TOP 7 điều sai lầm nguy hiểm khi uống thuốc nên biết

0
1228
Vật Phẩm Phong Thủy

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh và Phòng ngừa (Mỹ), hàng năm có khoảng 700.000 trường hợp phải cấp cứu khẩn cấp liên quan đến sai sót khi uống thuốc. Điểm qua 7 sai lầm cần tránh khi uống thuốc dưới đây nhé!

1. Sai lầm về thời gian dùng thuốc

Khi dùng bất cứ loại thuốc nào người bệnh cần hỏi kỹ bác sĩ về thời gian dùng thuốc: ngày chia mấy lần, uống trước hay sau bữa ăn, loại thuốc này không dùng chung cùng lúc với thuốc nào? và mỗi người cần tập thói quen đọc kỹ hướng dẫn sử dụng khi dùng thuốc. Không được tùy tiện thích uống thuốc lúc nào là uống.

Nếu hướng dẫn sử dụng ghi “ngày uống 3 lần”, nghĩa là bạn nên chia đều thời gian trong 24h, cứ 8 tiếng uống một lần. Nếu uống cả 3 lần vào ban ngày, nồng độ thuốc trong máu tăng cao, có thể gây nguy hiểm, trong khi buổi đêm lại không có thuốc. Nếu có hướng dẫn “uống trước khi ăn”, bạn cần dùng khi dạ dày còn trống. Nếu trong vòng 1h trước khi uống thuốc mà vừa ăn một lô quà vặt thì vẫn là không đúng.

2. Nằm uống thuốc

Với tư thế này, thuốc sẽ dễ bị dính vào vách thực quản, không những giảm hiệu quả điều trị mà còn gây kích ứng thực quản, dẫn đến ho, viêm, thậm chí tổn thương vách thực quản. Bởi vậy, nên ngồi hoặc đứng khi uống thuốc.

3. Uống nhiều loại thuốc cùng lúc

Nhiều người phải sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc để trị bệnh. Việc sử dụng nhiều loại thuốc là cần thiết khi mà người bệnh mắc nhiều loại bệnh, nhưng việc uống các thuốc này thế nào, thuốc nào không nên uống với thuốc nào… lại là sai lầm mà ai cũng có thể mắc phải.

4. Uống thuốc thẳng từ chai

Thường gặp với dạng thuốc nước. Cách uống này dễ làm thuốc bị nhiễm khuẩn, nhanh biến chất, lại không thể kiểm soát chính xác liều lượng, dẫn đến không đạt hiệu quả điều trị hoặc quá liều.

5. Nuốt thuốc khô

Một số người không dùng nước mà nuốt thuốc luôn, khiến thuốc không trôi được xuống mà mắc lại ở thực quản làm tổn thương thực quản. Mặt khác do không có đủ nước để làm tan, một số loại thuốc sẽ kết thành sỏi ở trong cơ thể.

6. Uống thuốc bị nôn lại uống bổ sung thay thế

Có rất nhiều người gặp hiện tượng nôn xảy ra ngay sau khi dùng thuốc. Đặc biệt là ở trẻ em.

Việc uống thuốc bổ sung thay thế không phải lúc nào cũng nên áp dụng. Bạn phải biết rõ bạn nôn ra bao nhiêu thuốc và thời gian nôn sau khi uống là bao lâu mới quyết định việc có uống lại thuốc hay không.

Trên thực tế khi thuốc đã uống xong có thể ít nhiều “ngấm” vào người, nếu uống lại không đúng sẽ gây ra quá liều.

7. Nghiền nát ra uống khi khó nuốt

Có một số chế phẩm thuốc mà nhà sản xuất đã nghiên cứu đến thời gian đủ để thuốc ảnh hưởng đến cơ thể.

Khi thuốc viên cứng hoặc có bao phim không chỉ có tác dụng chống “đắng” khi uống mà còn liên quan đến thời gian tan thuốc từ từ trong cơ thể.

Nếu bạn nhai thuốc hoặc nghiền nát, các thành phần của thuốc sẽ phân hủy quá nhanh, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Khi hiệu quả của thuốc tác động một cách nhanh chóng vào cơ thể sẽ gây ra những tác động không mong muốn.

8. Coi thực phẩm chức năng là thuốc

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thực phẩm chức năng, viên uống bổ sung dưỡng chất, chăm sóc sức khỏe có chứa những thành phần của thuốc. Một hiện tượng phổ biến xảy ra là nhiều người lầm tưởng đây cũng là thuốc, dẫn đến việc uống mãi mà không thấy khỏi bệnh, kết quả điều trị bệnh không như mong đợi. Bạn cần phải hiểu rằng, thực phẩm chức năng chỉ giúp hỗ trợ việc chăm sóc sức khỏe, bổ sung vitamin cho chế độ ăn uống hàng ngày. Nó được sử dụng như là thực phẩm và không thể thay thế thuốc chữa bệnh.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN