Top 10 di sản thế giới được công nhận tại Hoa Kỳ

0
1756
Vật Phẩm Phong Thủy

Di sản thế giới là di chỉ, di tích hay danh thắng của một quốc gia như rừng, dãy núi, hồ, sa mạc, tòa nhà, quần thể kiến trúc hay thành phố,… do các nước có tham gia Công ước Di sản thế giới đề cử cho Ủy ban Di sản thế giới, được công nhận và quản lý bởi UNESCO. Sau đó, UNESCO sẽ lập danh mục, đặt tên và bảo tồn những vị trí nổi bật về văn hóa hay đặc điểm tự nhiên cho di sản nhân loại chung. Vậy ở Hoa Kỳ có những di sản nào đã được công nhận , chúng ta cùng tìm hiểu sau đây.

1.Vườn quốc gia Mesa Verde
Vườn quốc gia Mesa Verde là vườn quốc gia nằm ở phía Tây nam tiểu bang Colorado, ở độ cao 2.600 mét so với mực nước biển, Hoa Kỳ, vì vậy một vườn quốc gia đã được thành lập vào năm 1906 bởi tổng thống Theodore Roosevelt để bảo vệ các tòa nhà trong vách đá được bảo quản tốt nhất trên thế giới. Mesa Verde là khu vực khảo cổ lớn nhất tại Hoa Kỳ, có diện tích 81,4 dặm vuông (211 km 2), gần Four Corners. Với rất nhiều tàn tích là những ngôi nhà và làng từng là nơi tập trung lâu đời của nền văn minh Pueblo kéo dài 900 năm (từ năm 450 đến năm 1300). Được xây dựng từ thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 12, công viên khảo cổ[này có đến 4.400 địa điểm khảo cổ học, bao gồm những ngôi làng xây dựng trên đỉnh Mesa và những ngôi nhà được xây dựng bằng đá trong các vách đá với khoảng 600 ngôi nhà, trong đó có cả vách đá Palace, vách đá lớn nhất Bắc Mỹ. Có những ngôi nhà được xây thành nhiều tầng, có ban công, và có cả quảng trường.

Các địa điểm khảo cổ đặc biệt của Mesa Verde là dẫn chứng của một nền văn hóa bộ tộc da đỏ cổ xưa ở Bắc Mỹ, thể hiện cuộc sống cổ xưa của tổ tiên những người Pueblo phía Tây Nam Hoa Kỳ. UNESCO đã công nhận Mesa Verde là di sản thế giới vào năm 1978.


2.Vườn quốc gia Yellowstone
Vườn quốc gia Yellowstone là một vườn quốc gia Hoa Kỳ nằm ở các bang phía tây Wyoming, Montana và Idaho của Hoa Kỳ được thành lập ngày 01 tháng 3 năm 1872,. Yellowstone là vườn quốc gia đầu tiên và xưa nhất thế giới, phần lớn ở góc phía đông của Wyoming. Yellowstone nổi tiếng với các loài động vật hoang dã và các điểm địa nhiệt, đặc biệt là mạch nước phun Old Faithful.[ Ở đây có một số kiểu hệ sinh thái, như kiểu rừng cận núi cao là chủ yếu.

Người Mỹ bản địa đã sống ở vùng Yellowstone ít nhất là 11,000 năm. Khu vực này nằm trên đường đi trong cuộc thám hiểm của Lewis và Clark vào đầu thập niên 1800. Bên cạnh việc tham quan của mountain men trong nửa đầu thập niên 1800, các cuộc thám hiểm có tổ chức chỉ bắt đầu từ cuối thập niên 1860. Quân đội Hoa Kỳ đã được ủy nhiệm để giám sát khu này sau khi nó được thành lập. Năm 1917, quyền quản lý vườn quốc gia được giao cho National Park Service, một cơ quan được thành lập vài năm trước đó. Hàng trăm công trình đã được xây dựng và được bảo vệ về các yếu tố lịch sử và kiến trúc, và các nhà nghiên cứu đã kiểm tra, đánh giá hơn 1.000 điểm khảo cổ.

Vường quốc gia Yellowstone có diện tích 8.980 km², bao gồm các hồ, vực, sông và các dãi núi. Hồ Yellowstone là một trong những hồ nằm ở độ cao lớn nhất Bắc Mỹ và năm ở trung tâm của lòng chảo Yellowstone, một siêu núi lửa lớn nhất trên lục địa, rộng 3825 km vuông và sâu 8 km. Lòng chảo là một núi lửa đang hoạt động; nó đã phun nhiều lần với sức mạnh rất lớn trong 2 triệu năm gần đây. Phân nửa các điểm địa nhiệt trên thế giới là nằm ở Yellowstone. Các dòng dung nham và đá núi lửa phủ hầu hết các vùng đất của Yellowstone. Vườn quốc gia là vùng lõi của hệ sinh thái Greater Yellowstone, hệ sinh thái hầu như còn nguyên vẹn lớn nhất thuộc vùng ôn đới bắc Bán cầu.

Hàng trăm loài động vật có vú, chim, cá và rùa đã được ghi nhận bao gồm một số loài có nguy cơ tuyệt chủng hoặc bị đe dọa tuyệt chủng. Các mảng rừng và đồng cỏ lớn cũng có chỉ bao gồm các loài thực vật duy nhất. Có các loài gấu, sói xám, và các bầy bò rừng bizon và nai sừng tấm sống khu vườn này. Các trận cháy rừng xảy ra trong công viên mỗi năm; trong trận cháy rừng năm 1988, gần một phần ba công viên bị đốt cháy. Yellowstone có nhiều điểm vui chơi giải trí như đi bộ đường dài, cắm trại, chèo thuyền, câu cá và ngắm cảnh. Các đường bê tông được xây dựng đến các khu vực địa nhiệt chính cũng như các hồ và thác. Vào mùa đông, du khách thường đến công viên theo các tour du lịch có người hướng dẫn sử dụng các xe trượt tuyết.


3.Các Khu bảo tồn và Vườn quốc gia: Kluane, Wrangell-St. Elias, Vịnh Glacier, Tatshenshini-Alsek
Các khu bảo tồn và Vườn quốc gia: Kluane, Wrangell-St. Elias, Vịnh Glacier, Tatshenshini-Alsek là một hệ thống các khu bảo tồn và vườn quốc gia nằm tại Canada và Hoa Kỳ, trên biên giới giữa Yukon, Alaska và British Columbia.

Các khu bảo tồn này là một loạt cảnh quan tuyệt đẹp giữa núi cao và sông băng chạy dài hai bên biên giới. Cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ nơi đây là nơi cư trú của gấu xám Bắc Mỹ, tuần lộc và cừu Dall[1]… Kluane, Wrangell-St. Elias, Vịnh Glacier, Tatshenshini-Alsek là nơi có những con sông băng lớn và ngoạn mục nhất trên thế giới. Sự đa dạng sinh học của các khu bảo tồn thay đổi theo địa hình từ trong đất liền ra đến biển, kéo theo hệ động thực vật cũng thay đổi theo. Các vườn quốc gia và khu bảo tồn này cũng là ví dụ điển hình của cảnh quan thiên nhiên băng tuyết núi cao, của những con sông băng khổng lồ và hệ động thực vật đa dạng sinh học.

Các khu bảo tồn và vườn quốc gia là hệ thống của 4 vườn quốc gia, khu bảo tồn, công viên tỉnh:

Vườn quốc gia và khu bảo tồn Kluane
Vườn quốc gia và khu bảo tồn Wrangell–St. Elias
Vườn quốc gia và khu bảo tồn Vịnh Glacier
Công viên tỉnh Tatshenshini-Alsek
được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới năm 1979 và mở rộng vào các năm 1992 và 1994 với tổng diện tích là hơn 32.000.000 mẫu Anh (130.000 km 2).


4.Quang cảnh vườn quốc gia thuộc hẻm núi lớn Grand Canyon
Vườn quốc gia Grand Canyon là một khu bảo tồn ở tiểu bang Arizona, Hoa Kỳ. Đây là một trong những vườn quốc gia sớm nhất của Hoa Kỳ. Ở trong vườn quốc gia này có Hẻm núi lớn Grand Canyon nổi tiếng thế giới. Vực này là một hẻm núi của Sông Colorado. Diện tích vườn quốc gia này là 4.927 km². Vườn quốc gia này được thành lập ngày 26/2/1919. Việc thiết lập vườn quốc gia này là một sự thành công của cuộc vận động bảo vệ môi trường, làm cho dự án xây dựng đập ngăn sông Colorado bị hủy bỏ.Công viên này có hơn 2.600 di tích thời tiền sử, bao gồm bằng chứng về nền văn hóa Archaic. UNESCO đã công nhận Vực Grand Canyon là Di sản thế giới năm 1979.


5.Independence Hall
Independence Hall (dịch nghĩa: Hội trường Độc Lập) là phần chính của Công viên Lịch sử Quốc gia Độc Lập tọa lạc tại Philadelphia, Pennsylvania, nằm giữa hai con số 5 và 6 trên phố Chestnut. Nó được biết đến nhiều bởi dấu ấn lịch sử của nó bởi tại đây, bản Tuyên ngôn Độc Lập và Hiến pháp Hoa Kỳ được thảo luận và phê chuẩn. Tòa nhà được hoàn thành năm 1753 dưới cái tên Tòa nhà Bang Pennsylvania, lúc đó thì gọi là Tỉnh Pennsylvania. Đây là tòa nhà quốc hội đầu tiên của Pennsylvania. Nó đã trở thành nơi họp mặt chính thức của Hội nghị Lục địa II từ 1775 đến 1783 và còn là địa điểm diễn ra Hội nghị Hiến pháp Hoa Kỳ vào mùa hè năm 1787. Tòa nhà là một phần của Công viên Lịch sử Quốc gia Độc Lập và đã trở thành một di sản thế giới UNESCO kể từ năm 1979.


6.Vườn quốc gia Olympic
Vườn quốc gia Olympic (tiếng Anh: Olympic National Park) là một vườn quốc gia tọa lạc tại tiểu bang Washington, ở vùng cực tây-bắc của khu vực được gọi là bán đảo Olympic, Hoa Kỳ. Vườn quốc gia này có thể được chia ra 3 vùng cơ bản: Bờ biển Thái Bình Dương, các núi Olympic, và rừng mưa ôn đới. Tổng thống Hoa Kỳ Theodore Roosevelt là người đầu tiên lập Đài tưởng niệm quốc gia Olympic năm 1909 và sau đó, Quốc hội đã quyết định thông qua tư cách vườn quốc gia cho khu vực này. Vườn quốc gia Olympic đã trở thành khu dự trữ sinh quyển thế giới và được công nhận là di sản thế giới năm 1981. Năm 1988, phần lớn bán đảo Olympic được thành lập thành Khu bảo tồn thiên nhiên Olympic.

7.Địa điểm Lịch sử Cahokia
Di tích Lịch sử tiểu bang Các gò đất Cahokia /kəˈhoʊkiə/ (11 MS 2) là một di chỉ khảo cổ về một thành phố của người Bản địa châu Mỹ. Nó nằm ở phía Nam của bang Illinois, giữa Đông St. Louis và Collinsville,[3] phía Đông bắc của thành phố St.Louis. Khu vực bảo tồn rộng 2.200 mẫu Anh (890 ha), có chứa khoảng 80 gò đất, nhưng thành phố cổ thực sự lớn hơn nhiều. Trong thời kỳ hoàng kim của nó, Cahokia có diện tích khoảng 6 dặm vuông và bao gồm khoảng 120 gò đất nhân tạo với nhiều kích cỡ, hình dạng, và các chức năng khác nhau.

Cahokia là đô thị định cư lớn nhất và có ảnh hưởng nhất trong nền văn hóa Mississippi có xã hội phát triển tiên tiến trên phần lớn khu vực bây giờ là Đông Nam Hoa Kỳ, bắt đầu từ hơn 500 năm trước khi người châu Âu xuất hiện, vào khoảng thế kỷ 11 – 12. Cahokia tại thời kỳ đỉnh điểm vào những năm 1200 là một trong số những thành phố có dân lớn nhất trên thế giới, không có thành phố bản địa nào ở Hoa Kỳ bắt kịp cho đến cuối thế kỷ 18. Ngày nay, Cahokia được coi là khu vực khảo cổ lớn nhất và phức tạp nhất trong thời kỳ tiền Colombo phía Bắc Mexico.

Các gò đất Cahokia là một Danh lam Lịch sử Quốc gia và được chỉ định là khu vực bảo vệ của quốc gia. Ngoài ra, nó cũng là Di sản thế giới của UNESCO tại Hoa Kỳ. Đó là những gò đất xây dựng thời tiền sử lớn nhất ở Bắc Mỹ.Đây là khu vực khảo cổ mở cửa cho công chúng tham quan và được quản lý bởi Cơ quan Bảo tồn Di tích Lịch sử Illinois, và được hỗ trợ bởi Hiệp hội Bảo tàng Cahokia.


8.Tượng Nữ thần Tự do
Tượng Nữ thần Tự do (tên đầy đủ là Nữ thần Tự do soi sáng thế giới; tiếng Anh: Liberty Enlightening the World; tiếng Pháp: La Liberté éclairant le monde) là một tác phẩm điêu khắc theo phong cách tân cổ điển với kích thước cực lớn, đặt trên Đảo Ellis tại cảng New York. Tác phẩm này do kiến trúc sư Frédéric Bartholdi thiết kế và được khánh thành vào ngày 28 tháng 10 năm 1886. Đây là tặng vật của nhân dân Pháp gửi nước Mỹ.

Tượng Nữ thần Tự do có hình dáng một người phụ nữ mặc áo choàng, tiêu biểu cho Libertas, nữ thần tự do của La Mã, tay phải cầm ngọn đuốc còn tay kia một tấm đá phiến có khắc ngày tháng độc lập của Hoa Kỳ. Bức tượng này là biểu tượng mẫu mực của lý tưởng tự do cũng như của chính Hoa Kỳ.

Kiến trúc sư Bartholdi lấy cảm hứng từ một lời nói của chính trị gia kiêm giáo sư luật học người Pháp, Édouard René de Laboulaye vào năm 1865 rằng bất cứ tượng đài nào dựng lên để đánh dấu ngày độc lập của Hoa Kỳ thì cũng đáng là một dự án chung của cả hai dân tộc Pháp và Mỹ. Vì tình hình chính trị xáo trộn tại Pháp, công trình bị hoãn cho đến đầu thập niên 1870. Năm 1875, Laboulaye đề nghị rằng Pháp sẽ tài trợ việc đúc tượng còn Mỹ sẽ xây phần bệ và tìm vị trí đặt tượng. Bartholdi hoàn thành phần đầu tượng và cánh tay cầm đuốc trước khi bức tượng được thiết kế toàn bộ. Các bộ phận của tượng được trưng bày triển lãm cho công chúng xem trong nhiều đợt triển lãm quốc tế. Riêng cánh tay phải cầm ngọn đuốc được trưng bày tại Công viên Quảng trường Madison của Thành phố New York từ năm 1876 đến năm 1882. Công việc xúc tiến gây quỹ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt về phía người Mỹ. Năm 1885 công việc xây dựng bệ tượng bị đe dọa đình chỉ vì thiếu ngân sách. Joseph Pulitzer, chủ bút của nhật báo New York World, phải khởi động cuộc vận động quyên góp để hoàn thành dự án. Chiến dịch vận động của ông đã thu hút trên 120.000 người ủng hộ. Trong số người góp tiền, đa số góp dưới một đô la mỗi người.

Bức tượng được xây dựng tại Pháp, xếp trong các thùng lớn và vận chuyển bằng tàu biển, rồi sau đó được ráp vào bệ tượng nằm trên hòn đảo vốn xưa kia có tên là Đảo Bedloe. Để đánh dấu việc hoàn thành bức tượng, một cuộc diễn hành lớn diễn ra tại Thành phố New York. Đó cũng là lần đầu tiên công chúng chứng kiến hoa giấy tung xuống đường phố như tuyết rơi. Buổi lễ khánh thành do Tổng thống Grover Cleveland làm chủ tọa.

Tượng Nữ thần Tự do được Ban đặc trách Hải đăng Hoa Kỳ quản lý cho đến năm 1901 và rồi sau đó là Bộ Chiến tranh Hoa Kỳ; kể từ năm 1933 thì do Cục Công viên Quốc gia Hoa Kỳ quản lý.

Bức tượng phải đóng cửa để tu sửa lớn vào năm 1938. Vào đầu thập niên 1980, vì có dấu hiệu hư hại, tượng lại trải qua một đợt đại trùng tu nữa. Trong thời gian tu sửa từ năm 1984 đến 1986, ngọn đuốc và phần lớn cấu trúc bên trong cũng được thay thế. Sau vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001, Tượng Nữ thần Tự do bị đóng cửa vì lý do an ninh; bệ tượng mở cửa lại vào năm 2004 và toàn phần tượng lại đón khách vào xem kể từ năm 2009 nhưng với số lượng hạn chế được phép đi lên đến phần mũ miện. Nhà chức trách dự trù đóng cửa khoảng một năm, bắt đầu từ cuối năm 2011 để trang bị thêm một cầu thang phụ. Lối vào ban công bao quanh ngọn đuốc bị ngăn lại vì lý do an toàn kể từ năm 1916.


9.Vườn quốc gia Yosemite
Vườn quốc gia Yosemite (phát âm như “Giồ-xem-mi-ti”) là một vườn quốc gia phần lớn thuộc về Quận Mariposa và Quận Tuolumne, California, Hoa Kỳ. Công viên này có diện tích 3.081 km² (1.189 dặm vuông) và tới dốc tây của dãy núi Sierra Nevada.

Được chọn là Di sản thế giới năm 1984, Yosemite nổi tiếng khắp thế giới về các vách đá granite đẹp đẽ, thác nước cao, dòng nước trong, cây củ tùng vĩ đại, và đa dạng sinh học (vào khoảng 89% của công viện được dành riêng là vùng hoang vu). Nó cũng là công viên đầu tiên được chính phủ liên bang Hoa Kỳ dành riêng. Tuy nó không phải là công viên quốc gia đầu tiên, nhưng Yosemite là tiêu điểm khi phát triển hệ thống công viên quốc gia, phần lớn do những người như John Muir. Yosemite có hơn 3 triệu khách mỗi năm, phần nhiều người chỉ đến thăm thung lũng Yosemite.


10.Vườn quốc gia Núi lửa Hawaii
Vườn quốc gia Núi lửa Hawaii (tiếng Anh: Hawaii Volcanoes National Park), được thành lập năm 1916, phô bày kết quả của 30 triệu năm của tác động núi lửa, migration, và tiến hóa—các quá trình làm xô đẩy đất trần từ biển và khoác cho nó bằng một hệ sinh thái hỗn hợp và độc đáo và một nền văn hóa nhân loại riêng biệt. Vườn quốc gia này có môi trường đa dạng từ mực nước biển đến đỉnh ngọn núi lửa lớn nhất, Mauna Loa tại độ cao 13.677 feet. Kilauea, một trong những ngọn núi hoạt động nhiều nhất cho thấy được cách thức mà Hawaii được kiến tạo và cung cấp cho du khách cảnh tượng sống động của nứi lửa phun. Vườn quốc gia có diện tích khoảng 1348 km².

Một nửa của vườn quốc gia là nơi hoang dã và là nơi dành cho du lịch kiểu đi bộ đường dài (hiking) và cắm trại. Vườn quốc gia này đã được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 1980 và di sản thế giới vào năm 1987.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN