Top 10 loài thằn lằn (đặc hữu) chỉ sinh sống ở Việt Nam

0
3240
Vật Phẩm Phong Thủy

Mỗi quốc gia có hệ thống động vật cũng như những môi trường phù hợp cho sự phát triển cũng như sinh sống với các loài động vật và từ đó xuất hiện những loài động vật đặc hữu hay còn gọi là những động vật chỉ sinh sống tự nhiên ở một nơi . Và sau đây là những loài thằn lằn chỉ sinh sống tự nhiên tại nước ta.

1.Thạch sùng Côn Đảo
Thạch sùng Côn Đảo (danh pháp hai phần: Cyrtodactylus condorensis ) là một loài bò sát trong họ Tắc kè (Gekkonidae). Loài này được Smith mô tả khoa học đầu tiên năm 1921. Đây là loài đặc hữu của Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Việt Nam. Chiều dài đầu-thân và chiều dài đuôi của cá thể đực lần lượt là 80 milimét và 100 mm còn ở cá thể cái là 68 mm và 85 mm. Phần lưng của thạch sùng Côn Đảo có màu nâu xám với những vết lớn sậm màu thường xếp theo chiều ngang, trong khi phần dưới cơ thể có màu xám nhợt nhạt.


2.Thằn lằn chân ngón Cúc Phương
Thằn lằn chân ngón Cúc Phương (danh pháp hai phần: Cyrtodactylus cucphuongensis), là một loài bò sát thuộc họ Tắc kè (Gekkonidae), được ông Ngô Văn Trí, một chuyên gia của Viện Sinh học Nhiệt đới Việt Nam và ông Chan Kin Onn, làm việc tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên thuộc Đại học Kansas tại Hoa Kỳ phát hiện tại vườn quốc gia Cúc Phương và công bố vào ngày 9 tháng 12 năm 2011.

Thằn lằn chân ngón Cúc Phương là loài động vật đặc hữu của vườn quốc gia Cúc Phương. Loài thằn lằn này có những đốm đen viền vàng trên đầu, 5 hoặc 6 vạch rộng đen thẫm không đều trên lưng, viền vàng và những đốm đen hai bên hông. Những đốm đen cũng xuất hiện giữa chân trước và chân sau. Chiều dài thân trung bình của chúng vào khoảng 96 mm.


3.Thằn lằn chân ngón Hòn Tre
Thằn lằn chân ngón Hòn Tre (danh pháp hai phần: Cyrtodactylus hontreensis) là một loài bò sát trong họ Tắc kè (Gekkonidae). Loài này được Ngô Văn Trí, Grismer & Grismer mô tả khoa học đầu tiên năm 2008. Đây là loài đặc hữu của hòn Tre thuộc tỉnh Kiên Giang, Việt Nam. Thằn lằn chân ngón hòn Tre mang những nét điển hình của loài sống trong hang động như mắt to, mõm dài, chi thon, củ tiêu giảm và không có củ đuôi thích nghi với đời sống trong hang sâu trên hòn Tre, vùng đệm của Khu Dự trữ Sinh quyển Kiên Giang. Loài này có thân hình thon, chiều dài mút mõm-hậu môn là 79,7 ± 4,9 milimét. Vùng chẩm không có đốm hay vệt màu. Trên lưng có ba vạch lớn nâu đậm viền trắng nhạt.

4.Thằn lằn chân ngón kingsadai
Thằn lằn chân ngón kingsadai (danh pháp hai phần: Cyrtodactylus kingsadai) là một loài thằn lằn chân ngón trong họ Tắc kè được phát hiện tại mũi Đại Lãnh, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, Nam Trung Bộ Việt Nam và được công nhận loài mới trên tạp chí Zootaxa số 3686 phát hành tháng 7 năm 2013. Tên định danh loài được đặt theo tên của thạc sĩ Phouthone Kingsada thuộc Trường Đại học Quốc gia Lào, người vừa mất vì sốt xuất huyết năm 2012.

Thằn lằn chân ngón kingsadai có chiều dài mõm-gốc đuôi SVL khoảng 94 mm, thân màu nâu nhạt với một vệt sẫm màu sau gáy và 4 vệt sẫm màu ngang thân, có một vảy gian mũi, 17-23 hàng u lồi quanh giữa thân, 39-46 hàng vảy bụng, gờ da hai bên sườn rõ.

5.Thằn lằn chân ngón Phú Quốc
Thằn lằn chân ngón Phú Quốc (danh pháp hai phần: Cyrtodactylus phuquocensis), là loài động vật bò sát thuộc họ Tắc kè. Loài này được một nhóm các nhà khoa học gồm 1 người Việt Nam và 2 người Mỹ là (Ngô Văn Trí, Grismer & Grismer khám phá ở vườn quốc gia Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, miền Nam Việt Nam. Công bố phát hiện loài thằn lằn này được đăng trên tạp chí Zootaxa 2604, số ra ngày 7/9. Đây là loài đặc hữu của Vườn quốc gia Phú Quốc.

Thằn lằn chân ngón Phú Quốc có chiều dài đầu mình lớn nhất khoảng 86 mm, có màu nâu vàng, lưng có 4 đến 5 vạch đen, đuôi có những vòng nâu đậm nhạt xen kẽ.


6.Thằn lằn chân ngón Thổ Chu
Thằn lằn chân ngón Thổ Chu (danh pháp hai phần: Cyrtodactylus thochuensis) là một loài bò sát trong họ Tắc kè (Gekkonidae). Đây là loài đặc hữu của đảo Thổ Chu thuộc tỉnh Kiên Giang, Việt Nam. Loài này có bề ngoài gần giống nhất với loài thạch sùng Côn Đảo (Cyrtodactylus condorensis Smith, 1921) và thằn lằn ngón (Cyrtodactylus paradoxus Darevsky & Szczerbak, 1997). Thằn lằn chân ngón Thổ Chu có chiều dài mút mõm-hậu môn tối đa là 86,3 milimét.

7.Thằn lằn chân nửa lá Bà Nà
Thằn lằn chân nửa lá Bà Nà (danh pháp: Hemiphyllodactylus banaensis) là một loài Tắc kè thuộc phân họ Tắc kè, chi Hemiphyllodactylus được các nhà khoa học Việt Nam và Hoa Kỳ phát hiện tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà Núi Chúa năm 2013, công bố trên tạp chí Zootaxa số 3760 (4): 539–552 năm 2014.


8.Thằn lằn đá Việt Nam
Thằn lằn đá Việt Nam (danh pháp: Gekko vietnamensis) là một loài tắc kè đặc hữu của Việt Nam mới được phát hiện năm 2010. Tên loài vietnamensis được đặt theo tên quốc gia nơi lần đầu tiên và hiện là nơi duy nhất phát hiện ra-Việt Nam. Kích thước trung bình (chiều dài chót mũi-gốc đuôi SVL lên đến 91 mm), thân mảnh, đầu hình mỏ chim với vảy môi trên có từ 11-12 cái. Mẫu vật thằn lằn Gekko vietnamensis được thu thập tháng 8/2008 trên núi Tức Dụp thuộc xã An Tức, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, Việt Nam, được lưu trữ tại Viện Sinh học Nhiệt đới (Institute of Tropical Biology) thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

9.Thằn lằn núi Bà Đen
Thằn lằn núi Bà Đen hay thằn lằn ba sọc hoặc thằn lằn vạch (danh pháp hai phần: Cyrtodactylus badenensis), là một loài bò sát thuộc họ Tắc kè (Gekkonidae), Loài này được phát hiện ở núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh và được các tác giả Nguyễn Ngọc Sang, Nikolai L. Orlov và Ilya S. Darevsky mô tả năm 2006. Loại thằn lằn này là một món ăn đặc sản của Tây Ninh và được đồn đại là có thể chữa nhiều bệnh trong đó có bệnh ung thư.

Thằn lằn núi Bà Đen có những vạch trắng ở lưng và đuôi, đầu vàng nâu và sống ở vách đá. Hiện tại, C. badenensis được phân biệt với các loài thằn lằn khác ở Đông Dương bằng tổ hợp các đặc trưng sau: các vảy ở đùi lớn và không có lỗ chân lông ở đùi; 8 – 10 vảy môi dưới, 10 – 13 vảy môi trên, 2 vảy liên mũi; 25 – 28 hàng vảy ngang qua phần bụng ở đoạn giữa của thân; 18 – 22 phiến mỏng dưới ngón ở ngón thứ tư của chi sau. Thằn lằn núi được chế biến thành nhiều món như băm nhỏ xào với tiêu xanh ăn kèm bánh tráng và lá lốt, trong đó thằn lằn núi chiên giòn ăn kèm xà lách, rau thơm và mắm me.


10.Thằn lằn Phong Nha-Kẻ Bàng
Thằn lằn Phong Nha-Kẻ Bàng (danh pháp hai phần: Cyrtodactylus phongnhakebangensis), là một loài động vật bò sát được tìm thấy và mô tả ở Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng của Việt Nam. Nó được một nhóm gồm 3 nhà khoa học Đức và 1 nhà khoa học Việt Nam khám phá năm 2002.

Thằn lằn Phong Nha-Kẻ Bàng được mô tả có kích thước nhỏ, chiều dài chưa kể đuôi khoảng 7,5 cm, lưng có 4-5 vệt tối hình dạng bất thường chạy ngang

Như tên gọi, loài này được tìm thấy ở Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng của Việt Nam và có lẽ là loài đặc hữu, chưa có tài liệu nào mô tả nó có mặt ở nơi khác.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN