Top 6 món ăn mà bạn nên thử khi đặt chân đến Sapa

0
981
Vật Phẩm Phong Thủy

Mỗi một quốc gia và vùng miền trên thế giới đều sẽ có một món ngon hoặc đặc sản riêng mang dấu ấn của văn hóa ẩm thực dân tộc, khiến du khách sau khi thưởng thức đều không hẹn mà cùng gật đầu tấm tắt khen ngon. 6 món ăn mà bạn nên thử khi đặt chân đến Sapa dưới đây chắc chắc sẽ khiến những ai yêu mến du lịch nói chung và ẩm thực nói riêng phải ngạc nhiên vì những đa dạng về màu sắc, gia vị và nguyên liệu được tận dụng khác nhau ở mỗi quốc gia.

1. Đồ nướng Sapa
Thịt xiên nướng dễ ăn và cũng là món được chuộng nhất, hay được gọi ăn chung với cơm lam hoặc nhâm nhi với chén rượu san lùng luôn là lựa chọn hàng đầu của thực khách.
Với trứng nướng, một món ăn khá được ưa chuộng, không khó làm nhưng đòi hỏi cái nhạy của người chế biến. Trứng vịt lộn thì cần nướng thật đượm lửa mới có thể chín đều. Trứng thường lại khác, chỉ cần nhiệt độ 50-70 độ C, để khơi khơi ngoài rìa bếp cho tới khi quả trứng toát hơi nước màu vàng nhạt, đọng từng hột ngoài vỏ là được.
Để làm nên phong vị đặc biệt cho những món nướng nơi này phải kể tới nguồn nguyên liệu “tự nhiên”, không gợn dù chỉ là một chút “thuốc tăng trọng”, “thuốc kích thích” như ở miền xuôi hay thành phố. Than dùng để nướng cũng từ những thân gỗ lâu năm trong rừng mà ra.
Trong sương mù bềnh bồng, trong cái lạnh tái tê khiến người ta muốn xích lại gần nhau thì việc thưởng thức món nướng quả là một thú vui khó cưỡng.

2. Thịt lợn cắp nách Sapa
Giống thịt lợn cắp nách Sapa, thường thì sau khi lợn mẹ sinh ra lợn con, chúng được thả rông mặc cho mưa nắng, không có chuồng trại, không được chăm sóc, những con lợn phải tự kiếm thức ăn từ những cây củ dại ở ngoài vườn, rừng… thỉnh thoảng mới được cho ăn những bắp ngô, củ sắn. Sớm phải thích nghi với môi trường sống, nên những con lợn “cắp nách” có sức đề kháng rất tốt, sống khoẻ mạnh như những con thú hoang.

Mỗi con lợn “cắp nách” thường được nuôi thả khoảng trên dưới một năm, nơi nào có điều kiện sống tốt thì lợn nhanh lớn, nhưng cũng chỉ trên dưới 20kg, còn không thì chỉ được khoảng 10kg. Giờ đây, những phiên chợ vùng cao như: Mường Hum, Sín Chéng, Bắc Hà… có rất nhiều lợn “cắp nách” được bà con mang ra bán. Những nhà hàng hay người dân ở thành phố Lào Cai và một số tỉnh lân cận thường đến mua. Gần đây, do việc người dân e dè với thịt lợn nuôi trong chuồng, nên lợn “cắp nách” được tiêu thụ mạnh, giá mỗi kg lợn hơi tại các phiên chợ thường dao động từ 100 – 120 nghìn đồng. Với mức tiền bỏ ra không quá cao, lại mua được những con lợn “sạch”, có chất lượng, nên ngày càng nhiều người đến các chợ phiên vùng cao tìm mua, thậm chí cả những khách du lịch.

3. Cá suối Sapa
Cá suối có nhiều loại và điều đáng nói là không hề có vị tanh. Đi tua du lịch Sapa ăn cá suối chỉ việc nướng chín trên than củi, rồi ăn nóng ngay hoặc nướng qua, đem rán ròn rồi chiên với nước sốt cà chua cùng gia vị bột cà ri, bột hồ tiêu là trên mâm cơm đã có một món ăn ngon lành.

Cá suối ở đây lớn cỡ 2-3 ngón tay. Cá thường có màu xanh để dễ ngụy trang khi lẫn vào những kẽ đá rong rêu. Cá suối nhiều xương nên người vùng cao chỉ chiên giòn để ăn cả xương lẫn thịt chứ không nấu riêu hay kho, hấp… Những con cá trong chảo mỡ, ngả sắc vàng ươm, tỏa hương thơm ngây ngất. Đầu cá bùi béo, giòn tan, lớp vảy mỏng sởn lên vì mỡ nóng, bên trong là lớp thịt thơm và ngọt, có thể nhai luôn cả phần xương cá giòn tan. Chấm cá trong mắm ngon pha chanh ớt, ăn với ngọn cải ngồng luộc chín tới và cơm nóng trong buổi tối Mường Hum lành lạnh, cảm giác thật tuyệt.

4. Cơm lam
Cơm lam đơn giản chỉ là cách gọi quen thuộc của người dân miền núi với cách nấu cơm bằng ống nứa. Có thể hiểu rằng “lam” là cách dùng ống nứa thay nồi để nấu nhưng lại tạo ra những miếng ăn miếng uống hơn hẳn nấu trong nồi và đặc biệt, đó còn là cách đun nấu rất “nghệ sĩ”, dân dã khác thường mà cũng phong lưu khác thường của người dân miền núi.
Mỗi lần lên núi làn nương, leo lên đến đỉnh dốc cao là mũi với tai tranh nhau “thở”, khát như thể bị vắt kiệt nước trong người. Tiện có con dao đeo bên hông, lại tiện có cánh rừng nứa bạt ngàn, người dân thường chọn cây nứa ngộ còn non chặt lấy một dóng lưng chừng thân cây. Những dóng nứa như thế bao giờ cũng chứa sẵn thứ nước trong vắt và tinh khiết vô cùng. Phạt đi một đầu mắt, dùng lá chuối hoặc lá dong đút nút lại, chất củi chung quanh đốt cho nước sôi. Rồi vừa nghỉ thảnh thơi hứng gió trời nắng trời, vừa thong thả nhấp từng hớp nước rót trong ống nứa ra. Ngan ngát, thơm thơm, ngòn ngọt, man mát đậm hương của núi rừng mà xua đi bao mệt mỏi. Cái thứ nước ấy cũng được gọi là nước lam. Có thể múc nước suối vào ống nứa để lam, nhưng thua xa thứ nước trời đất tích tụ trong ống nứa, chẳng khác nước dừa tích tụ trong quả dừa.

5. Thắng cố
Tới Sapa du khách sẽ không thể bỏ qua thắng cố, đây là món ăn đặc sản của đồng bào dân tộc H’Mông khu vực phía Bắc. Món thắng cố thường được nấu vào những ngày lễ hội, hay những ngày cuối tuần thường được bán tại các phiên chợ vùng cao.

Thắng cố là một nồi canh, gồm có các loại thịt, lòng, tim, gan, phổi của ngựa và thêm gia vị đặc biệt, được ăn kèm với các loại rau. Nơi đây, thắng cố được chế biến đúng bài của các già bản, khiến những ai được thưởng thức một lần sẽ khó có thể quên được món đặc sản nổi tiếng của Sapa này.

6. Gà ác
Đây là loại gà đặc biệt của người Mông có da, thịt và xương đều là màu đen. Thịt gà đen chắc, và thơm ngon, da giòn nên mang lại cho người thưởng thức cảm giác rất thú vị.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN