Di sản thế giới là di chỉ, di tích hay danh thắng của một quốc gia như rừng, dãy núi, hồ, sa mạc, tòa nhà, quần thể kiến trúc hay thành phố,… do các nước có tham gia Công ước Di sản thế giới đề cử cho Ủy ban Di sản thế giới, được công nhận và quản lý bởi UNESCO. Sau đó, UNESCO sẽ lập danh mục, đặt tên và bảo tồn những vị trí nổi bật về văn hóa hay đặc điểm tự nhiên cho di sản nhân loại chung. Vậy ở Canada có những di sản nào đã được công nhận , chúng ta cùng tìm hiểu sau đây.
1.Vườn quốc gia Núi Rocky của Canada
Vườn quốc gia Núi Rocky của Canada là một di sản thế giới của UNESCO[ bao gồm 4 vườn quốc gia và 3 công viên tỉnh với rất nhiều núi non, hẻm núi, thác nước, hồ, sông băng, suối nước nóng cùng nguồn của các con sông chính tại Bắc Mỹ như Sông Athabasca, Saskatchewan, Columbia hay sông Fraser. Khu vực có sự đa dạng sinh học cao cùng vẻ đẹp tự nhiên, đặc biệt là có các đá phiến sét Burgess, với rất nhiều các hóa thạch cùng các động đá vôi.
Ban đầu, cùng với những khuyến cáo của IUCN về “vẻ đẹp đặc biệt tự nhiên” của khu vực, “môi trường sống của các loài quý hiếm và đang bị đe dọa” cùng các môi trường tự nhiên, 4 vườn quốc gia đã được đề cử vào danh sách di sản thế giới là:
Vườn quốc gia Banff
Vườn quốc gia Jasper
Vườn quốc gia Kootenay
Vườn quốc gia Yoho
Sau đó, Uỷ ban Di sản Thế giới của UNESCO “yêu cầu các nhà chức trách Canada xem xét thêm các công viên tỉnh lân cận và 3 công viên trong số đó đã trở thành một phần của di sản thế giới vào năm 1984
2.Công viên Khủng long tỉnh Alberta
Công viên Khủng long tỉnh Alberta (tiếng Anh: Dinosaur Provincial Park) là một di sản thế giới, nằm ở phía đông của Calgary, Alberta, Canada (cách 2 giờ đi xe hơi), cách thành phố Brooks 48 km về phía đông bắc.
Công viên nằm tại thung lũng của sông Red Deer, đáng chú ý do địa hình cằn cỗi thường thấy ở khu vực Bắc Mỹ. Công viên nổi tiếng là nơi có số lượng khủng long đã hóa thạch nhiều nhất thế giới. Khoảng 40 loài khủng long đã được phát hiện và hơn 500 mẫu vật đã được lấy từ đây để trưng bày ở các viện bảo tàng trên khắp thế giới. Do tầm quan trọng về cổ sinh vật và cảnh quan, công viên này đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1979.
3.Vực bẫy trâu Head-Smashed-In
Vực bẫy trâu Head-Smashed-In là một vực bẫy trâu nằm nơi chân đồi của dãy núi Rocky có độ cao tăng dần từ vùng đồng cỏ nằm cách Fort Macleod, Alberta 18 km về phía tây bắc, trên đường cao tốc 785. Nó là một Di sản thế giới của UNESCO và là một bảo tàng văn hóa của liên minh Blackfoot.
Vực bẫy trâu đã được sử dụng cách đây 5.500 năm bởi người dân bản địa của vùng đồng bằng để giết trâu bằng cách lùa chúng ra một vách đá cao 11 mét (36 feet) cho chúng chết để giết thịt. Trước khi giới thiệu cuối năm của ngựa, Blackfoot lùa đàn trâu từ một khu vực chăn thả gia súc tại đồi Porcupine cách đó khoảng 3 km (1,9 dặm) về phía tây của vách đá theo một làn đường, được hỗ trợ bởi hàng trăm chồng đá trang trí bằng những bộ quần áo giống như chó sói. Những người tham gia “lùa trâu” chuyên nghiệp là những thanh niên được đào tạo và biết rõ hành vi của động vật sẽ hướng dẫn trâu vào làn đường đã định. Sau đó, những con trâu chạy trước khi đến vực sẽ trọng lượng của đàn từ phía sau lao đến khiế chúng rơi xuống vực, gãy châ và bất động. Vách đá chính cao khoảng 300 mét (1000 feet), và giảm dần tới độ cao 10 mét so với thung lũng bên dưới. Các địa điểm này đã được sử dụng ít nhất 6.000 năm trước. Sau khi rơi khỏi vách đá, những xác trâu được xử lý tại một trại gần đó. Trại ở dưới chân vách đá cung cấp tất cả mọi thứ họ cần để xử lý một con trâu, bao gồm cả nước ngọt. Phần lớn của thân thịt trâu được sử dụng cho nhiều mục đích, xương dùng để làm công cụ, nhà ở, da thì để làm quần áo. Tầm quan trọng của di chỉ này vượt xa ra ngoài việc chỉ đơn thuần cung cấp thực phẩm cho cuộc sống. Sau khi cuộc đi săn thành công, sự giàu có của thực phẩm cho phép mọi người thưởng thức và giải trí, theo đuổi nghệ thuật và tâm linh. Điều này làm tăng độ phức tạp văn hóa xã hội.
4.Joggins, Nova Scotia
Joggins là một cộng đồng nông thôn nằm ở phía tây hạt Cumberland, Nova Scotia. Tại đây có vách đá dài 15 km dọc theo bờ biển là một khu vực hóa thạch có niên đại địa chất Pennsylvanian cách đây khoảng 310 triệu năm, và nó đã chính thức được ghi vào danh sách Di sản thế giới của UNESCO vào ngày mùng 7 tháng 7 năm 2008.
5.Các Khu bảo tồn và Vườn quốc gia: Kluane, Wrangell-St. Elias, Vịnh Glacier, Tatshenshini-Alsek
Các khu bảo tồn và Vườn quốc gia: Kluane, Wrangell-St. Elias, Vịnh Glacier, Tatshenshini-Alsek là một hệ thống các khu bảo tồn và vườn quốc gia nằm tại Canada và Hoa Kỳ, trên biên giới giữa Yukon, Alaska và British Columbia.
Các khu bảo tồn này là một loạt cảnh quan tuyệt đẹp giữa núi cao và sông băng chạy dài hai bên biên giới. Cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ nơi đây là nơi cư trú của gấu xám Bắc Mỹ, tuần lộc và cừu Dall[1]… Kluane, Wrangell-St. Elias, Vịnh Glacier, Tatshenshini-Alsek là nơi có những con sông băng lớn và ngoạn mục nhất trên thế giới. Sự đa dạng sinh học của các khu bảo tồn thay đổi theo địa hình từ trong đất liền ra đến biển, kéo theo hệ động thực vật cũng thay đổi theo. Các vườn quốc gia và khu bảo tồn này cũng là ví dụ điển hình của cảnh quan thiên nhiên băng tuyết núi cao, của những con sông băng khổng lồ và hệ động thực vật đa dạng sinh học.
Các khu bảo tồn và vườn quốc gia là hệ thống của 4 vườn quốc gia, khu bảo tồn, công viên tỉnh:
Vườn quốc gia và khu bảo tồn Kluane
Vườn quốc gia và khu bảo tồn Wrangell–St. Elias
Vườn quốc gia và khu bảo tồn Vịnh Glacier
Công viên tỉnh Tatshenshini-Alsek
được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới năm 1979 và mở rộng vào các năm 1992 và 1994 với tổng diện tích là hơn 32.000.000 mẫu Anh (130.000 km 2).
6.Địa điểm Lịch sử Quốc gia Grand Pré
Nằm trong lòng chảo Minas tại miền nam bang Nova Scotia, cảnh quan của vùng đầm lầy và khảo cổ Grand Pré lưu giữ bằng chứng về quá trình phát triển nông nghiệp qua hệ thống đê điều và cống gỗ aboiteau, do người Acadians xây dựng từ thế kỷ 17 và tiếp tục được cư dân ngày nay kế thừa.
Với tổng diện tích là 1.323 ha, phong cảnh Grand Pré là một ví dụ đặc biệt về sự thích nghi của những người định cư châu Âu đầu tiên với các điều kiện của Mỹ bờ biển Bắc Đại Tây Dương.
7.Vườn quốc gia Miguasha
Vườn quốc gia Miguasha (tiếng Pháp: Parc national de Miguasha) thuộc vùng bờ biển phía Đông của bán đảo Gaspe, tỉnh Quebec. Được thành lập vào năm 1985 và một di sản thế giới vào năm 1999, Miguasha là vườn quốc gia khảo cổ điển hình kỷ Devon với những hóa thạch có niên đại lên đến 370 triệu năm trước, bao gồm một số lượng lớn các mẫu vật hóa thạch và được bảo tồn tốt nhất của các loài cá vây thùy mà từ đó sinh ra các động vật có xương sống bốn chân sinh sống trên cạn, hít thở không khí đầu tiên trên thế giới. Có tổng cộng sáu trên tổng số tám nhóm hóa thạch tìm thấy ở nơi đây, nằm xen giữa các lớp bùn, đá phiến vôi và sa thạch. Các khu vực khảo cổ được tìm thấy dọc bờ bắc sông Ristigouche với chiều rộng là 1 km và dài 8 km.
8.Thị trấn cổ Lunenburg
Lunenburg là một thị trấn nhỏ bên bờ biển phía nam của Nova Scotia, Canada khoảng 90 km về phía tây nam của Halifax, bên bờ Đại Tây Dương. Dân số năm 2006 là 2.317 người. Về mùa hè, số lượng du khách đổ đến đây đã làm tăng dân số thị trấn.
Lunenburg được thành lập năm 1753 và được đặt tên để vinh danh vua George II của Anh và cũng là Công tước của Brunswick-Lunenburg.
Khu phố cổ của Lunnenburg, với nhiều nhà theo kiến trúc Anh (khi người châu Âu định cư tại đây trong khoảng thế kỷ 18), đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1995.
9.Red Bay
Red Bay là một làng chài và địa danh cũ của một số trạm đánh bắt cá voi của người Basque trên bờ biển phía nam Labrador ở tỉnh Newfoundland và Labrador, phía Đông Canada. Từ giữa năm 1550 đến đầu thế kỷ 17, Red Bay đã là một khu vực đánh bắt cá voi lớn của người Basque. Địa danh này là nhà của ba chiếc thuyền buồm săn cá voi xứ Basque và bốn chiếc thuyền Chalupa nhỏ được sử dụng trong việc săn bắt cá voi. Việc phát hiện ra những con tàu này làm cho Red Bay là một trong những địa điểm khảo cổ dưới nước quý giá nhất ở châu Mỹ. Ngày 23 tháng 6 năm 2013, các địa điểm khảo cổ về trạm đánh bắt cá voi của người Basque tại Red Bay đã trở thành một di sản thế giới của UNESCO.
10.Kênh đào Rideau
Kênh đào Rideau được xây dựng vào đầu thế kỷ thứ 19. Nó có chiều dài 202 km, kéo dài từ thủ đô Ottawa đến cảng Kingston trên hồ Ontario ở phía nam. Người Anh xây dựng nó với mục đích ban đầu là để phục vụ quân sự, nhằm kiểm soát khu vực, bảo vệ thuộc địa chống lại Hoa Kỳ. Rideau là một trong những con kênh đầu tiên trên thế giới được xây dựng để phục vụ cho tàu hơi nước qua lại. Hiện nay, cấu trúc, công sự của kênh đào này vẫn được bảo tồn nguyên vẹn và nó vẫn được sử dụng cho mục đích đi lại.
Kênh đào Rideau là ví dụ điển hình cho một kênh đào ở Bắc Mỹ, thể hiện công nghệ xây dựng của người châu Âu. Chính nhờ có Rideau mà người Anh đã bảo toàn được thuộc địa Canada, khiến Bắc Mỹ hiện nay đã tồn tại hai quốc gia (Hoa Kỳ và Canada) thuộc hai thể chế.