Top 10 món ăn đặc sản , nổi tiếng cần nếm thử khi du lịch tại Đắk Nông

0
1654
Vật Phẩm Phong Thủy

Ngoài những địa điểm du lịch hấp dẫn cùng với bản sắc văn hóa vùng miền rõ rệt , Đắk Nông còn mang đến những hương vị núi rừng đặt trưng cho những du khách muốn tham quan vùng đất Tây nguyên của chúng ta.

1.Thịt nai khô
Đặc sản ĐắkLắk, đầu tiên phải kể đến thịt nai khô. Là một trong những món ăn nhất định bạn phải thử khi đến với núi rừng ĐắkLắk.


Thịt nai hấp dẫn bởi có vị ngọt, mềm hơn cả thịt bê non.

2.Cà phê
Cũng như các tỉnh khác ở Tây Nguyên, cà phê Đắk Nông là một sản phẩm có thương hiệu trên thị trường và được người tiêu dùng ưa thích. Với lợi thế khí hậu mát mẻ, địa hình chủ yếu là đất đỏ bazan thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cà phê.

Hạt cà phê được thu hoạch về sau đó rang lên cho khô rồi nghiền thành bột mịn có màu nâu, mùi thơm dìu dịu nhưng khi pha với nước nóng nó có màu đen, trong cà phê có chứa một chất kích thích gọi là cocain, chất này có tính kích thích mạnh vì thế những người bị huyết áp, có tiền sử về tim mạch không nên dùng cà phê.

Cà phê có mùi thơm đặc trưng, uống có vị đăng đắng nhưng lại rất ngon, cà phê được dùng phổ biến như một thức uống giải khát trong suốt bốn mùa với cà phê nóng cho mùa đông lạnh giá và một cốc cà phê đá mát lạnh xua tan cái oi nóng mùa hè.

3.Xoài Đắk Gằn
Xoài Đắk Gằn một huyện vùng núi của tỉnh Đắc Nông. Loại xoài này không chỉ là một thương hiệu nổi tiếng Đắk Nông mà còn là một loại cây cho giá trị kinh tế cao, từng bước cải thiện đời sống bà con ở đây.

Điều đặc biệt của loại xoài này là ra quả trái vụ, vì thế càng thu hút được thị trường và người tiêu dùng.

Loại xoài chủ yếu được trồng ở đây là xoài cát, xoài tượng và xoài thái, những cây xoài được trồng ở đây ít bị sâu bệnh, không mất thời gian chăm sóc quá nhiều nhưng lại cho nhiều trái, có hương thơm, nhiều thịt và ăn rất ngon.

4.Cá bống thác kho riềng
Cá bống thác kho riềng. Một món ăn mà bạn không thể bỏ qua khi đến ĐắkLắklà món bống thác kho riềng ngon trứ danh. Loài cá bống này thích nghi với môi trường nước đổ từ trên cao, sống chủ yếu ngay trong dòng thác đổ nên thịt chắc, nhỏ, khi bắt còn nhảy lao xao.


Để làm món ăn không khó, cá được làm sạch hết nhớt, cho chút muối ướp cho ngấm. Cá được chiên trong chảo mỡ nóng đến vàng rồi đổ riềng đã giã vào đun sôi. Mùi riềng và cá quyện vào nhau cùng các mùi hành, tiêu, ớt ngấm vào thịt cá, ăn rất tròn vị.

5.Khoai lang Tuy Đức
Khoai lang Tuy Đức được nhiều người biết đến có xuất xứ từ xã Đắk Búk So (huyện Đắk R’lấp nay thuộc huyện Tuy Đức) đã đưa giống khoai lang Benzen có nguồn gốc từ Nhật Bản về trồng ngay từ khi mới thành lập tỉnh.


Phù hợp với điều thổ nhưỡng, khí hậu nên khoai lang Tuy Đức đạt năng suất rất cao và mang hương vị đặc trưng riêng như thơm ngon, bùi, ngọt, còn có hàm lượng tinh bột và dinh dưỡng cao. Khoai lang Tuy Đức được người tiêu dùng ưa chuộng và nhiều doanh nghiệp thu mua để sản xuất ra các mặt hàng như bánh, mứt, kẹo…, thậm chí là đã được xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Singapore và Malaysia.

6.Cà đắng
Trước đây cà đắng là một loại cà dại thường mọc ở trên rừng hoặc trên nương rẫy, mỗi lần muốn ăn phải đi hái rất vất vả, sau này bà con dân tộc mang về trồng ở trong vườn nhà.

Cà đắng gần giống cà pháo nhưng quả nhỏ hơn, có thêm sọc xanh, ăn có vị đắng rất đặc biệt. Cà đắng được chế biến thành nhiều món ngon như cà đắng xáo, cà đắng nấu canh hoặc dùng để ăn sống bằng cách giã nát cà rồi trộn với ớt giã nhỏ, lá é và lá nén ăn rất ngon, cho vị đậm đà, vừa cay cay vừa hơi ngai ngái đắng, rất đưa cơm.

7.Đọt mây
Đọt mây là món ăn ngon hấp dẫn của Đắk Nông, được bà con dân tộc hái ở trên rừng về để cải thiện thêm bữa ăn cho gia đình.

Đọt mây mùa nào cũng có, bóc hết lớp vỏ cứng bên ngoài chỉ sử dụng phần thân nõn trắng bên trong để chế biến thành một số món ăn như đọt mây luộc, xào thịt, nướng than hoặc làm gỏi đều rất ngon.


8.Lẩu lá rừng
Lẩu lá rừng. Món ăn này được gọi là lẩu song lẩu lá rừng tuy nhiên khi ăn nó lại giống món canh hơn, với 10 loại lá rừng được chọn lọc nấu cùng tôm khô hoặc thịt các loại.


Món “lẩu” lá rừng này được chế biến đầu tiên bởi những người dân tộc Ê đê khi phải đối diện với cuộc sống khó khăn. Để có thức ăn hàng ngày, họ đã vào rừng để hái những loại lá khác nhau về nấu canh. Trải qua thời gian, “lẩu” lá rừng đã trở thành món đặc sản của người dân tộc bản địa và du khách.

9.Rượu cần
Rượu cần là một loại rượu phổ biến trong những ngày lễ, ngày hội của đồng bào dân tộc. Gọi là rượu cần vì rượu này được uống bằng cần, một bình rượu có từ 5 đến 6 cần để mọi người cùng uống, cùng thưởng thức hương vị thơm nồng của thóc, lúa lên men cùng các loại lá rừng được ủ trong những chiếc chum vài ngày là đã thành rượu. Rượu cần khi uống chỉ cần chế thêm nước lã vào chứ không cần phải chưng cất như rượu đế nhưng vẫn giữ được vị thơm, vị ngon của rượu. Điều đặc biệt của rượu cần là càng uống càng thấm, càng thấy ngon mà không hề bị nhấc đầu.

Đến với Đắk Nông, ngoài việc khám phá những khu du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng với những nét đẹp truyền thống pha chút hiện đại thì việc tự mình trải nghiệm những món ăn ngon Đắk Nông cũng là một hành trình thú vị. Và giữa núi rừng đại ngàn, trùng trùng điệp điệp ấy được thưởng thức một món ăn ngon bên bếp lửa hồng, hay được một người con gái xinh đẹp mời nâng chén rượu cần thì hẳn chuyến đi của bạn sẽ tuyệt vời và đáng nhớ lắm.


10.Gà nướng sa lửa
Gà nướng sa lửa là một trong những biến tấu của món gà nướng Bản Đôn.

Nguyên liệu chính là những con gà ta chính hiệu cùng cách chế biến nướng trên lửa than. Khách cũng chấm gà với muối ớt hoặc muối sả.

Điều đặc biệt của món đặc sản ĐắkLắkgà nướng sa lửa này thường dùng kẹp tre nướng gà thay vỉ nướng. Bên cạnh đó, gà không được tẩm ướp hay trước khi nướng. Cách nướng này khiến thịt gà thơm hơn, chắc hơn và vẫn giữ nguyên vị ngọt của thịt.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN