Top 8 di sản thế giới được công nhận tại Hungary

0
1552
Vật Phẩm Phong Thủy

Di sản thế giới là di chỉ, di tích hay danh thắng của một quốc gia như rừng, dãy núi, hồ, sa mạc, tòa nhà, quần thể kiến trúc hay thành phố,… do các nước có tham gia Công ước Di sản thế giới đề cử cho Ủy ban Di sản thế giới, được công nhận và quản lý bởi UNESCO. Sau đó, UNESCO sẽ lập danh mục, đặt tên và bảo tồn những vị trí nổi bật về văn hóa hay đặc điểm tự nhiên cho di sản nhân loại chung. Vậy ở Hungary có những di sản nào đã được công nhận , chúng ta cùng tìm hiểu sau đây.

1.Vườn quốc gia Hortobágy – Puszta
Hortobágy (IPA: [ɦortobaːɟ]) là tên 1 làng ở tỉnh hạt Hajdú-Bihar, Hungari, đồng thời cũng là tên của một phần vùng Alföld (Đồng bằng lớn) ở miền đông Hungari, gần Debrecen. Khu vực này đã được chỉ định thành Vườn quốc gia từ năm 1973 (vườn quốc gia đầu tiên ở Hungari), và được UNESCO đưa vào danh sách Di sản thế giới từ năm 1999.

Khu vực Hortobágy là khu vực lớn nhất của Hungari được bảo vệ, và là khu đồng cỏ lớn nhất châu Âu[1]. Khu vực này rộng trên 800 km².

Hortobágy giống như 1 thảo nguyên, 1 đồng bằng đầy cỏ dành cho các gia súc như bò, cừu, ngựa vv… do những người chăn dắt trông nom. Đây cũng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật, trong đó có 342 loài chim. Cảnh quan tượng trưng cho khu vực này là Cầu chín lỗ (Nine-holed Bridge), và các suối nước sâu. Các du khách cũng có thể thấy ảo ảnh (mirage) ở đây.

Cho tới nay, người ta đưọc biết khu thảo nguyên có tính kiềm (alkaline) này được hình thành do việc đốn hết gỗ của các rừng lớn trong thời trung cổ, rồi sông Tisza kết thúc quá trình này bằng việc biến đổi cấu trúc cùng độ pH của đất.

Tuy nhiên quá trình kiềm hóa đất ở Hortobágy đã bắt đầu từ mười ngàn năm trước, khi sông Tisza tìm đường đi của mình qua Alföld (Đồng bằng lớn) và cắt nguồn của sông nhỏ ở các núi phía bắc. Việc hình thành thực tế kết thúc bởi các động vật ăn cỏ, voi mammoth và các ngựa hoang trong thời kỳ băng hà, sau đó tới các gia súc.


2.Vườn quốc gia Aggtelek
Vườn quốc gia Aggtelek (tiếng Hungari: Aggteleki Nemzeti Park) là một vườn quốc gia ở miền bắc Hungari, trong vùng carxtơ Aggtelek. Vườn quốc gia này được thành lập từ năm 1985, gồm 1 diện tích là 198,92 km² (trong đó 39,22 km² được gia tăng bảo vệ). Các hang động trong Vườn quốc gia này được UNESCO đưa vào danh sách Di sản thế giới từ năm 1995.

Vườn quốc gia này có động nhũ đá Baradla, là động nhũ đá lớn nhất châu Âu. Động này dài 26 km, trong đó 8 km thuộc lãnh thổ Slovakia, mang tên động Domica.

Tài liệu đầu tiên được viết về các hang động trong Vườn quốc gia này là từ năm 1549. Từ năm 1920, khu vực này đã được dùng làm điểm hấp dẫn các du khách. Nhiều hang động có những nét đặc biệt riêng khác nhau. Ví dụ động Hòa Bình (Peace cave) có nơi điều dưỡng, giúp điều trị các người bị bệnh suyễn.


3.Cảnh quan văn hóa lịch sử của vùng sản xuất rượu nho Tokaj
Vùng sản xuất rượu Tokaj (tiếng Hungary: Tokaji borvidék ) còn được gọi là vùng sản xuất rượu Tokaj-Hegyalja (gọi tắt là Tokaj-Hegyalja hoặc Hegyalja) là một khu vực sản xuất rượu vang lịch sử nằm ở phía đông bắc Hungary. Nó cũng là một trong bảy vùng rượu vang lớn nhất của Hungary (Hungary: vùng Tokaji borrégió). Hegyalja có nghĩa là “chân” trong tiếng Hungary, và đây chính là tên ban đầu của khu vực này.

Khu vực bao gồm 28 ngôi làng và 11.149 ha là các cánh đồng nho riêng biệt theo từng loại, trong đó có khoảng 5.500 hiện đang được trồng. Tokaj đã được công nhận là di sản thế giới vào năm 2002 với tên Cảnh quan văn hóa lịch sử của vùng sản xuất rượu nho Tokaj. Tuy nhiên, sự nổi tiếng của nó đã có từ rất lâu từ trước đấy bởi vì nó là quê hương của rượu Tokaji Aszú, rượu vang (được sản xuất nhờ loại nấm Botrytis cinerea) lâu đời nhất thế giới.

Do Hiệp ước Trianon, một phần nhỏ của vùng rượu vang lịch sử này bây giờ thuộc về Slovakia.


4.Pécs
Pécs (phát âm tiếng Hungary: [pe ː tʃ]) là thành phố lớn thứ năm của Hungary, nằm trên sườn núi Mecsek ở phía tây-nam của đất nước, gần biên giới với Croatia. Đây là trung tâm hành chính và kinh tế của hạt Baranya. Nơi đây có Giáo phận Công giáo La Mã Pécs.

Thành phố Sopianae được người La Mã thành lập vào thế kỷ 2. Tới khoảng thế kỷ thứ 4, nó trở thành thủ phủ của tỉnh Valeria và là một trung tâm quan trọng của Đạo Thiên Chúa thời kỳ đầu. Địa điểm chôn cất Kitô giáo cổ tại Pécs được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 2000.


5.Làng cổ Hollókő và khu phụ cận
Hollókő (phát âm tiếng Hungary: [‘] (Speaker Icon.svg nghe)) là một làng của bộ tộc thiểu số Palóc ở Hungary. Tên Hollókö trong tiếng Hungary có nghĩa là “đá đen nhánh”. Làng này đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới từ năm 1987.


6.Necropolis ở Pécs
Địa điểm chôn cất Kitô giáo cổ tại Pécs là một thành phố, hiện là một Necropolis chôn cất những người theo Đạo Thiên Chúa cổ được xây từ thời Đế quốc La Mã tại Pécs, Sopianae. Trước đây, thành phố này được cai trị bởi Charlemagne, đại đế của Đế quốc La Mã Thần thánh. Năm 2000, UNESCO đã công nhận Địa điểm chôn cất Kitô giáo cổ tại Pécs là di sản thế giới.


7.Cung điện Buda
Cung điện Buda hay Lâu đài Buda (tiếng Hungary: Budavári Palota, tiếng Đức: Burgpalast, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Budin Kalesi) là một lâu đài lịch sử và tổ hợp cung điện của các vị vua Hungary ở Budapest, được hoàn thành lần đầu vào năm 1265. Trong quá khứ nó cũng có tên gọi Cung điện hoàng gia (tiếng Hungary: Királyi-palota) và Lâu đài hoàng gia (tiếng Hungary: Királyi Vár, tiếng Đức: Königliche Burg).

Cung điện Buda được xây ở mũi phía nam của đồi Lâu đài, phía bắc giáp quận Lâu đài (Várnegyed), nổi tiếng với các tòa nhà và giáo đường Công giáo và tòa nhà công cộng thế kỷ 19 theo phong cách trung cổ. Nó được nối với quảng trường Clark Ádám và cầu dây xích Széchenyi bởi đường sắt leo núi Cung điện Budapest.

Cung điện Buda là một phần của di sản thế giới được công nhận năm 1987.

8.Các động Aggtelek Karst và Slovak Karst
Các động Aggtelek Karst và Slovak Karst là một quần thể gồm 712 hang động trải rộng trên diện tích 55.800 ha (138.000 mẫu Anh) dọc theo biên giới Hungary và Slovakia được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN