Huế không được nhiều ngưới nhắc tới như một thành phố du lịch với nhiều danh lam thắng cảnh , nhắc tới huế , người ta nhắc tới cái thơ , cái chất của vùng đất này . Sự đắm thắm của Huế còn hiện diện trong những món ăn , những đặc sản mà những người con xứ Huế xa nhà sẽ không bao giờ quên được.
1.Bún bò Huế
Món bún gắn với tên thành phố Huế đủ để nói lên nét đặc trưng của món ăn này đối với vùng đất cố đô. Nước dùng của bún bò được hầm từ xương bò, cho thêm một ít chả heo hay chả bò và một ít mắm ruốc, tạo nên một hương vị rất riêng.
Món bún này thường được nấu cay theo khẩu vị chuộng cay của người dân xứ Huế.
2. Hến
Cơm hến là một đặc sản ẩm thực Huế. Cơm hến được trình bày dưới hình thức là cơm nguội trộn với hến xào qua dầu và gia vị, nước hến, mắm ruốc, rau bắp cải, tóp mỡ, bánh tráng nướng, mì xào giòn, ớt màu, đậu phộng nguyên hạt, dầu ăn chín, tiêu, vị tinh (bột ngọt, mì chính) và muối. Các món cải biên như bún hến và mì hến không phải là đặc sản Huế.
Cơm hến xuất phát từ tầng lớp bình dân vùng cồn Hến ven sông Hương, có thời từng được tiến vua, trở thành món ăn cung đình. Đây là món ăn dễ tìm kiếm khi du khách đến thăm Huế. Cơm hến tuy là món ăn dân dã có khắp mọi nơi dù ở thôn xóm hay đường quê, nghèo mà vẫn sang, đậm đà hương vị.
Bún hến là món ăn được biến thể từ món cơm hến của tầng lớp bình dân vùng cồn Hến ở ven sông Hương xưa. Một tô bún hến đầy đủ bao gồm bún, hến xào, ớt tương, ớt tươi, cùng nước ruốc, dầu mỡ, rau thơm, bắp chuối thái mỏng và da heo rán phồng. Bên cạnh đó là tô nước hến và một khay gia vị để khách có thể tự nêm nếm.
3. Bánh Huế
Bánh bèo, bánh ram ít, bánh bột lọc…, mỗi loại có một đặc trưng và vị ngon riêng. Bánh bột lọc ăn dai dai, trong suốt có thể nhìn thấy nhân tôm hồng hồng ở giữa.
Bánh ram ít phần trên ăn dẻo, phần dưới là bột rán giòn.
Bánh bèo trắng mịn, mỗi chiếc nhỏ vừa đúng lòng một chiếc đĩa con và phía trên một miếng tóp mỡ.
Mỗi loại bánh đi kèm với một loại nước chấm khác nhau sẽ mang lại hương vị khác nhau không thể lẫn vào đâu được
4.Chè
Thêm một loại ẩm thực trứ danh xứ Huế nữa là các loại chè. Ở Huế nổi tiếng nhất chính là chè Hẻm. Nếu có dịp đến Huế du lịch thì bạn đừng quên thưởng thức món chè Hẻm cực ngon này nhé!
Một số quán chè nổi tiếng ở Huế:
Chè Ngọc Hiền – Chè Huế 20 Món: 65 Trần Hưng Đạo, TP Huế, Huế
Chè Mợ Tôn Đích: Trước Cổng Viên Thương Bạc, Tp. Huế, Huế
Chè Hẻm số 17 Hùng Vương, Huế
Chè Sao số 60 Phan Chu Trinh, Huế
5. Nem Lụi
Đây là một trong những món ăn đậm chất Huế nhất; được cả người dân địa phương và du khách yêu thích. Nem lụi được nướng lên vàng ươm, thơm nức mũi. Ăn kèm cùng rau sống và đặc biệt là sự góp phần của: chuối xanh, khế chua và trái vả thái mỏng. Nước chấm nem lụi gần giống với nước chấm của bánh khoái. Tất cả hòa quyên lại tạo nên một “bản hợp xướng” về hương vị mang đậm dấu ấn Cố Đô
6.Bánh Ép
Bánh ép là một món ăn bình dân, gắn liền với tuổi thơ cắp sách đến trường của rất nhiều người. Từ những viên bột lọc được nắm bằng ngón tay cái, bỏ vào khuôn ép, điểm lên trên là ít thịt, pate, trứng, hành lá thái nhỏ được ép “dẹp lép” ra to bằng cái đĩa. Bánh ép ăn kèm với đu đủ chưa ngọt, có thể cho thêm ít tré vài cọng rau răm. Chấm cùng nước mắn chua ngọt, thêm chút ớt, tỏi đập dập đảm bảo bạn sẽ ăn hết cái này đến cái khác. Ăn món này cứ phải sếp chồng đĩa lên nhau mới thấy hết được sự thú vị của món ăn này
7.Bánh khoái
Đây là món bánh đặc trưng chỉ có tại Huế, gần giống như bánh xèo của miền Nam nhưng nhỏ hơn. Bánh khoái đổ bằng bột gạo xay đánh sệt với nước và lòng đỏ trứng, sau đó thêm tiêu, hành, mắm, muối, tôm bóc vỏ, thịt bò (hoặc chim) nướng thái lát, mỡ thái lát nhỏ, giá sống.
Bánh ngon một phần nhờ nước lèo béo mùi đậu phộng, món nước chấm này rất khó làm, những hiệu bánh nổi tiếng thường có bí quyết chế biến nước chấm gia truyền.
8.Bánh Chưng
Con phố Nhật Lệ trong thành nội Huế, nổi tiếng bấy lâu nay với nghề bánh chưng truyền thống. Tại đây tập trung rất nhiều lò làm bánh chưng, tạo thành một làng nghề giữa lòng thành phố. Đặc biệt hơn khi mỗi dịp tết đến, không khí sản xuất và mua bán tại Nhật Lệ càng trở nên sôi động và nhộn nhịp hơn.
Trên con đường Nhật Lệ, người mua dễ dàng bắt gặp hình ảnh mua bán sản xuất sôi động của các lò bánh chưng. Nhà nào cũng có hàng chục nhân công làm bánh, mỗi người đảm trách mỗi khâu sản xuất. Từ giặt lá, vo nếp, làm đậu, gói bánh cho đến khâu nấu bánh. Quy trình làm việc tuy vẫn là thủ công truyền thống nhưng rất chuyên nghiệp và nhanh nhẹn. Ăn bánh chưng Nhật Lệ khi nguội ngon hơn khi nóng. Bóc lớp lá chuối ra, màu bánh xanh thơm nhức mắt. Cắn một miếng, nhân đậu thịt mỡ màu nâu trắng béo bùi ngập chân răng.
9.Bánh Canh
Nằm trên đường Đào Duy Anh, ở cuối một con hẻm nhỏ có một quán bánh canh không bảng hiệu. Dù bánh canh của quán này được thái sợi dẹt như kiểu Quảng Bình chứ không nén khuôn sợi tròn, nhưng nước dùng thì đặc phong cách Huế Bánh canh bà Đợi là một nơi dừng chân đông đảo của thực khách và khách du lịch Huế và đã có tuổi đời hơn 30 năm tồn tại.
Khi tô bánh canh được bưng ra, nước trong, chả và tôm tươi giòn sần sật, thực khách sẽ gia thêm tiêu, muối, chanh, tương ớt dầu và hành lá thái nhỏ bầy sẵn trên bàn, mặc dù tự nước dùng trong tô đã đủ ngon vị lắm rồi… Vì vậy mà hiếm khi khách bỏ sót nước dùng trong tô bánh canh ở quán bà Đợi.
10.Mè xửng cố đô Huế
Mè xững là sản phẩm truyền thống của cố đô Huế. Bản chất thanh lịch, cần cù, khéo léo của người dân Kinh kỳ đã tạo nên loại kẹo nức tiếng thiên hạ này bằng những nguyên vật liệu quen thuộc của đất cát miền Trung.
Mè (vừng) và xững (cách hoán đường) hợp thành tên kẹo. Người xứ Huế có thói quen phong nhã: uống trà sen (ướp bằng sen ở hồ Tĩnh Tâm) và nhâm nhi thanh mè xửng, vừa thưởng thức vừa ngẫm nghĩ, hoặc vừa thưởng thức vừa đọc sách.
Một nét văn hóa rất Huế.Có thể nói, mè xửng đã trở thành một trong những biểu tượng văn hóa Huế vậy. Người Huế đi vô Sài Gòn, ra Hà Nội, hay ra nước ngoài ai cũng mang theo mấy chục gói mè xững làm quà cho người thân, bạn bè. Người Hà Nội bây giờ khi uống trà Thái Nguyên cũng thích nhai mè xững… Những người khách du lịch đến Huế, cũng chọn Mè xững làm quà mang về.