Top 9 loài khướu đang có nguy cơ tuyệt chủng trong sách đỏ Việt Nam

0
3798
Vật Phẩm Phong Thủy

Danh mục sách đỏ động vật Việt Nam bao gồm các loài động vật có trong Sách đỏ Việt Nam dưới các mức độ đe dọa khác nhau. Trong số đó là các loài động vật chỉ tìm thấy duy nhất trên lãnh thổ Việt Nam, không tìm thấy ở nơi khác trên thế giới như. Dưới đây là những loài khướu đang có nguy cơ tuyệt chủng tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

1.Khướu đầu đen
Khướu đầu đen (danh pháp hai phần: Garrulax milleti) là một loài chim trong họ Leiothrichidae.

2.Khướu đầu đen má xám
Khướu đầu đen má xám (danh pháp hai phần: Garrulax yersini) là một loài chim thuộc họ Họa mi (hay còn gọi là họ Khướu). Khướu đầu đen má xám là loài đặc hữu của Việt Nam.

Môi trường sống tự nhiên của khướu đầu đen má xám là khu vực núi đá vôi ẩm nhiệt đới và cận nhiệt, và rừng cây bụi nhiệt đới ở độ cao lớn so với mực nước biển. Hiện nay loài chim này đang bị đe dọa mất môi trường sống.


3.Khướu đầu xám
Garrulax vassali là một loài chim trong họ Leiothrichidae.

4.Khướu cánh đỏ
Khướu cánh đỏ (danh pháp hai phần: Trochalopteron formosum, trước đây là Garrulax formosus) là một loài chim Cựu thế giới, trước đây xếp trong họ Họa mi (Timaliidae). Trong sắp xếp lại các loài chim họa mi được đề xuất gần đây, nó được đặt trong chi Trochalopteron, với danh pháp Trochalopteron formosum, thuộc họ Kim oanh (Leiothrichidae).

Bộ lông là chủ yếu là màu nâu với các khu vực lớn màu đỏ ở cánh và đuôi. Phần lông mào và tai màu xám với những vệt tối và cổ họng tối màu. Mỏ và bàn chân đen. Nó có tiếng hót lớn và kéo dài. Nó có thân dài 27 đến 28 cm. Họa mi đuôi dài có bề ngoài tương tự nhưng có một mào đỏ hung và lưng và ngực xám hơn.

Nó được tìm thấy ở phía tây nam Trung Quốc (các tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam và Quảng Tây) và phía tây bắc Việt Nam. Nó sống trong rừng, rừng thứ sinh, bụi rậm và các rừng tre ở độ cao 900-3000 mét trên mực nước biển. Nó là một loài chim hay lảng tránh người, sống theo cặp hoặc nhóm nhỏ tại khu vực có độ che phủ dày đặc gần tầng thấp trong rừng. Người ta ít biết về tập tính sinh sản của loài nhưng mùa sinh sản của chúng ở Trung Quốc diễn ra trong tháng Sáu và tháng Bảy.

Đã có một số ghi chép về loài này ở đảo Man từ năm 1995 sau khi một số cá thể chim thoát khỏi tình trạng nuôi nhốt. Chúng đã nhân giống trong tự nhiên từ năm 1996 nhưng vẫn chưa được coi là đã thiết lập quần thể.

5.Khướu mỏ dài
Khướu mỏ dài, tên khoa học Jabouilleia danjoui, là một loài chim trong họ Pellorneidae. Chúng được tìm thấy ở Lào và Việt Nam.


6.Khướu mỏ dẹt đuôi ngắn
Khướu mỏ dẹt đuôi ngắn hay khướu mỏ dẹt lưng đen (danh pháp khoa học: Neosuthora davidiana) là một loài chim trong họ Paradoxornithidae hoặc xếp trong phân họ Paradoxornithinae của họ Sylviidae.

7.Khướu mỏ dẹt to
Khướu mỏ dẹt to hay khướu mỏ dẹt đầu hung (danh pháp khoa học: Psittiparus bakeri) là một loài khướu mỏ dẹt theo truyền thống thường được đặt trong họ Timaliidae hoặc trong họ Sylviidae, nhưng hiện nay được xếp trong họ Paradoxornithidae.

Nó được tìm thấy ở miền đông Himalaya, Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ,[1] Lào, Myanmar và Việt Nam. Môi trường sống tự nhiên của nó là các khu rừng ẩm ướt vùng đất thấp cận nhiệt đới hay nhiệt đới hoặc các khu rừng miền núi ẩm ướt nhiệt đới.

Trước đây nó được coi là đồng loài với Psittiparus ruficeps, nhưng nó có phần bụng sẫm màu hơn, kích thước lớn hơn và tiếng hót có giai điệu, kết thúc ở tần số 2-3kHz, khác với P. ruficeps là một loạt 4-6 tiếng hót thấp dần xuống ở tần số 3-4,5 kHz.


8.Khướu ngực đốm
Khướu ngực đốm (tên khoa học Garrulax merulinus) là loài chim thuộc họ Họa mi. Chúng xuất hiện ở tây nam Trung Quốc, đông bắc Ấn Độ, Lào, Myanma, tây bắc Thái Lan và bắc Việt Nam. Môi trường sống tự nhiên của chúng là các khu rừng thấp hoặc rừng núi đá, ẩm, nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Loài khướu ngực hung (S. annamensis) ở Nam trung bộ Việt Nam từng được coi là một phân loài của khướu ngực đốm, nay đã được xếp là loài riêng.

9.Khướu vẩy
Khướu vẩy (danh pháp hai phần: Garrulax squamatus) là một loài chim trong họ Leiothrichidae.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN