Top 10 di sản thế giới được công nhận tại New Zealand

0
1318
Vật Phẩm Phong Thủy

Di sản thế giới là di chỉ, di tích hay danh thắng của một quốc gia như rừng, dãy núi, hồ, sa mạc, tòa nhà, quần thể kiến trúc hay thành phố,… do các nước có tham gia Công ước Di sản thế giới đề cử cho Ủy ban Di sản thế giới, được công nhận và quản lý bởi UNESCO. Sau đó, UNESCO sẽ lập danh mục, đặt tên và bảo tồn những vị trí nổi bật về văn hóa hay đặc điểm tự nhiên cho di sản nhân loại chung. Vậy ở New Zealand có những di sản nào đã được công nhận , chúng ta cùng tìm hiểu sau đây.

1.Vườn quốc gia Westland Tai Poutini
Vườn quốc gia Westland Tai Poutini nằm trên bờ biển phía tây của đảo Nam, New Zealand. Được thành lập vào năm 1960, bao gồm diện tích rộng 1.175 km² kéo dài từ đỉnh núi cao nhất của dãy Alps phía Nam đến bờ biển hoang sơ. Nó giáp với Vườn quốc gia Aoraki/Núi Cook.

Trong vườn quốc gia là các sông băng, hồ nước và dày đặc các khu rừng mưa ôn đới, cũng như dấu tích còn lại của thị trấn khai thác vàng dọc theo bờ biển. Sông băng Franz Josef và Fox là hai điểm tham quan du lịch nổi tiếng nằm trong vườn quốc gia Westland Tai Poutini. Tại đây cũng có hoạt động săn bắn hươu đỏ, sơn dương, dê hoang và dịch vụ trực thăng cho phép các thợ săn tiếp cận các khu vực núi non hiểm trở. Đường đi bộ Copland được nhiều người ưa chuộng chạy ngược dòng ven bờ sông Copland từ cầu sông Karangarua. Cùng với cảnh quan hùng vĩ ngoạn mục của núi non dọc theo đường đi thì tại đây còn có các suối nước nóng tại Welcome Flat Hut.

Trong năm 2010, khoảng 4.400 ha đã được thêm vào vườn quốc gia, bao gồm một số khu vực rải rác khắp, phần lớn là ở phía đông đầm phá Okarito.

Vườn quốc gia Westland Tai Poutini cũng là một trong số những vườn quốc gia thuộc Te Wahipounamu, một di sản thế giới của UNESCO.

2.Vườn quốc gia Núi Aspiring
Vườn quốc gia Núi Aspiring nằm ở dãy Alps phía Nam của đảo Nam, New Zealand. Phía bắc là vườn quốc gia Fiordland và nằm ở giữa Otago và phía nam Westland. Vườn quốc gia này cũng là một phần của Te Wahipounamu, một địa danh bao gồm 4 vườn quốc gia đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1990.


3.Vườn quốc gia Fiordland
Vườn quốc gia Fiordland chiếm góc phía tây nam của đảo Nam, New Zealand. Nó là vườn quốc gia lớn nhất trong 14 vườn quốc gia ở New Zealand, với diện tích 12.500 km ², và là một phần quan trọng của Te Wahipounamu, di sản thế giới của UNESCO. Vườn quốc gia này được quản lý bởi Bộ Bảo tồn.


4.Vườn quốc gia Aoraki/Núi Cook
Vườn quốc gia Aoraki/Núi Cook là một vườn quốc gia nằm ở Đảo Nam của New Zealand, gần thị trấn Twizel. Aoraki / Mount Cook cao 3.724 mét là ngọn núi cao nhất tại New Zealand được lấy để đặt tên cho vườn quốc gia. Khu vực này đã được công bố như là một vườn quốc gia vào tháng 10 năm 1953 bao gồm diện tích của khu dự trữ đã được thành lập vào đầu năm 1887 để bảo vệ thảm thực vật và cảnh quan quan trọng của khu vực.[Vườn quốc gia có nhiều hoạt động cho khách du lịch bao gồm trượt tuyết, đi bộ đường dài leo núi hoặc săn bắn.

5.Vườn quốc gia Tongariro
Vườn quốc gia Tongariro là vườn quốc gia đầu tiên ở New Zealand, tọa lạc tại trung tâm của Đảo Bắc. Đây là một trong những di sản hỗn hợp (văn hóa-tự nhiên) được UNESCO công nhận. Vườn quốc gia này là vườn quốc gia thứ tư được thành lập trên thế giới. Các núi lửa dang hoạt động Ruapehu, Ngauruhoe, và Tongariro tọa lạc tại trung tâm của vườn quốc gia này.


6.Te Wahipounamu
Te Wahipounamu là một công viên quốc gia nằm ở phía tây nam New Zealand (Đảo Nam). Với diện tích lên tới 2,6 triệu ha, kéo dài từ các đảo trên biển Tasman sâu vào nội địa Đảo Nam đến 90 km và trải dài trên một bờ biển tới 450 km. Công viên này bao gồm 4 vườn quốc gia nhỏ hơn nằm gần nhau là:

Vườn quốc gia Fiordland
Vườn quốc gia Núi Aspiring
Vườn quốc gia Aoraki/Núi Cook
Vườn quốc gia Westland Tai Poutini
Địa hình ở nơi đây là núi non hùng vĩ, các vách đá cao bên bờ biển, những thác nước, hồ nước, núi tuyết, sông băng và các vịnh hẹp (một dạng địa hình phổ biến ở Na Uy). Với 15 vịnh hẹp nổi tiếng nhất là vịnh Milford Sound, các hồ băng sông băng ở phía đông Nam công viên quốc gia, kèm theo đó là những khu rừng ôn đới về phía bắc, đá trầm tích kéo dài đến tận bờ biển Tasman, Te Wahipounamu tạo ra một sự thay đổi cảnh quan vô cùng thú vị và ngoạn mục.

Phần lớn công viên được bao phủ bởi những cánh rừng thông và sồi, trong đó có những cây đạt hàng trăm năm tuổi. Động vật ở đây có rất nhiều loài quý hiếm, đặc biệt là loài chim Takahē sống ở trên đảo Tiritiri Matangi trong công viên, một loài chim đang bị đe dọa; Ngoài ra phải kể đến loài vẹt Kea, chúng chỉ sống ở các vùng núi cao trên thế giới.

Công viên Te Wahipounamu là sự kết hợp của các quá trình địa chất và khí hậu, địa hình tự nhiên, sinh vật độc đáo thể hiện sự thích nghi tiến hóa trên một phạm vi lớn tạo cho Te Wähipounamu – Tây Nam New Zealand sự nổi bật về tự nhiên ở New Zealand. Vì vậy, nó đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1990.


7.Quần đảo Snares
Quần đảo Snares hay Tini Heke (tiếng Māori) [1] là một nhóm đảo nhỏ nằm cách khoảng 200 km về phía nam của Đảo Nam, New Zealand và ở phía nam-tây nam của đảo Stewart. Quần đảo bao gồm đảo chính là đảo Đông Bắc và các đảo nhỏ hơn là Broughton, các đảo Tây Chain nằm về phía tây-tây nam khoảng 5 km (3,1 dặm) của đảo chính. Quần đảo Snares có tổng diện tích đất liền là 3,5 km2 (1,35 dặm vuông).


8.Nhóm đảo Antipodes
Nhóm đảo Antipodes (từ tiếng Hy Lạp αντίποδες – antipodes[2])) là đảo núi lửa khắc nghiệt nằm tại vùng biển gần Nam Cực – và là một phần của lãnh thổ New Zealand. Chúng nằm cách 860 km (534 dặm) về phía đông nam của đảo Stewart / Rakiura.

Nhóm đảo này bao gồm một đảo chính là đảo Antipodes có diện tích 20 km2 (7,7 sq mi), đảo Bollons ở phía bắc cùng nhiều đảo nhỏ và khối đá tàn dư nằm gần đó.

Về mặt sinh thái, nhóm đảo này là một phần của vùng sinh thái Đài nguyên Nam Đại Dương Nhóm đảo Antipodes. Nhóm đảo cũng là một phần của di sản thế giới được UNESCO công nhận cùng với nhiều đảo gần Nam Cực khác của New Zealand. Đây là một khu bảo tồn thiên nhiên và được quản lý nghiêm ngặt nên hoạt động du lịch tại đây gần như là không được phép.


9.Đảo Campbell, New Zealand
Đảo Campbell (Motu Ihupuku) là một hòn đảo khu vực Nam Cực không có người ở của New Zealand, và là đảo chính của nhóm đảo Campbell. Nó có diện tích 112,68 km vuông (43,51 dặm vuông), được bao quanh bởi rất nhiều các khối đá tàn dư, đá và đảo nhỏ bao gồm đảo Dent, Folly (hay Quần đảo Folly), Jeanette-Marie, và Jacquemart, là điểm cực nam của New Zealand. Đảo Campbell là một khu vực đồi núi có độ cao đạt đến hơn 500 mét (1.640 ft) ở phía nam. Một vịnh hẹp có tên là Perseverance Harbour gần như chia đôi hòn đảo nằm trên bờ phía đông.

Hòn đảo là một phần của Di sản thế giới của UNESCO với tên gọi Các hòn đảo nằm gần Nam Cực của New Zealand được công nhận vào năm 1998.


10.Quần đảo Bounty
Quần đảo Bounty là nhóm bao gồm 13 đảo granit và đảo đá nhỏ có diện tích 135 ha (330 mẫu Anh) nằm ở Nam Thái Bình Dương, New Zealand. Nó nằm cách khoảng 670 km (416 mi) về phía đông-đông nam của đảo Nam và 530 km (329 mi) về phía tây nam của quần đảo Chatham. Quần đảo là một phần của Di sản thế giới Các hòn đảo nằm gần Nam Cực của New Zealand được UNESCO công nhận vào năm 1998.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN