Top 8 điểm du lịch nổi tiếng ở Sydney Australia nên đến một lần trong đời

0
2287
Vật Phẩm Phong Thủy

Tuy không phải là thủ đô của Úc nhưng thành phố Sydney được nhiều người biết đến với sự phồn hoa, văn minh. Với vị trí nằm ven bờ biển, cùng nhịp sống thoải mái, không khí dễ chịu thuộc Nam bán cầu, mùa hè ấm áp, mùa đồng mát mẻ, lượng mưa trải đều trong năm, hẳn đây sẽ là điểm du lịch hấp dẫn dành cho khu khách. Ngoài những công trình kiến trúc độc đáo, thành phố này còn thu hút bởi những cảnh quan thiên nhiên đáng để khám phá.

1 Bãi biển Shelly
Bãi biển Shelly nằm ở ngoại ô của Sydney, nó thuộc một phần của vịnh Cabbage Tree. Nơi đây hẳn là lựa chọn hàng đầu của du khách khi tham gia các chuyến du lịch biển đảo tại Úc. Shelly beach nằm liền kề với North Head và Fairy Bower

Dọc theo con đường từ bãi biển chính Manly, du khách sẽ được ngắm Shelly ẩn trong mình vẻ đẹp lung linh làm say mê lòng người. Nơi đây có những bãi cát trắng mịn, đa dạng các loài thực vật bao quanh cùng đời sống giản dị của những người dân chài.

2 Bảo tàng Sydney
Bảo tàng của Sydney là một bộ sưu tập và triển lãm lịch sử, được xây dựng trên tàn tích của dinh Thống đốc bang New South Wales, Arthur Phillip.
Năm 1788 Thống đốc Phillip chọn địa điểm này là nơi cư trú chính thức của ông. Nó nhanh chóng trở thành trung tâm hành chính xã hội, và là một trọng tâm quan trọng của sự tiếp xúc đầu tiên giữa người Gadigal và người thực dân, rồi sau đó bị bỏ hoang. Vào năm 1983, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra.

3 Doanh trại Hyde Part
Doanh trại Hyde Park là một tòa nhà bằng gạch đồng thời là khu phức hợp được thiết kế bởi kiến trúc sư tù nhân Francis Greenway giữa năm 1818 và năm 1819. Nó còn biết đến là doanh trại tù nhân chính ở New South Wales, bên cạnh đó còn cung cấp nhà nghỉ cho những người bị kết án làm việc trong chính phủ của Sydney.

Khu vực này được liệt kê trong sổ đăng ký Nhà nước Úc của Tiểu bang New South Wales và được ghi vào Danh sách Di sản Thế giới của UNESCO là một trong 11 khu vực cư trú nổi tiếng của Người Úc.

Được xây dựng bởi lực lượng lao động kết án theo lệnh của Thống đốc Lachlan Macquarie. Từ năm 1848 đến năm 1886, đây là Trạm nhập cư cho những người nhập cư nữ tìm kiếm công việc giúp việc và chờ đợi cuộc đoàn tụ gia đình; cũng là nơi tị nạn cho phụ nữ từ năm 1862 đến năm 1886. Từ 1887-1979 tòa án và cơ quan chính phủ đã được đặt tại Barracks.

4 Ghế đá của bà Macquarie
Ghế đá của bà Macquarie ở Sydney còn được biết đến với tên tiếng Mỹ “Mrs Macquarie’s chair” hay “Lady Macquarie’s chair”. Năm 1810, di tích được các tù nhân đẽo đá chạm trổ tạo thành, nơi đây cũng là một di tích lịch sử lâu đời gắn liền với người dân Sydney.

Ghế đá của bà Macquarie là một di tích lịch sử được nhiều du khách đến tham quan khám phá. Các du khách đến đây nhận xét rằng nó lớn hơn ghế của Vua Minh Mạng trên Ngủ Hành Sơn rất nhiều. Ghế được xây dựng để vợ của Thống Đốc Macquarie đến đây ngắm cảnh Vịnh Sydney.

5 Khu bảo tồn sinh vật biển Manly
Khu bảo tồn sinh vật biển Manly là một hồ cá công cộng nằm ở Manly, Australia. Nơi đây bảo tồn các loại sinh vật biển trên khắp thế giới và là điểm đến yêu thích của nhiều du khách.

Khu bảo tồn ban đầu được mở vào năm 1965 được gọi là Marineland. Vào năm 1989, nơi đây được tân trang và mở cửa trở lại dưới hình thức Thế giới dưới nước. Nơi đây đã khai thác đường hầm dưới hồ thủy sinh dài nhất thế giới 110 mét.

Vào ngày 28 tháng 6 năm 2012, sau khi được nâng cấp, Khu bảo tồn sinh vật biển Manly chính thức được khai trương, thu hút rất nhiều du khách trên khắp thế giới. Bên trong, có rất nhiều sinh vật như cá mập, cá đuối khổng lồ, rùa biển, chim cánh cụt và các sinh vật biển khác.

6 Pháo Đài Denison
Là một cơ sở quốc phòng cũ, Fort Denison nằm trên một hòn đảo nhỏ ở trung tâm cảng Sydney Harbour chỉ cách Vườn Bách Thảo một quãng đường đi bộ. Đã từng bị tấn công bởi trận đánh với Mỹ trong Thế chiến II, nhưng Fort Denison ngày nay là điểm thu hút du lịch hàng đầu ở Sydney.

Fort Denison từng là một hòn đảo nhỏ, mà người địa phương thường gọi là Mattewanye. Năm 1942, ba tàu ngầm nhỏ của Nhật đã tấn công Sydney Harbour. Khi tàu tuần dương USS Chicago của Hoa Kỳ bắn vào Nhật Bản, một số vỏ đạn của nó đã tấn công Fort Denison, gây ra thiệt hại đến tháp. Sau nhiều sự kiện lịch sử, Pháo đài này đã trở thành một phần của Công viên Quốc gia Cảng Sydney Harbour vào năm 1992.

7 Sydney Cove
Sydney Cove là một vịnh nhỏ nằm ở bờ biển phía nam Cảng Sydney, một trong những bến cảng ở Port Jackson, trên bờ biển Sydney. Lại vô cùng thuận lợi khi nằm ở vị trí trung tâm Nhà hát Opera Sydney và Cầu Cảng Sydney, hẳn nơi đây là điểm đến hấp dẫn nhiều du khách.
Sydney Cove được đặt tên theo Bộ trưởng Nội vụ Anh. Phía nam Sydney Cove là Vịnh Botany, nên nó được cung cấp nguồn nước ngọt từ Vịnh Botany và một dòng suối nhỏ.

Ngày nay, dòng suối cung cấp nước ngọt cho Sydney Cove được bọc trong một cống bê tông bên dưới các đường phố của khu trung tâm. Đầu của vịnh là bến phà Circular Quay, cuối phía bắc của vịnh là Bennelong Point, phía đông của vịnh là Nhà hát Opera Sydney, trên bờ phía tây là khu di tích lịch sử được gọi là The Rocks.

8 Vịnh Botany
Vịnh Botany cách trung tâm thương mại của thành phố Sydney 13 km. Botany Bay là hợp lưu của sông Georges (Taren Point), sông Cooks (Kyeemagh) và biển Tasman, điểm giao giữa La Perouse và Kurnell.

Tổng diện tích lưu vực của vịnh khoảng 55 km vuông. Mặc dù có ít nước, nhưng vịnh này vẫn là cảng biển chính của thành phố Sydney, đặt tại Port Botany, và là một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng.

Du khách đến với Vịnh cũng được tìm hiểu các giá trị văn hóa, lịch sử từ hàng ngàn năm qua. Vùng đất liền kề Vịnh Botany xưa là nơi định cư của người Tharawal, Thổ dân Eora và các dòng tộc liên quan. Những người sống giữa Sông Cooks và Sông Georges là dòng họ Bidjigal; Ở bờ biển phía nam của vịnh là gia tộc Gweagal và trên bờ phía bắc là dòng họ Kameygal.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN