Top 7 loài gà đang có nguy cơ tuyệt chủng trong sách đỏ Việt Nam

0
2584
Vật Phẩm Phong Thủy

Danh mục sách đỏ động vật Việt Nam bao gồm các loài động vật có trong Sách đỏ Việt Nam dưới các mức độ đe dọa khác nhau. Trong số đó là các loài động vật chỉ tìm thấy duy nhất trên lãnh thổ Việt Nam, không tìm thấy ở nơi khác trên thế giới như. Dưới đây là những loài gà đang có nguy cơ tuyệt chủng tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

1.Gà lôi hông tía
Gà lôi hông tía (danh pháp hai phần: Lopura diardi) là một loài gà lôi thuộc chi Lophura, một chi động vật trong họ Trĩ (Phasianidae). Loài này phân bố ở Việt Nam, Lào, Thái Lan. Tên loài này được đặt tên theo nhà tự nhiên học người Pháp Pierre-Médard Diard.

Chân và da mặt có màu đỏ. Chim đực có đầu và họng màu đen; trên đầu có mào lông dài màu xanh ánh thép; phần dưới lưng màu vàng kim; hông và lông bao đuôi màu hạt dẻ; đuôi cong và dài có màu xanh ánh thép; cổ và ngực màu xám; bụng màu đen. Chim cái có đầu, họng và cổ màu nâu xám; lưng trên và phần dưới cơ thể nâu hung; bụng màu trắng nhạt; phần còn lại của trên cơ thể có vằn rộng đen và trắng phớt nâu.

Đây là loài định cư sinh sống ở các khu rừng nguyên sinh, thứ sinh và vùng nương rẫy, nhất là các khu rừng cây họ Dầu.


2.Gà lôi lam đuôi trắng
Gà lôi lam đuôi trắng (danh pháp khoa học: Lophura hatinhensis) là một loài gà lôi được phát hiện năm 1964 và đặt tên khoa học chính thức năm 1975, động vật đặc hữu ở miền trung Việt Nam. Giống gà này sống ở tập trung xung quanh khu vực Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ ở tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Sinh cảnh ưa thích của chúng là các vùng rừng tre nứa, các vùng rừng thường xanh đất thấp (dưới 300m so với mặt biển).

Gà lôi đực trưởng thành có mào lông ở đỉnh đầu màu trắng với mút lông đen. Đầu, cổ ngực và trên đuôi đen có ánh tím thẫm. Lông cánh đen, bao cánh đen có ánh xanh. Các lông bao cánh, lông ở lưng và bao đuôi có vệt ngang đen nhung ở gần mút lông. Đuôi đen và có 4 lông, ở giữa màu trắng tuyền (đặc điểm sai khác chủ yếu với gà lôi lam màu trắng). Chim cái trưởng thành có kích thước nhỏ hơn chim đực và nhìn chung bộ lông có màu hung nâu tối. Chân đỏ. Da mặt đỏ. Mỏ đen sừng.


3.Gà lôi lam mào đen
Gà lôi lam mào đen (danh pháp hai phần: Lophura × imperialis) là một loại gà lôi thuộc họ Trĩ, bộ Gà, có màu lam thẫm, cỡ trung bình, thân dài đến khoảng 75 cm, đầu trụi lông với da đỏ, mào lam, chân đỏ thẫm, và bộ lông bóng. Con mái màu nâu với mào lông ngắn dựng đứng, đuôi và lông cánh sơ cấp màu đen.

Được Delacour & Jabouille mô tả năm 1924 từ mẫu một đôi chim bị bắt thu được tại Việt Nam. Tuy nhiên tần suất bắt gặp là rất thấp. Nó được tái phát hiện năm 1990, khi một con trống choai bị một người nông dân thu hái mây bẫy được. Một con trống choai khác bị bắt vào tháng 2 năm 2000. Đến gần đây, qua xét nghiệm ADN, người ta đã xác định được nó là con lai nguồn gốc tự nhiên của gà lôi trắng (L. nycthemera) với gà lôi lam mào trắng (L. edwardsi) hoặc gà lôi lam đuôi trắng (L. hatinhensis) chứ không phải là một loài thực sự. Vì vậy nó đã bị BirdLife và IUCN đưa ra khỏi danh sách loài bị đe dọa.

Gà lôi lam mào đen được tìm thấy trong các cánh rừng của Việt Nam và Lào. Nó trông tương tự như một loài chim bí ẩn khác của Việt Nam là gà lôi lam đuôi trắng, nhưng to hơn về kích thước, có đuôi dài hơn, mào và các lông đuôi màu lam sẫm toàn bộ trong khi gà lôi lam đuôi trắng có mào và các lông đuôi trung tâm màu trắng.


4.Gà lôi lam mào trắng
Gà lôi lam mào trắng (danh pháp hai phần: Lophura edwardsi) là một loài chim thuộc họ Trĩ (Phasianidae), đặc hữu tại các khu vực rừng mưa nhiệt đới của Việt Nam. Loài này có chiều dài 58–67 cm, chân và da mặt đỏ. Con trống chủ yếu có màu xanh da trời-đen còn con mái có màu nâu.

Loài này có 2 biến chủng. Chủng danh định L. e. edwardsi có mào và trên đuôi trắng, trong khi chủng phía bắc L. e. hatinhensis được tìm thấy với các lông bay ở đuôi màu trắng với số lượng biến thiên. Sự khác biệt này trong hai chủng có thể là do giao phối cận huyết của một quần thể bị hạn chế và phân mảnh tại khu vực đó, và cũng đã được nhận thấy ở các cá thể L. e. edwardsi nuôi nhốt và lai cùng dòng. Chủng phía bắc đôi khi được một số tác giả coi là loài riêng biệt, gọi là gà lôi lam đuôi trắng (Lophura hatinhensis) (như Võ Quý, 1975).

Cả hai chủng gà lôi lam mào trắng tại thời điểm năm 2012 đều được liệt kê như là loài cực kỳ nguy cấp, do bị săn bắn, phá rừng và việc sử dụng hóa chất làm rụng lá trong chiến tranh Việt Nam.

Người ta tin rằng trong tự nhiên còn 50-249 cá thể, chủ yếu là chủng danh định, nhưng nó vẫn đang ở tình trạng tốt trong điều kiện nuôi nhốt, nơi nó là đối tượng của bảo tồn không tại môi trường sống tự nhiên. Loài chim này được đặt tên khoa học theo tên nhà điểu học người Pháp Alphonse Milne-Edwards.


5.Gà lôi tía
Gà lôi tía (tên khoa học: Tragopan temminckii) là loài gà lôi cỡ trung, chiều dài thân khoảng 64 cm, thuộc chi Tragopan.

TemmincksTragopan.jpg

Gà trống
Gà lôi tía sống trong các khu rừng thuộc phía bắc của Nam Á, từ đông bắc Ấn Độ, Tây Tạng, tây bắc Việt Nam đến một số tỉnh bắc Trung Quốc.


6.Gà lôi trắng
Gà lôi trắng (danh pháp hai phần: Lophura nycthemera) là một loài chim lớn, có chiều dài khoảng 125 cm. Khi còn nhỏ gà trống và gà mái đều mang chung 1 màu lông, đó là màu nâu ngoài ra có những dải lông màu đen. Chim mái giữ nguyên màu lông này (có thay đổi không đáng kể suốt cuộc đời mình (thường chuyển sang màu oliu), Chim Trống đến tuổi thành niên sẽ bắt đầu thay lông để chuyển sang màu trắng, Thông thường phải mất gần 2 năm tuổi,gà lôi trống mới thành thục hẳn lúc đó mào có màu đen dài, cằm và họng đen. Bụng hơi xanh đen, (hoặc trắng – giống gà tìm thấy tại Việt Nam). Phần còn lại của cơ thể là màu trắng. Đuôi của gà trống khá dài (từ 40 – 80 cm). Mặt có màu đỏ nhung với 2 dải mào phủ kìn.Chân gà có màu đỏ tía. Gà lôi trắng sống ở các khu vực rừng miền núi ở lục địa Đông Nam Á và Trung Quốc.


7.Gà tiền mặt đỏ
Gà tiền mặt đỏ (Polyplectron germaini) là loài chim thuộc chi Gà tiền. Đây là loài chim cỡ trung bình, dài khoảng 60 cm, bộ lông màu nâu tối, mào ngắn màu vàng cam. Con trống và con mái có hình thể giống nhau. Con mái có 18 đuôi, ít hơn con trống. Mỗi lứa con mái thường đẻ hai quả trừng màu trắng ngà.

Đây là loài chim đặc hữu của miền Nam Đông Dương (Indochina). Loài chim này cũng phân bố ở các khu rừng khô thuộc miền nam Việt Nam và đông Campuchia.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN