Từ lâu, Trung Quốc đã nổi tiếng với nhiều địa danh lịch sử đặc sắc, danh lam thắng cảnh đẹp và vô số khu vui chơi thú vị. Và top những địa điểm du lịch Trung Quốc dưới đây sẽ giới thiệu chi tiết cho du khách những điểm đến nổi tiếng mà không ai có thể bỏ qua khi đến tham quan thành phố xinh đẹp này.
1. Chùa Phật Ngọc
Chùa Phật Ngọc Thượng Hải là một ngôi chùa linh thiêng của Thượng Hải hiện đang chào đón nhiều người dân địa phương và cả du khách trong nước và quốc tế. Ngôi chùa gắn liền với sự tích của vị Pháp sư Huệ Căn đã vượt qua nhiều gian nan vất vả, đến với vùng đất Myanmar xa xôi để thỉnh 5 bức tượng Phật về thờ tại vùng đất Thượng Hải. Sau khi có được những bức tượng Phật đó, thì nhân dân Thượng Hải mới bắt đầu xây dựng ngôi chùa để thờ. Đây chính là nét đặc biệt của ngôi chùa Phật Ngọc: Có tượng Phật trước rồi mới bắt đầu xây dựng chùa.
Điểm nổi bật để làm nên sự linh thiêng và nổi tiếng cho ngôi chùa này chính là hai bức tượng Phật được tạc từ ngọc bích trắng trong hai tư thế khác nhau. Bức tượng thứ nhất đó chính là tượng Phật nằm trong tư thế nhập niết bàn. Bức tượng này dài 96cm được chạm khắc vô cùng tinh xảo và thể hiện được nhiều nét uy nghiêm của Đức Phật. Còn có thêm một bức tượng Phật Thích Ca lớn hơn tạc trong tư thế ngồi, cao 190cm, rộng 130cm. Bức tượng này nặng hơn 1 tấn và được nạm thêm nhiều kim cương và đá quý tạo thêm nhiều nét đẹp rất riêng của bức tượng Phật. Bức tượng được đặt tại lầu Phật Ngọc ở chính điện – một gian chùa được xây dựng bằng gỗ đen và chạm khắc công phu tạo nên một không gian vô cùng trang nghiêm.
2. Di hòa viên
Đây là kiến trúc vườn có quy mô rất lớn, với tổng diện tích là 293 ha, gồm hai khu vực là núi Vạn Thọ và hồ Côn Minh cấu thành. Tổng số kiến trúc các loại trong khu vực này bao gồm hơn 3000 gian, phân thành ba khu chức năng chính: khu hành chính, khu cư trú – sinh hoạt và khu thưởng ngoạn.
Điện Nhân Thọ là trung tâm của khu hành chính, nơi Thái hậu Từ Hy và Hoàng đế Quang Tự từng ngồi thiết triều và tiếp khách. Sau điện Nhân Thọ là ba tòa kiến trúc lớn, theo kiểu thức “tứ hợp viện”, gồm Lạc Thọ đường, Ngọc Lan đường và Nghi Vân quán, là nơi sinh hoạt của Từ Hy, Quang Tự, hoàng hậu và cung phi. Kề bên Nghi Vân quán là Nhà hát Kịch thuộc “Đức Hòa viên”, một trong ba Nhà hát Kịch lớn nhất Trung Quốc dưới thời Thanh.
Từ đỉnh núi Vạn Thọ trở xuống, các kiến trúc Trí Tuệ hải, gác Phật Hương, điện Đức Huy, điện Bài Vân, cửa Bài Vân, cửa Vân Huy Ngọc Vũ được bố trí dàn trải xuống, tạo thành một trục kiến trúc theo lớp lang, tầng bậc chặt chẽ. Dưới chân núi là một hành lang dài trên 700 mét, với trên 8000 bức tranh, được vẽ trên các con rường. Kiến trúc này đã được ghi nhận là “Hành lang số một thế giới”. Phía trước hành lang là hồ Côn Minh, với muôn trùng sóng xanh. Kênh dẫn nước phía Tây của hồ được kiến tạo phỏng theo kênh dẫn nước của hồ Tây (ở Hàng Châu).
Hậu Sơn, Hậu Hồ thuộc núi Vạn Thọ nằm trong rừng cổ thụ bạt ngàn, không khí trong lành, với hệ thống chùa, miếu mang phong cách kiến trúc Tây Tạng và khu phố thương mại cổ trên dòng Tô Châu. Phía Đông của Hậu Hồ là Hài Thú viên, một kiến trúc vườn phỏng theo mô hình “Ký Xướng viên” ở Vô Tích, có quy mô nhỏ và được mệnh danh là “Vườn trong vườn”.
Tổng thể Di Hòa viên là một kiến trúc vườn với những nét nghệ thuật vô cùng độc đáo, chiếm vị trí đặc biệt trong lịch sử kiến trúc vườn ở Trung Quốc cũng như trên thế giới. Khu cảnh quan có quy mô đặc biệt hoành tráng này gồm các kiến trúc và cảnh quan chính sau:
3. Vạn Lý Trường Thành
Vạn Lý Trường Thành có nghĩa là Thành dài vạn lý, là bức tường thành nổi tiếng của Trung Quốc được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ thứ 5 Trước Công Nguyên. Bức tường thành đầu tiên được xây dựng với mục đích bảo vệ người Trung hoa trước những cuộc tấn công của người Hung Nô và Mông Cổ, người Turk, và những bộ tộc du mục khác đến từ những vùng đất hiện thuộc Mông Cổ và Mãn Châu. Một số đoạn tường thành được xây dựng từ thế kỷ thứ 5, nhưng nổi tiếng nhất là đoạn tường thành được xây dựng từ năm 220 TCN đến năm 200 TCN dưới thời Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa. Tuy nhiên trường thành hiện nay lại được xây dựng chủ yếu dưới thời nhà Minh, những đoạn tường cũ hiện chỉ còn sót lại ít di tích.
4. Thổ lâu Phúc Kiến
Thổ lâu Phúc Kiến là các nhà ở của người Khách Gia và các dân tộc khác được xây dựng trên địa hình núi non hiểm trở, ẩn sâu trong những thung lũng xa xôi tại vùng núi Mân Tây, tỉnh Phúc Kiến. Những thổ lâu này vừa là nhà để sống vừa là những pháo đài bất khả xâm phạm. Bằng chứng là vào năm 1934, một nhóm nông dân nổi dậy đã chiếm một thổ lâu để chống lại các cuộc tấn công của quân đội. Có 19 quả pháo bắn vào thổ lâu nhưng chỉ tạo ra một vết lõm nhỏ.
Các thổ lâu tại Mân Tây được xây dựng theo lối quần thể nhiều ngôi nhà tập hợp trên một diện tích nhất định, nhiều nhất là tại các huyện Vĩnh Định, Nam Tinh, Hòa Bình, Chiêu An… Dù trải qua thăng trầm lịch sử, những ngôi nhà tròn nhiều tầng truyền thống ấy vẫn tồn tại nguyên vẹn.
Người phương Bắc Trung Quốc đã biết đến kỹ thuật làm nhà đất nện từ thời thị tộc. Đến thời Đường (618-907), kỹ thuật này lan truyền xuống miền Nam cùng với di dân từ vùng Hoàng Hà. Song những ngôi nhà tròn đất nện tại Mân Tây được cho là biểu tượng sinh động nhất của sự kết hợp kiến trúc phương Nam cổ và kỹ thuật xây dựng nhà đất nện phương Bắc.
5. Thiên An Môn
Quảng trường Thiên An Môn là nơi đánh dấu sự kiện chính trị quan trọng của Trung Quốc, cũng chính là nơi chủ tịch Mao Trạch Đông đọc truyên ngôn khai sinh ra nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào ngày 01/10/1949. Nằm ở trung tâm thành phố Bắc Kinh, được lấy theo tên của cổng thành phía bắc Tử Cấm Thành, quảng trường Thiên An Môn là quảng trường lớn nhất của Trung Quốc.
Quảng trường Thiên An Môn nằm ở giữa 2 chiếc cổng đồ sộ với Thiên An Môn ở phía bắc và Tiền Môn ở phía nam, ở giữa quảng trường là bia kỷ niệm những anh hùng nhân dân và lăng chủ tịch Mao Trạch Đông. Dọc theo phía tây và phía đông của quảng trường là đại lễ đường nhân dân và viện bảo tàng quốc gia về lịch sử Trung Hoa.
Vào những ngày lễ có rất nhiều người đến quảng trường Thiên An Môn để thăm quan và chụp hình lưu niệm, ở đây có lễ kéo cờ quốc gia hàng ngày vô cùng uy nghiêm và hùng tráng. Là một điểm đáng đến trong hành trình du lịch Trung Quốc.
6. Khu thắng cảnh Cửu Trại Câu
Khu thắng cảnh Cựu trại câu có nghĩa là “ Thung lũng chín làng” là nơi bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia thuộc châu tự trị Tứ Xuyên – Trung Quốc. Nơi đây là sự kết hợp hài hòa, tinh tế giữa vẻ đẹp của hồ nước, rừng xanh thăm thẳm với những ngọn núi phủ đầy tuyết trắng mà ít nơi nào có được vẻ đẹp phong thủy hữu tình đến thế, bởi vậy nơi đây còn được gọi là “ thiên đường của hạ giới”.
Khu thắng cảnh Cửu trại câu được hình thành trên những dãy núi đá vôi trầm tích thuộc cao nguyên Tây Tạng, độ cao nơi đây dao động từ 2.000 đến 4.500m so với mực nước biển và được đánh giá là một trong 40 thắng cảnh đẹp nhất Trung Quốc, đồng thời cũng được UNESCO công nhận là di sản thiên thế giới vào năm 1992 và là phong cảnh được bảo vệ của IUCN vào năm 1997.