Trong cuốn sách Lối sống tối giản của người Nhật, tác giả Fumio từng nhấn mạnh đến những tác dụng tuyệt vời của cách bài trí nội thất tối giản với đời sống, tinh thần và thể chất của mình. Đó cũng là lý do khiến phong cách nội thất và kiến trúc này nhanh chóng được nhiều người ưa chuộng đến thế!
Vậy tối giản (Minimal) nghĩa là gì? Chúng ta cần những gì để trở thành một người tối giản hay sở hữu một căn nhà tối giản đúng nghĩa? Đã đến lúc bạn cần đọc sổ tay ý tưởng này để hiểu rõ hơn về một xu hướng kiến trúc cũng như triết lý sống và sáng tạo nghệ thuật thiết kế nội thất phòng khách của người Nhật!
1 Quá trình loại bỏ những điều không cần thiết
Một triết lý khá nổi tiếng trong phong cách sống của người Nhật là Để tập trung vào những gì quan trọng, cần phải loại bỏ những điều không quan trọng. Sự thật là chúng ta đều đang có nhiều hơn những gì mình cần hoặc chỉ chú ý hay khao khát đến những điều mình không có.
Bài trí nội thất phòng ngủ tối giản cần đến sự tĩnh tâm và chọn lọc. Bạn có thể bắt đầu từ nhà bếp – nơi luôn có rất nhiều các món đồ nhỏ xíu không tên. Dọn dẹp tất cả mọi thứ, đếm lại số thành viên trong gia đình để biết được bạn đang có bao nhiêu bát đĩa thừa (con số có thể khiến bạn kinh ngạc) và tất nhiên, hãy dành lại những khoảng không quý giá để hít thở.
2 Less is more – Ít là nhiều
Phong cách tối giản đúng như tên gọi của nó, chú trọng việc giảm thiểu đến tối đa việc trang trí trong không gian nội thất. Đi ngược lại các tiêu chuẩn trang trí nội thất truyền thống về việc làm phong phú không gian bên trong với các vật dụng và chi tiết trang trí phức tạp.
Phong cách này hướng đến việc loại bỏ các vật dụng thừa thãi nhằm giữ lại một không gian trống hoàn hảo. Chịu ảnh hưởng rất lớn từ quan niệm cũng như phong cách thiết kế và trang trí Nhật Bản, đồng thời được xây dựng trên nền tảng triết lý “Less is more”.
Các mảng tường, sàn và hiệu quả ánh sáng trên các mặt phẳng là những yếu tố quan trọng làm nên phong cách tối giản. Sử dụng những đường nét đơn giản và sự kết hợp có tính toán của các mặt phẳng, không gian nội thất theo phong cách này là một tổng thể thống nhất, chặt chẽ về bố cục và nhất là giữ lại được một không gian kiến trúc đẹp, thoáng đãng, rộng rãi.
3 Ưu tiên tính hiệu quả trong thiết kế nội thất
Các tiêu chuẩn trang trí nội thất truyền thống thường hướng đến bài trí thêm các vật dụng và chi tiết phức tạp. Tuy nhiên, trong khi giá đất ngày càng cao, việc lãng phí diện tích cho những món đồ không nhất thiết phải có sẽ khiến không gian sống trở nên chật hẹp. Do đó, tối giản đồ vật, tối đa không gian sống chính là xu hướng. Bằng cách tận dụng đường nét đơn giản, tính toán các mặt phẳng hợp lý, không gian nội thất được tạo thành tổng thể thống nhất, bố cục chặt chẽ và thoáng đãng, rộng rãi.
4 Sử dụng hạn chế về màu sắc
Đây cũng là đặc trưng dễ nhận diện nhất của phong cách này. Như một qui tắc bất thành văn, các nhà thiết kế nội thất thường không dùng không quá ba màu trong không gian nội thất: một màu nền, một màu chủ đạo và một màu nhấn. Màu nền, hay còn được xem như màu sắc của các mảng tường lớn phải là màu trung tính nhằm tạo ra một phông đệm cho các vật dụng trang trí bên trong, hướng sự chú ý của người quan sát đến những điểm nhấn quan trọng.
5 Bố trí nội thất tiện dụng hướng đến thiên nhiên
Nội thất được sử dụng khi xây nhà theo phong cách Nhật Bản thường mang sự mộc mạc, đơn giản kết hợp với sự bố trí thông minh, tinh tế. Sự tiện dụng của đồ nội thất được ưu tiên hàng đầu. Đặc biệt trong nhà của người nhật, các món đồ hầu hết đều có kích thước nhỏ nhắn, xinh xắn nên rất tiết kiệm không gian.
Trong các phòng thường đặt ít đồ, chỉ những món thật sự cần thiết nên không gian thoáng đãng, dòng không khí được lưu chuyển mang đến luồng năng lượng mạnh mẽ. Chất liệu gỗ được đề cao và sử dụng hầu hết trong các thiết kế nội thất. Từ sàn gỗ, bàn ghế, giường tủ, kệ khay đến các song cửa, song lan can đều được làm bằng gỗ tự nhiên. Đặc biệt là sàn gỗ là điều không thể thiếu, nó tạo nên không gian sang trọng, là điểm nổi bật của phong cách này.
6 Thiết kế ánh sáng
Ánh sáng là một yếu tố không thể thiếu của phòng khách phong cách tối giản. Ánh sáng tự nhiên và các khung cửa sổ lớn sẽ làm cho căn phòng của bạn trông rộng hơn. Ngoài ra, sàn nhà nên được chiếu sáng bằng các loại đèn âm, đèn sàn hoặc đèn trang trí. Cũng giống như việc lựa chọn màu sắc, nên phối hợp nhiều nguồn sáng với các sắc độ khác nhau. Một căn phòng sáng sủa sẽ tạo cảm giác rộng rãi, sạch sẽ và dễ chịu.