Top 6 điểm du lịch ở Hà Nội nên đến một lần trong đời

0
967
Vật Phẩm Phong Thủy

Là một tỉnh nằm ở phía Bắc của Việt Nam, được mệnh danh là Thủ đô ngàn năm văn hiến với những di tích cổ xưa, có lịch sử lâu dài gắn liền với những chiến công hiển hách. Đây là thành phố có nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, với khí hậu bốn màu trong năm du khách sẽ được hòa mình vào mọi cung bậc khác nhau của thiên nhiên tại đây…

1 Hồ Hoàn Kiếm
Hồ Hoàn Kiếm là một trong những thắng cảnh của Thủ Đô Hà Nội, đây là một di tích có lịch sử ngàn năm văn hiến. Hồ Hoàn Kiếm hay còn gọi với cái tên là Hồ Gươm, được du khách nước ngoài gọi là “Lẵng hoa giữa lòng thành phố”. Đây không chỉ là nơi hóng gió, dạo mát với xung quanh là nhiều loài hoa, cây cảnh, có tháp, có rùa,…mà nơi đây còn gắn liền với những hoạt động đời sống của người dân Thủ Đô…

Hồ nước ngọt này nằm ngay trung tâm Thủ Đô Hà Nội, có diện tích khoảng 12 hecta. Bao quanh hồ là các phố Lê Thái Tổ ở phía Tây, phố Đinh Tiên Hoàng ở phía Đông, phố Hàng Khay phía nam, tượng vua Lê Thái Tổ, cầu Thê Húc, tháp Bút, đền Bà Kiệu,…Hồ Hoàn Kiếm là di sản vô giá gắn với những truyền thuyết lịch sử và văn hóa linh thiêng từ lâu đời.

Cách đây khoảng 6 thế kỷ, hồ Gươm có tên là hồ Lục Thủy. Nhưng đến thế kỷ XV, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm, gắn liền với truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm thần. Chuyện kể về thời giặc Minh hoành hành ở nước ta, vua Lê Lợi cầm quân đánh giặc, khi đó được rùa thần Kim Quy tặng cho thanh gươm thần. Đánh tan giặc, ông lên ngôi lấy hiệu là Lê Thái Tổ, dời đô về Thăng Long. Trong một lần vua dạo chơi trên hồ Lục Thủy, rùa thần nổi lên xin vua trả lại thanh gươm báu. Từ đó, hồ này đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.

2 Chùa Một Cột
Hà Nội là trung tâm đạo giáo và phật giáo của Việt Nam vì thế tại đây có rất nhiều đền chùa với hàng trăm năm tuổi như chùa Một Cột, chùa Trần Quốc, chùa Hương,…Nhưng nổi tiếng nhất là ngôi chùa Một Cột, một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Được tạo dáng như một bông sen cách điệu từ dưới nước vươn lên…

Chùa Một Cột hay Chùa Mật, còn có tên khác là Diên Hựu Tự, là một ngồi chùa nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội với lối kiến trúc độc đáo có tòa sen ở giữa. Được xây dựng từ đời lý Thái Tông. Từ khi xây dựng cho đến nay, ngôi chùa đã được gìn giữ và trải qua nhiều đợt trùng tu lớn nhất là đợt trùng tu năm 1954 khi bị Pháp cho nổ.

Đây là một công trình kiến trúc sáng tạo kết hợp không gian kiến trúc có nhịp điệu cao thấp, gồm các điêu khắc, hội họa, chạm vẽ hành lang, mặt nước là biểu tượng văn hóa, nghệ thuật cao, tính dân tộc đậm nét. Vào năm 2012, Chùa Một Cột được Tổ Chức Kỷ lục Châu Á xác lập kỷ lục là “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất”.

3 Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh
Nếu Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước, là trái tim của nước Việt Nam thì Quảng trường Ba Đình và Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là trái tim của Hà Nội, là không gian thiêng liêng mà mỗi người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế đều mong đến để thăm. Nơi đây ghi lại nhiều dấu ấn quan trọng của lịch sử dân tộc…Đến đây du khách được ngắm nhìn khung cảnh rộng lớn của quảng trường Ba Đình, được thăm vị lãnh tụ kính yêu của Việt Nam bên trong lăng,…

Nằm trong trung tâm thủ đô Hà Nội, Lăng Chủ Tịch là trái tim của Hà Nội. Nơi đây cất giữ di hài của vị cha già dân tộc đang yên giấc ngủ ngàn thu. Một nhà yêu nước lớn, một danh nhân văn hóa thế giới, một vị lãnh tụ của Việt Nam mà nhiều vị lãnh tụ khác phải kính trọng và nể phục.

Được khởi công vào ngày 2 tháng 9 năm 1973, tại vị trí của lễ đài cũ giữa quảng trường Ba Đình – nơi người đã từng chủ trì cuộc mít tinh lớn. Lăng Chủ Tịch cao 21.6m, gồm 3 lớp.

4 Làng cổ Đường Lâm
Cách Hà Nội khoảng 50km về phía Tây, nơi con sông Tích Giang chảy từ hướng hồ Suối Hai huyện Ba Vì qua Đường Lâm để vào thị xã Sơn Tây. Làng cổ Đường Lâm với những ngôi nhà cổ kính, mái nhà ngói đỏ xưa cũ, sẽ làm bạn phải bất ngờ trước vẻ đẹp hơn 300 năm tuổi tại đây.

Bắt đầu từ cổng làng cổ nằm ở làng Mông Phụ, trên còn tựa dòng chữ “thế hữu hưng ngơi đại”. Khác hẳn với các cổng làng vùng Bắc Bộ, cổng làng Mông Phụ là một ngôi nhà hai mái nằm ngay trên đường vào làng, bên cạnh có cây đa hơn 300 tuổi, bến ước, ao sen, sẽ làm bạn phải rung động trước cảnh quan còn nguyên vẹn này.

Bạn bị hấp dẫn bởi những con đường gạch lát sạch sẽ, bạn sẽ được cảm nhận sự ấm cúng, bình yên của con người ở đây khi đi giữa những bức tường đá ong có màu vàng sậm, giếng nước, sân đình, ruộng nước, những ngôi chùa uy nghi.

5 Làng gốm Bát Tràng
Làng gốm Bát Tràng nằm ngay ven sông Hồng thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Đây sẽ là địa điểm trải nghiệm thú vị vào cuối tuần cho các bạn trẻ, mang nét đặc trưng của ngôi làng truyền thống sản xuất ra những sản phẩm làm từ gốm, đủ màu sắc và hình dạng.

Khi đến nơi, bạn đi bộ vào làng, qua khỏi khu chợ, điểm đầu tiên nên ghé thăm là đình làng Bát Tràng. Vì đình này vốn là điểm thiêng liêng nhất của làng gốm Bát Tràng.

Chịu khó đi vòng vòng qua những con ngõ, để chiêm ngưỡng những bức tường than độc đáo nhìn không khác gì những bức tranh 3D sống động khiến ai cũng mê mẩn.

6 Văn Miếu Quốc Tử Giám
Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú còn nguyên vẹn ở Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Nếu có dịp đi du lịch Hà Nội, các bạn nên dành chút thời gian để tham quan Văn Miếu – Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của Việt Nam, nơi đây hứa hẹn nhiều thông tin thú vị cho các bạn tự khám phá.
Được khởi lập vào cuối thế kỷ XI, Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể bao gồm Văn Miếu và Quốc Tử Giám. Quần thể di tích này nằm trên diện tích là 54.331m gồm hồ Minh Đường, vườn Giám và Nội Tự được bao bọc bởi những bức tường gạch vồ. Bốn mặt di tích đều là phố: phố Quốc Tử Giám (phía Nam), phố Nguyễn Thái Học (phía Bắc), phố Tôn Đức Thắng(phía Tây), phố Văn Miếu (phố Đông).
Giữa những ồn ào và vội vã, Văn Miếu Quốc Tử Giám uy nghiêm, yên tĩnh nằm cách xa khỏi cuộc sống xô bồ và bận rộn. Tới đây du khách không khỏi bất ngờ bởi lối kiến trúc tinh tế sơn thủy hữu tình. Phía trước cổng lớn vào là tứ trụ (bốn cột lớn).

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN