây, ông đã nghiên cứu, học hỏi các môn võ Tây Sơn (từ tướng Võ Văn Dũng nhà Tây Sơn), phối hợp với sở học võ thuật Trung Hoa (Thiếu Lâm Tự, Hồng Gia quyền), tích hợp sở trường, lược bớt sở đoản của hai dòng võ, sáng tạo và hoàn thiện các bí quyết luyện tập và chiến đấu, đúc kết tinh hoa thành tâm pháp võ công rồi truyền lại trong gia đình. Bình Định gia trước kia chỉ truyền dạy cho con trai trong nhà, không thu nhận đệ tử. Hiện nay, chưởng môn phái Bình Định gia Trần Hưng Quang (chưởng môn đời thứ tư)[1].

Chữ gia trong Bình Định Gia có ý nghĩa là gia tộc. Cụ tổ của Bình Định Gia xuất phát từ Trung Quốc sau đó cụ đã sang Việt Nam và định cư ở Bình định, được trau rồi võ thuật Tây Sơn và sáng lập ra Bình Định Gia. Mặt khác chữ gia ở đây cũng mang ý nghĩa là gia đình vì môn võ này trước kia chỉ truyền dạy trong dòng tộc. không dạy ra bên ngoài.

Võ phục chính thức của Bình Định Gia có màu đen. Hệ thống các đai tiến dần theo trình độ từ dưới lên trên phân biết theo các màu: đen – trắng – xanh – vàng – đỏ.

Tôn chỉ của Bình Định gia là “Võ đạo vị nhân sinh- Võ công khai trí tuệ” (Rèn luyện võ công để nâng cao sức lực, khai tâm, mở trí, tự tin vào bản thân và tự tôn dân tộc). Bình Định gia truyền dạy tư tưởng “Dụng thủ vi công, thương tâm giả ác” (lấy tự vệ làm đòn công, lấy thiện tâm giải ác).

Đặc trưng của môn phái Bình định gia nằm ở công phu chân tấn và cùi chỏ (trong phái gọi là cút). Các công phu cơ bản được sắp xếp thành những bài quyền ngắn và dễ hiểu, nhưng rất hiệu quả, như Trung bình tấn cút, Đinh tấn cút, Pháp cước, Ngũ hành quyền, Tứ tượng. Đó cũng là vì đối tượng học là những nông dân cần được đào tạo nhanh chóng để xung vào các đội nghĩa binh Tây sơn. Ở mức độ Trung đẳng, Bình định gia chú trọng đào tạo các công phu nâng cao như Phản xạ, Chân lực, Nhãn pháp, tịnh tâm pháp và nội công. Những công phu như chặt gạch, vụt nhíp ô tô vào người, nằm trên mảnh chai và đập đá trên người, cho ô tô chèn qua người đều đã được những võ sinh trung đẳng ở chi nhánh Thanh xuân thực hiện.

Quyền pháp Bình định gia ở cấp độ trung đẳng chia thành ngũ hình: Hầu, Hạc, Hổ, Hùng, Xà nhưng còn thêm một bài Long Hoa đao pháp (Gọi là đao nhưng dùng tay thay đao, tùy theo ngộ tính của võ sinh mà thầy sẽ chia ra để dạy cho từng người các bộ hình khác nhau.


3.Lam Sơn căn bản
Lam Sơn căn bản là một võ phái cổ truyền ở Thanh Hóa – Việt Nam

Xuất phát từ 5 gia phái ở các vùng như: Băng Sơn, Phú Khê, Trung Hà, Trinh Nga (Hoằng Hóa), Phú Điền (Hậu Lộc) của Thanh Hóa. Ngày 6 tháng 6 năm 1946 tại đình làng Trung Hà (huyện Hoằng Hóa), có bảy người đại diện cho các gia phái trên đã thành lập nên môn phái Lam Sơn căn bản dựa trên hệ thống kỹ thuật được tổng hợp từ những kỹ thuật riêng lẻ gia truyền lâu đời của các gia phái trong vùng. Lấy tên Lam Sơn căn bản là muốn phát huy truyền thống thượng võ từ lâu đời của quê hương. Võ sư trưởng môn đầu tiên là võ sư Phi Hùng nguyên là người Hải Hưng (người đầu tiên có ý tưởng vận động thành lập môn phái). Võ sư trưởng môn thứ hai và cũng là cuối cùng cho đến bây giờ là võ sư Hà Định (người làng Trinh Nga) võ sư kế nhiệm từ năm 1947. Nơi võ phái bố cáo thành lập trước công chúng là đình làng Trung Hà, nơi mà năm xưa tướng quân Dương Đình Nghệ đóng quân, và nổi tiếng với giai thoại múa kiếm dưới mưa ngay tại sân đình, mưa không làm ướt sân dưới chân.


4.Nam Hồng Sơn
Nam Hồng Sơn là môn võ do võ sư Nguyễn Nguyên Tộ sáng lập trên cơ sở kết hợp võ thuật Trung Hoa và võ thuật cổ truyền Việt Nam. Sau một thời gian gián đoạn, từ năm 1984 con trai trưởng của ông tiếp tục phát triển Nam Hồng Sơn trên địa bàn Hà Nội và Hà Tây, Việt Nam. Võ sinh Nam Hồng Sơn tập luyện bằng võ thuật Trung Hoa ở những năm đầu, sau đó mới học võ thuật cổ truyền Việt Nam, kết hợp cả võ thuật tay không và binh khí.


5.Thiên Môn Đạo
Thiên Môn Đạo là một môn phái võ thuật cổ truyền Việt Nam được sáng lập bởi dòng họ Nguyễn Khắc ở thôn Dư Xá Thượng, xã Hòa Nam, huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Quá trình hình thành môn phái này được xem là có từ thời Đinh, đến cuối thế kỉ 18 hình thành tổ chức và đến gần đây mới được trưởng môn là Võ sư Nguyễn Khắc Phấn công khai.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN