Top 8 cuốn sách chuyên ngành du lịch trong nước được mua nhiều nhất hiện nay

0
6156
Vật Phẩm Phong Thủy

Với những bạn học sinh, sinh viên chuyên ngành du lịch trong nước hoặc đơn giản là những ai đam mê bộ môn học này thì đây chính là 8 cuốn sách chuyên ngành du lịch trong nước hay và bán chạy nhất hiện nay bạn không thể bỏ qua

1 Phát Triển Du Lịch Trên Cơ Sở Khai Thác Hợp Lý Giá Trị Di Sản Văn Hóa Thế Giới Vật Thể
Di sản văn hóa luôn đóng vai trò quan trọng trong lịch sử hình thành, phát triển của quốc gia, dân tộc, vùng miền. Đó không chỉ là tài sản của riêng một vùng đất hay con người địa phương, mà còn là tài sản vô cùng quý giá của quốc gia, phản ánh một cách tập trung nhất, tiêu biểu nhất truyền thống văn hóa Việt Nam. Trong các loại hình di sản văn hóa ở Việt Nam, có những giá trị di sản mang tầm vóc thế giới, được cả nhân loại tôn vinh và là “kho báu” vô giá đối với ngành du lịch. Vì vậy, việc phát triển du lịch trên cơ sở khai thác hợp lý giá trị di sản văn hóa thế giới là việc cần kíp và lâu dài.

2 Vietnam Paradise Or Hell
Tác phẩm Vietnam paradise or hell được viết bằng tiếng Anh, một kiểu cẩm nang du lịch dành cho khách nước ngoài. So với những book guide thông thường, Vietnam paradise or hell chuẩn bị cho khách nước ngoài những gì cần thiết khi du lịch ở Việt Nam, update các địa điểm du lịch mới mà theo Giang Phạm, khi đi theo đoàn, theo tour thì không được tham quan những địa điểm mới, các món ăn, lễ hội vân vân. Ngoài ra, Vietnam paradise or hell còn liệt kê 10 điểm đến thu hút nhất, 7 bãi biển, 7 hòn đảo như Hồ Cốc, Cô Tô, Lý Sơn, Lagi, Phú Quốc…, kèm hình ảnh minh họa sinh động, thực tế giúp du khách hiểu sơ lược về đất nước, con người, văn hóa, phong tục tập quán từ truyền thống đến hiện đại… Sách thích hợp cho du khách nước ngoài.

“Tôi đã nhớ Việt Nam đến phát khóc khi viết quyển sách này. Từng dòng chữ trong sách làm tôi nhớ lại bầu không khí tuyệt vời ở những nơi tôi từng đi qua, những món ăn ngon tuyệt hảo mà tôi từng thưởng thức, những trải nghiệm tuyệt vời không đâu có được. Và tôi chỉ muốn đặt ngay một tấm vé về Việt Nam để dành cả đời du lịch ở đất nước này. BỞI TÔI ĐÃ BIẾT CÁCH KHẮC PHỤC NHỮNG MẶT TỐI nên Việt Nam vẫn luôn là thiên đường trong tôi, ít nhất là thiên đường du lịch!”

Còn với những du khách chưa biết bằng cách nào để vượt qua những mảng tối của Việt Nam, chúng ta có thể làm gì để giúp họ? (Và cũng chính là giúp tìm ra lối thoát cho ngành du lịch Việt Nam). Phải làm gì? Phải làm sao? Làm sao đây? – Giang Pham

3 Hành Trình Cao Nguyên Đá
“Hành trình cao nguyên đá” là cuốn cẩm nang du lịch về phượt riêng vùng cao nguyên đá Hà Giang. Trong sách đầy ắp những thông tin bổ ích cho những người yêu phượt như “phượt là gì”, “Đi phượt cần những gì?”, “Đi xe máy như thế nào”, cả thông tin về nhà hàng khách sạn trong suốt chuyến đi đều được tác giả chia sẻ một cách nhiệt tình.

Bằng tình yêu cháy bỏng của bản thân đối với vùng đất xinh đẹp say đắm lòng người này. Cặp phượt thủ trẻ đã khắc họa một vùng cao nguyên đá trải dài không khô cằn mà đẹp theo một cách rất riêng. Đẹp vì những mùa hoa nở rộ tưởng chừng đối lập mà hợp nhau lạ thường. Đẹp vì những khối đá đủ hình thù đặc biệt sinh động khiến ai một lần trông thấy cũng ngỡ ngàng đến choáng ngợp. Đep vì những phiên chợ nhộn nhịn kẻ bán, người mua, những chén rượu ngô nhấm nháp bên bàn thắng cố. Để những ai đã từng biết đến Hà Giang thêm hiểu và thêm yêu, những người chưa biết thì ôm mộng về một vùng đất đẹp mộc mạc trên quê hương Việt Nam.

4 Việt Nam Ngày Nay – Chuyện Mưu Sinh
Việt nam ngày nay – Chuyện mưu sinh một trước tác đầy tham vọng và là bản dịch nhiều cuộc phỏng vấn những người Việt Nam bình thường về cuộc sống và nghề nghiệp của họ. Tiền đề của cuốn sách hấp dẫn ở sự giản dị, nhưng nội dung của nó thì thật hoành tráng về quy mô, tạo ra một lát cắt rất rõ ràng về các gia tầng kinh tế xã hội Việt Nam từ đỉnh tới đáy. Những bài phỏng vấn đa dạng và sự trung thực trong lời kể của các nhân vật được phỏng vấn làm cho cuốn sách rất ấn tượng và bổ ích. Thông qua cuốn sách, các tác giả hi vọng độc giả thế giới sẽ có thêm một cơ hội để cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống tại Việt Nam ngày nay, nơi những người dân bình thường đang nỗ lực hết mình để có một cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân mình suốt 24 giờ mỗi ngày, 7 ngày trong tuần.

Cuốn sách bao gồm 67 cuộc phỏng vấn do tiến sỹ Gerald Sasgas và các sinh viên thực hiện, trong đó những người trả lời phỏng vấn đều là người Việt Nam đang sinh sống và làm việc trong và ngoài nước, ở đủ mọi nghề nghiệp và lứa tuổi, đã bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của mình về công việc, cuộc sống và khát vọng tiến lên phía trước. Những bài phỏng vấn trong cuốn sách này được tiến hành như một phần trong chương trình giảng dạy của tác giả trong thời gian hướng dẫn Chương trình Giáo dục nước ngoài của Đại học California tại Việt Nam. Thông điệp quan trọng nhất của cuốn sách này đó là mọi nghề nghiệp đều có ý nghĩa như nhau, từ người nhặt rác, nông dân, đến nhân viên quảng cáo, tất cả đều nhằm mục đích có được một cuộc sống tốt đẹp hơn. Những công ăn việc làm này được chia thành từng nhóm nhỏ, nhóm “sản xuất” có thợ may hay nghệ sĩ…, nhóm “buôn bán” có từ người bán cá đến bán xe hơi, nhóm “quản lý” có người bán giày dép ở lề đường đến nhân viên bán hàng đa cấp, nhóm “đầu tư” có cả đại lý bán vé số, nhóm “bảo vệ”, nhóm “sửa chữa”, nhóm “lau chùi”, nhóm “chăm sóc” như y tá, vật lý trị liệu… Tất cả các cuộc phỏng vấn đều nhằm giúp tác giả hiểu rõ hơn về thực tiễn nghề nghiệp tại Việt Nam hiện nay.

Andrew X. Phạm – một kỹ sư của Đại học California tại Los Angeles (UCLA) năm 1990 nhưng đã từ bỏ công việc chuyên nghiệp để đạp xe rong ruổi khắp các tiểu bang miền Tây Hoa Kỳ, Nhật Bản và nhiều nơi ở Việt Nam đã nhận xét: “Một hai năm sống ở một quốc gia không làm cho bất kỳ ai trở thành chuyên gia được. Nhưng một thập kỷ thì được. Mười năm “đắm đuối” ở một địa phương, với những vui buồn, khám phá, đau khổ, tình bạn, giận dữ, tuyệt vọng, và hy vọng. Trong khoảng thời gian đó – chiếm trọn một phần tư cuộc đời lao động của một người trưởng thành – một con người sẽ sống, yêu thương, và mất mát, không phải chỉ một lần và vài lần. Và nếu người ấy có đôi mắt luôn sẵn sàng quan sát, một trái tim luôn sẵn sàng cảm nhận, một tâm hồn sẵn sàng thấu hiểu, khi đó và chỉ khi đó người ấy mới trở thành một chuyên gia. Đó là những gì Gerald đã bỏ ra ở Việt Nam, và nó chứng minh tất cả. Rõ ràng, Việt nam ngày nay – Chuyện mưu sinh là tác phẩm hiện thực tuyệt vời nhất về Việt Nam mà tôi từng đọc trong vòng một thập kỷ.

Cuốn sách được tác giả trân trọng dành tặng cho hàng triệu phụ nữ và nam giới Việt Nam vẫn phải thức dậy từ sáng sớm – và làm việc thâu đêm – để kiếm sống cho mình và gia đình mình. Không có họ cùng hàng triệu công việc khác nhau mà họ làm, sẽ không thể có cái địa danh tuyệt vời mang tên Việt Nam.

5 Sài Gòn Chợ Lớn Rong Chơi
Tên gọi Sài Gòn có từ bao giờ và nghĩa ra sao, qua lịch sử mấy trăm năm, đã thấy nhiều cuộc tranh luận gây cấn, đưa ra không ít l. lẽ công phu, mà éo le thay, đến nay vẫn chưa thể xác quyết chung cuộc. Vậy thì, người Sài Gòn là như thế nào, chẳng thể nào chỉ ra cặn kẽ cho được, nhưng vẫn có người Sài Gòn đấy, không chỉ về phong thổ, nơi cư trú, hay hành chính, mà còn cả văn minh, văn hóa, tập quán, bản sắc và tâm tính…

Phân biệt hay định nghĩa thế nào là người Sài Gòn rất khó, nhưng nếu sống tại thành phố này đủ lâu, nhận ra được người Sài Gòn khá dễ… Có người Sài Gòn nói giọng Bình Thuận, Phú Yên, Quảng Nam, Huế, rồi giọng Thanh – Nghệ – Tĩnh, rồi giọng Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Giang… Có người Sài Gòn nói tiếng Hoa, tiếng Khmer, Chăm…, mà hình như, cả 54 dân tộc đều có đủ. Có người Sài Gòn chưa bao giờ có quốc tịch Việt Nam và chưa thông thạo tiếng Việt… Từ những lý do nhì nhằng và cũng khá rõ ràng như vậy, nhà báo Nguyễn Hà đặt tôi viết loạt bài Người Sài Gòn cho tạp chí Sành Điệu từ đầu năm 2012. Yêu cầu không hề chơi chơi, vì mỗi số phải chọn hai nhân vật “cùng nghề và có vài điểm chung”, người trước có thể đã chết, người sau thì còn trẻ. Riêng tựa đề thì phải bắt đầu bằng hai chữ Sài Gòn. Và cũng với lý do, tạp chí này nhìn chung nữ tính (theo hướng đông đảo giới nữ đọc), nên tôi được đề nghị viết về giới nam – nghĩa là người Sài Gòn “giống đực”.

Nhưng rồi sau một năm cấp tập, tôi dần cạn vốn, mà độc giả cũng ngán nam, tôi được đề nghị chuyển qua nữ giới, đi được hơn nửa năm 2013, thì tới phiên tạp chí ngán, dừng lại hẳn. Khi tổ chức thành cuốn sách, tôi đắn đo rất nhiều về việc có nên bổ sung thêm nhân vật hay không, nhất là vài người đồng tính, lưỡng tính, “đa hệ” – vốn sinh sống và đóng góp cho Sài Gòn không ít điều tốt đẹp. Nhưng rồi nghĩ tới nghĩ lui, tôi vẫn muốn giữ cấu trúc liền mạch với tư duy như lúc viết, nên đành để dành nhiều nhân vật dự định cho tập 2, nếu tập 1 phát hành tốt đẹp. Chính vì vậy, hoàn toàn không phải do thiếu tôn trọng giới, mà vì ràng buộc kỹ thuật cấu thành ngay từ đầu, sách sẽ được đọc theo kiểu “tiền nam hậu nữ”, ai thích nam đọc từ trước, ai thích nữ đọc từ sau. Đây là điều mà bản thân tôi thấy rất áy náy, mong quý độc giả, đặc biệt giới nữ và các giới khác hỷ xả lượng thứ. Và cuối cùng, tại sao tôi chọn những người Sài Gòn như trong tập sách này, nếu phân trần ra, cũng có tiêu chí này kia, nhưng rồi thôi.

6 Một Số Vấn Đề Văn Hóa Du Lịch Việt Nam
Có thể khẳng định phần lớn tài nguyên du lịch là các giá trị, thành tựu, công trình văn hóa của dân tộc trong sự gắn bó với môi trường tự nhiên và xã hội. Bên cạnh đó, tài nguyên du lịch còn gắn trực tiếp với tiến trình lịch sử, truyền thống văn hóa của dân tộc qua các thời kỳ khác nhau. Như vậy, đối với du lịch bền vững, văn hóa trở thành tài nguyên tạo nên sự hấp dẫn có chiều sâu nhất để khai thác. Cuốn sách “Một số vấn đề văn hóa du lịch Việt Nam” giúp chúng ta hiểu hơn về mối quan hệ này.

7 Du Lịch Việt Nam Qua 26 Di Sản Thế Giới
Việt Nam là một nước có nhiều Di sản Thế giới. Theo số liệu thống kê mới nhất đến tháng 12 năm 2016, cả nước hiện có 26 Di sản Thế giới được UNESCO công nhận thuộc các lĩnh vực như: Di sản thiên nhiên, di sản địa chất toàn cầu, di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể, di sản tư liệu và di sản hỗn hợp. Đây là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá để phát triển du lịch Việt Nam trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Trong 26 Di sản Thế giới, chúng ta có: 3 di sản thiên nhiên thế giới (Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Công viên địa chất toàn cầu – Cao nguyên đá Đồng Văn); 12 di sản văn hóa thế giới (Quần thể di tích Cố đô Huế, Khu đền tháp Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An, Mộc bản triều Nguyễn, Bia đá các khoa thi Tiến sĩ triều Lê và Mạc, Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, Thành nhà Hồ, Mộc bản Chùa Vĩnh Nghiêm – Bắc Giang, Châu bản triều Nguyễn, Quần thể danh thắng Tràng An, Thơ văn trên kiến trúc Cung đình Huế, Mộc bản trường học Phúc Giang – Hà Tĩnh); 11 di sản văn hóa phi vật thể thế giới (Nhã nhạc cung đình Việt Nam, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Dân ca Quan họ, Nghệ thuật ca trù, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc, Hát Xoan ở Phú Thọ, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ, Dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh, Nghi lễ và trò chơi kéo co, Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt).

Hy vọng cuốn sách nhỏ này sẽ cung cấp cho bạn đọc tương đối đầy đủ những thông tin thú vị để chuẩn bị hành trình du lịch khám phá vẻ đẹp bất tận của đất nước Việt Nam.

8 Cẩm Nang Dã Ngoại
Quyển sách bổ ích cho tất cả các bạn trẻ có ý định tổ chức hay tham gia các hoạt động dã ngoại như: du hành, thám du, du khảo, cắm trại, lửa trại, trò chơi lớn, trò chơi đêm, nấu nướng ngoài trời, đi xe đạp, leo núi, bơi lội.

Ngoài việc chú trọng những quy tắc an toàn cá nhân và bảo vệ môi trường theo xu hướng của thế giới, sách cũng đề cao hiệu quả giao lưu và niềm vui của hoạt động tập thể.

Sách được in 2 màu với cách trình bày trẻ trung, sinh động.

Một quyển sách cần đọc cho mùa hè này.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN