Top 6 bộ phim về chiến tranh Việt Nam hay nhất mà bạn nên xem

0
1912
Vật Phẩm Phong Thủy

Một bộ phim hay đôi khi cũng giống như một viên ngọc ẩn, có thể rạp phim gần bạn không chiếu hoặc tấm poster đã không làm bạn phải hút mắt. Nhưng cũng vì thế nên một khi đã khám phá được thì trải nghiệm thưởng thức phim sẽ thú vị hơn nhiều. Để bắt đầu, bạn có thể tham khảo 6 bộ phim về chiến tranh Việt Nam hay nhất mà bạn nên xem

1 Good Morning, Vietnam (1987)

Bộ phim kể về anh chàng Hạ sĩ Không quân Adrian Cronauer (do William đóng) đến Sài Gòn Việt Nam năm 1965 trong cuộc Chiến tranh Việt Nam để làm phát thanh viên cho đài phát thanh của Quân đội Hoa Kỳ ở Việt Nam. Cronauer được miêu tả là một anh chàng có khiếu hài hước và tốt bụng.

Ngay đầu bộ phim, sự xuất hiện của anh đã không được chào đón bởi của Thượng sĩ nhất Dickerson (diễn viên J. T. Walsh) và Thiếu úy Steven Hauk (diễn viên Bruno Kirby), nhưng ngược lại anh lại nhận được sự ủng hộ của tướng Taylor (diễn viên Noble Willingham). Nhiệm vụ của Cronauer là điểm tin đã được kiểm duyệt và đọc “dự báo thời tiết” cho quân đội, và anh luôn pha trò trong đó và rất được các khán giả yêu thích. Anh luôn bắt đầu buổi phát thanh của mình bằng câu Good Morning, Vietnam! với giọng được kéo dài ra. Nhưng cấp trên Steven Hauk lại không cho đó là hài hước mà gọi đó là gàn dở.

Trong 1 lần đi dạo phố cùng bạn, Cronauer đã gặp Trinh và cố làm quen nhưng không được. Không chịu từ bỏ anh cùng bạn đã đi theo trên 2 chiếc xe đạp và đến lớp học tiếng Anh do quân đội Mỹ mở ra. Cronauer đã nói dối và hối lộ thầy giáo tiếng Anh của lớp này để được dạy và làm quen Trinh. Sau buổi học anh đi theo Trinh nhưng bị Tuấn (Tuan) – em trai Trinh ngăn lại. Cronauer đã kết bạn với Tuấn và dẫn cậu ta vào quán chỉ dành quân đội Mỹ. Tại đây đã xảy ra cuộc ẩu đã khi Cronauer và bạn bè của mình cố cho Tuấn ở lại quán này.

Vào một buổi chiều đang ngồi ở quán để chuẩn bị cho giờ phát thanh chiều thì Tuấn đến và nói Trinh muốn gặp ông. Sau khi 2 người ra khỏi quán thì có bom nổ làm 2 người chết và 3 người bị thương. Cronauer sau đó trở về đài phát thanh và muốn đưa thông tin đó lên nhưng cấp trên không cho vì đó là “thông tin không chính thức” và không có lợi cho quân đội Hoa Kỳ. Nhưng rốt cuộc anh vẫn thông báo trên đài phát thanh nhưng sau đó Cronauer đã bị đình chỉ công tác. Sau khi Cronauer đi, Hauk được cử làm người thay thế. Trong suốt thời gian làm việc của mình, Hauk đã “cố gắng hài hước” nhưng bất thành.

2 The Fog of War: Eleven Lessons from the Life of Robert S. McNamara (2003)

Câu chuyện của nước Mỹ như được nhìn thấy qua con mắt của cựu Bộ trưởng Quốc phòng dưới thời Tổng thống John F. Kennedy và Tổng thống Lyndon Johnson, Robert McNamara.

3 Hearts and Minds (1974)

Hearts and minds “Trái tim và Lý trí” của đạo diễn Peter Davis làm năm 1974 về chiến tranh Việt Nam. Trong phim cũng có những cảnh quen thuộc như khi tướng Nguyễn Ngọc Loan, Tổng Giám đốc Cảnh sát Quốc gia kiêm Giám đốc Nha An ninh của Quân đội Việt Nam Cộng hòa rút súng lục bắn thẳng vào đầu một chiến sĩ Cộng sản được biết đến với cái tên Bảy Lốp (tên thật là Nguyễn Văn Lém) trong đợt Mậu Thân 1968, hoặc cảnh cô bé Kim Phúc cùng lũ trẻ toàn thân bỏng rộp chạy trên đường… Ngoài ra, người ta cũng thấy xuất hiện Daniel Ellsberg, từng được coi là “người đàn ông nguy hiểm nhất nước Mỹ” bởi chính ông đã công bố hàng loạt tài liệu tối mật của Lầu Năm Góc về chiến tranh Việt Nam, tạo nên một cơn địa chấn chưa từng có trong dư luận.


4 Coming Home (1978)

Top 7 phim về chiến tranh Việt Nam hay nhất mọi thời đại
Coming Home là một bộ phim truyền hình Mỹ phát hành năm 1978 do Hal Ashby làm đạo diễn, với sự tham gia của Jane Fonda, Jon Voight và Bruce Dern.
Năm 1968 tại California, Sally là một người vợ của sĩ quan quân đội trung thành đã kết hôn với Bob Hyde một thuyền trưởng của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, người sắp được đưa sang Việt Nam. Là một sĩ quan quân đội chuyên dụng, Bob coi đây là cơ hội để tiến bộ. Sally đã bị bỏ rơi một mình, nhưng sau một thời gian cô cảm thấy tự do. Buộc phải tìm nhà ở ngoài căn cứ, cô chuyển đến một căn hộ mới bên bờ biển và mua một chiếc xe thể thao. Không có gì khác để làm, cô quyết định làm tình nguyện viên tại một bệnh viện cựu chiến binh địa phương.
Tại bệnh viện, Sally gặp Luke Martin, bạn học cũ ở trường. Giống như người bạn Billy, Luke đã đi đến Việt Nam nhưng bị thương. Anh đang hồi phục tại bệnh viện sau những chấn thương của anh.

5 Platoon (1986)

Bộ phim đầu tiên trong tác phẩm bộ ba của Oliver Stone về chủ đề chiến tranh, tái hiện gần với trải nghiệm thực của một binh sĩ của chính ông vẫn là bộ phim có sức thuyết phục lớn và sức ảnh hưởng đến khán giả lớn nhất.

Trong khi cái nhìn về Việt Nam được thể hiện trong Apocalypse Now như một cơn ác mộng, thì Coppola không ngần ngại cho chúng ta đắm chìm trong sự say sưa trác táng – những dựng cảnh xuất sắc của bộ phim, những nhân vật huênh hoang trác táng, và điệu nhạc rock nền chói tai góp phần khiến hành trình khám phá mặt trái của chúng ta trở nên khá thú vị.

Nhưng Platoon thì không như thế. Từ giây phút chàng lính mới Chris Taylor (Charlie Sheen) bắt đầu lên đường thi hành nhiệm vụ, điều anh phải đối mặt không phải là sự buồn chán, mà là hậu quả của những khó khăn dồn dập mỗi ngày – cái nóng của vùng khí hậu nhiệt đới, mất nước, lũ muỗi, lũ kiến lớn luôn bò lên khắp người anh. Khi anh viết thư cho bà để nói rằng Việt Nam chẳng khác nào địa ngục, anh không hề nói quá.

Trong khi hầu hết các bộ phim viễn tưởng trong danh sách này luôn cố gắng lột tả hình ảnh quân đội Hoa Kỳ như là nạn nhân của cuộc chiến thì Stone không muốn thể hiện điều ấy cho khán giả của mình.

Trong một cảnh phim khủng khiếp lấy cảm hứng từ cuộc thảm sát thôn Mỹ Lai, chúng ta thấy một lính Mỹ trẻ dùng dùi cui đánh chết một người đàn ông khuyết tật Việt Nam, trong khi một tên khác ôm bé gái và dí súng vào đầu nó trước mặt mẹ nó, và những tên còn lại trốn trong rừng và hãm hiếp một phụ nữ trẻ.

Động lực để làm bộ phim Platoon của đạo diễn một phần để phản đối việc khắc họa hình ảnh quân đội Hoa Kỳ quá đà trong bộ phim The Green Berets (1968) của John Wayne. Ít nhất về mặt này, bộ phim là một thành công vang dội.

6 Hamburger Hill (1987)

Xuyên suốt bộ phim về chiến tranh Việt Nam, John Irvin tập trung hoàn toàn vào những gì một trung đội lính Mỹ phải trải qua trên con đường thực hiện nhiệm vụ gian nan khốc liệt.

Vào tháng Năm năm 1969, các chỉ huy quân đội Mỹ ra lệnh chiếm cứ Đồi 937 như một kế nghi binh. Khu vực này về sau được gọi là Đồi Hamburger và chẳng còn giá trị chiến lược gì.

Không lâu sau khi nhiệm vụ hoàn thành, khu vực này bị bỏ lại. Từ khía cạnh được dựng thành phim của cuộc chiến, chúng ta thấy được tính chất phi nghĩa của chiến tranh bao trùm hoàn toàn bộ phim.

Các nam diễn viên chính điển trai đều nhận thức sâu sắc được sự vô nghĩa của nhiệm vụ cũng như sự bất lực, không thể nghi ngờ gì trước những mệnh lệnh họ phải tuân theo. Sự vô nghĩa được thể hiện qua một tổng thể gồm sự thật là tinh thần phản đối chiến tranh đang dâng lên rộng khắp ở quê nhà.

Nếu họ đủ may mắn để hoàn thành nhiệm vụ rồi trở về, có vẻ họ sẽ được chào đón như những con tốt của các chính trị gia hơn là những anh hùng.

Nhà biên kịch James Carabatsos, vốn là cựu binh từng tham chiến tại Việt Nam, đã viết ra một kịch bản trữ tình với những đoạn độc thoại mãnh liệt và những lời thoại tục tĩu nhưng đậm chất thơ (“Các người có thôi phá hoại ước mơ của anh ta bằng sự hèn nhát của mình đi không?”) Trong khi ấy, Irvin sử dụng những cảnh kinh dị như nổ tung đầu, nát nội tạng, máu tuôn thành dòng với những hiệu ứng từ sơ sài cho đến gây sốc cực độ.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN