Châu Á là một trong những châu lục có nhiều quốc gia nhất thế giới , và đặc biệt châu lục chiếm dân số đông nhất trên trái đất hiện nay . Dưới đây là top 10 quốc gia châu Á có dân số đông nhất thế giới.
1.Trung Quốc – China
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) là một quốc gia có chủ quyền ở Đông Á, giáp với biển Đông Trung Hoa, vịnh Triều Tiên, biển Hoàng Hải và biển Đông. Trung Quốc có biên giới tiếp giáp với 14 quốc gia: Afghanistan , Bhutan , Ấn Độ , Kazakhstan , Triều Tiên , Kyrgyzstan […]
Theo số liệu thông kế từ LHQ , hiện nay đân số trung quốc rơi vào khoảng 1.386.760.964.326 người theo số liệu thống kê với mật độ dân số trung bình vào khoảng 147 người/km2.Là quốc gia đông dân nhất thế giới hiện nay.
2.Ấn Độ – India
Ấn Độ, tên chính thức là Cộng hoà Ấn Độ (Bhārat Gaṇarājya), là một quốc gia ở Nam Á. Đây là quốc gia có diện tích lớn thứ 7 trên thế giới, là nước có dân số đông thứ hai (với hơn 1,3 tỷ người), và dân chủ đông nhất trên thế giới. Ấn Độ […]
Ấn độ xếp thứ 2 ở châu Á cũng như trên thế giới với đân số rơi vào khoảng 1.326.801.964.576 người theo số liệu thống kê với mật độ dân số trung bình vào khoảng 446 người/km2.
Dân tộc chính: Ấn Độ Tôn giáo: Hindu 81,3%, Hồi giáo 12%, Thiên chúa giáo 2,3%, Sikh 1,9%, các nhóm khác bao gồm Phật giáo, Jain, Parsi 2,5%. Ngôn ngữ: tiếng Hindi, tiếng Anh và 16 ngôn ngữ chính thức khác
3.Indonesia – Indonesia
Indonesia là quần đảo lớn nhất trên thế giới nằm giữa Ấn Độ Dương và Biển Đông (Thái Bình Dương, ở phía Bắc). Quần đảo này giáp với biên giới của Malaysia (Borneo), Papua New Guinea (trên đảo New Guinea), Timor-Leste (Đông Timor) trên đảo Timor. Indonesia có các đường biên giới biển với Úc, Ấn Độ, […]
Indonesia được xem là quốc đảo ở châu á với diện tích tới 1.904.569 km2 với dân số rơi vào khoảng 262.831.499 người cùng với mật độ dân số 144 người/km2 và được xếp là quốc gia đông dân thứ 3 châu á và là quốc gia đứng thứ 4 về mặt dân số .
4.Pakistan – Pakistan
Pakistan là một quốc gia ở Nam Á có đường bờ biển dài 1,046 km (650 dặm) dọc theo biển Ả Rập và Vịnh Oman ở phía Nam; giáp Ấn Độ ở phía đông; giáp Afghanistan ở phía Tây, Iran ở phía Tây Nam và Trung Quốc ở phía Đông Bắc. Tiếng Việt còn gọi quốc gia này vào thế […]
Đa phần diện tích Pakistan là sa mạc nóng và khô cho nên mật độ dân số ở quốc gia này khá cao lên tới 250 người/km2 với dân số rơi vào khoảng 192.826.502 người theo số liệu thống kê trong năm 2017.
5.Bangladesh – Bangladesh
Bangladesh là một quốc gia độc lập từ năm 1971, được đặt tên chính thức là Cộng hòa Nhân dân Bangladesh. Nước này nằm ở phía nam châu Á ở đồng bằng sông Ganges (Padma) trên vịnh Bengal. Bangladesh có biên giới với Ấn Độ ở phía tây, bắc và đông; có biên giới với Myanmar […]
Là một quốc gia có diện tích khá nhỏ với chỉ 143.998 km2 nhưng lại là quôc gia đông dân thứ 5 ở châu á và đứng thứ 8 trên toàn thế giới nên dễ hiểu vì sao mật độ dân số ở quốc gia này lại cực kỳ cao với 1,252 người/km2.
6.Nga – Russia
Nga có tên chính thức là Liên bang Nga, nước cộng hòa bán tổng thống, gồm 83 thực thể liên bang. Với diện tích 17.070.949 km2, Nga là nước có diện tích nước lớn nhất thế giới, chiếm 1/9 diện tích lục địa thế giới.
Là quôc gia có diện tích rộng nhất trên thế giới và trải dài ở châu lục á – âu , nhưng dân số ở Nga chỉ đứng thứ 6 ở châu á và đứng vị trí số 9 ở trên toàn thế giới , cho nên mật độ dân số ở xứ sở bạch dương được xem là nhỏ nhất với 9 người/km2.
7.Nhật Bản
Nhật Bản là một đảo quốc ở vùng Đông Á. Tọa lạc trên Thái Bình Dương, nước này nằm bên rìa phía đông của Biển Nhật Bản, Biển Hoa Đông, Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên và vùng Viễn Đông Nga, trải dài từ Biển Okhotsk ở phía bắc xuống Biển Hoa Đông và đảo Đài Loan ở phía nam. Chữ kanji trong quốc hiệu Nhật Bản nghĩa là “gốc của Mặt Trời”, và người ta thường gọi Nhật Bản bằng biệt danh “Đất nước Mặt Trời mọc”.
Dân số Nhật Bản vào khoảng 126 triệu người, đứng thứ mười một trên thế giới thế giới với mật độ dân số vào khoảng 357 người/km2, tập trung chủ yếu ở các vùng đồng bằng nhỏ hẹp ven biển. Người Nhật chiếm khoảng 98,5% tổng dân số đất nước.
Vùng thủ đô Tokyo, bao gồm thủ đô và một vài tỉnh xung quanh nó, là đại đô thị lớn nhất thế giới với hơn 35 triệu dân và có nền kinh tế đô thị phát triển nhất hành tinh.
8.Philippines
Philippines là một đảo quốc có chủ quyền tại Đông Nam Á. Philippines cách Đài Loan qua eo biển Luzon ở phía bắc; cách Việt Nam qua biển Đông ở phía tây, cách đảo Borneo qua biển Sulu ở phía tây nam, và các đảo khác của Indonesia qua biển Celebes ở phía nam; phía đông quốc gia là biển Philippines và đảo quốc Palau.
Với dân số vào khoảng hơn 102 triệu người với mật độ dân số vào khoảng 343 người/km2 ,Philippines là quốc gia đông dân thứ 8 tại châu Á và đứng thứ 12 trên thế giới.
9.Việt Nam
Việt Nam (tên chính thức: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) là quốc gia nằm ở phía đông, giáp Lào và Campuchia, thuộc bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á thuộc châu Á.
Với dân số vào khoảng hơn 94 triệu người với mật độ dân số vào khoảng 305 người/km2 ,Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 9 tại châu Á và đứng thứ 14 trên thế giới.
10.Iran
Iran là một quốc gia có chủ quyền tại Tây Á. Iran có biên giới về phía tây bắc với Armenia, Azerbaijan, và Cộng hoà Artsakh tự xưng; phía bắc giáp biển Caspi; phía đông bắc giáp Turkmenistan; phía đông giáp Afghanistan và Pakistan; phía nam giáp vịnh Ba Tư và vịnh Oman; còn phía tây giáp Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq. Iran có dân số trên 79,92 triệu người tính đến năm 2017, là quốc gia đông dân thứ 17 trên thế giới.
Với dân số rơi vào khoảng 80 triệu người với mật độ dân số 49 người/km2 , Iran là quốc gia cuối cùng nằm trong top 10 nước đông dân nhất châu á .