Top 6 lễ hội văn hóa nổi tiếng và đặc trưng nhất của Đắc Lắk

0
1441
Vật Phẩm Phong Thủy

Đắk Lắk có nhiều truyền thống văn hóa khá đa dạng của nhiều dân tộc mang đậm bản sắc riêng. Nếu đúng dịp, du khách sẽ được tham dự những lễ hội độc đáo còn nguyên chất dân gian. Trong kễ hội, cả buôn làng cầm tay nhau nhảy múa xung quanh đống lửa theo nhịp cồng, chiêng.Đắk Lắk có bản sắc văn hoá đa dạng như các trường ca truyền miệng lâu đời Đam San, Xinh Nhã dài hàng nghìn câu, như các ngôn ngữ của người Ê Đê, người M’Nông…như các đàn đá, đàn T’rưng, đàn k’lông pút… Đắk Lắk được xem là một trong những cái nôi nuôi dưỡng Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.

1 Lễ hội đâm trâu

Hàng năm cứ sau mỗi mùa rẫy bà con dân tộc thiểu số ở các buôn làng thuộc khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên và một số vùng khác lại tổ chức lễ hội thần Ndu và các vị thần khác nhằm tạ ơn các vị thần đã phù hộ, độ trì cho bà con dân làng trong một năm qua, bà con làm ăn được mùa, con cháu khoẻ mạnh. Đó chính là lễ “Sa-rơpu” (ăn trâu ) mà người miền xuôi thường gọi là tết Thượng hay lễ Đâm Trâu được tổ chức từ tháng 12 cho đến tháng 3 âm lịch.

Lễ hội Đâm trâu với biểu tượng “cây nêu thần” là một sinh hoạt văn hoá dân gian nổi bật nhất, mang tính tổng hợp cao, có ý tưởng mong muốn cuộc sống ấm no, hạnh phúc, trở thành một nghi lễ độc đáo trong các ngày hội của buôn làng như lễ hội mừng lúa mới, mừng nhà rông, mừng được mùa. Đây là những ngày hội thực sự mang những nét văn hóa truyền thống, thể hiện rõ yếu tố cộng đồng, tình yêu thiên nhiên, thần linh được gắn với nhau chặt chẽ, là sự kế tục truyền thống văn hóa xa xưa của người Tây Nguyên. Nhiều loại hình dân gian được huy động tham gia vào lễ hội này như âm nhạc, sân khấu, múa hát, múa kiếm, nghệ thuật tạo hình.

2 Lễ mừng lúa mới

Theo thường lệ, cứ vào tháng 11 dương lịch hàng năm, đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên lại tổ chức lễ mừng lúa mới. Mừng lúa mới là một phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc sống trên dải Trường Sơn; có ý nghĩa tôn vinh hạt thóc của Giàng ban cho dân làng và tập tục cúng Giàng, cúng các vị thần linh như: cúng trời đất, các thần sông suối, thần núi, thần mưa, thần sấm, thần mùa màng để cầu cho mưa thuận gió hòa.
Hầu hết các địa phương ở vùng đất Tây Nguyên sau mùa thu hoạch đều tổ chức lễ mừng lúa mới. Cách tổ chức không diễn ra đồng loạt mà tuần tự hết nhà này sang nhà khác trong buôn làng, theo một trật tự đã thỏa thuận trước. Việc tổ chức lễ ăn mừng lớn hay nhỏ tùy thuộc vào khả năng thu hoạch được nhiều hay ít của từng gia đình và cũng theo đó mà thời gian có thể kéo dài một hay nhiều ngày. Đây cũng là dịp để gia chủ mời bà con, họ hàng, bạn bè các buôn lân cận cùng đến vui chơi, ăn uống, múa hát. Nhà nào có đông khách coi như là niềm vinh dự. Vì thế, ngoài việc cúng thần, hồn lúa và cúng tổ tiên cùng với việc cầu mong sức khỏe cho gia đình, người ta còn đánh cồng, chiêng, trống, vui chơi ca hát suốt nhiều ngày đêm liền.

3 Lễ cúng bến nước

“Hỡi các thần linh ở bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc. Hôm nay chúng tôi cúng bến nước, xin thần nước bảo vệ sức khoẻ cho đồng bào, nước luôn luôn chảy trong, chảy suốt, chảy sạch. Xin tổ tiên, thần nước phù hộ buôn làng đoàn kết, con cháu thảo hiền…” – Lời khấn của vị thầy cúng âm vang cả núi rừng, mở đầu phần nghi thức Lễ Cúng bến nuớc, một trong những phong tục đẹp của người Êđê ở Tây Nguyên.
Hàng năm, vào khoảng giữa cuối tháng Chạp, sau khi thu hoạch xong mùa màng, bà con Êđê sắm sanh lễ vật để cúng bên nước, cầu thần linh ban phước cho dân làng dồi dào sức khoẻ, làm ăn khá giả, buôn thôn đoàn kết.

Lễ vật cúng thần bến nước của người Êđê gồm một con heo có đốm trắng trên đầu và ché rượu cần. Tại bến nước, bà con dựng cái cổng bằng tre lô ô để báo cho dân làng biết ngày tổ chức lễ cúng, không được lấy nước tại bến.

Sau phần khấn tế của thầy cúng, những thiếu nữ Êđê xinh đẹp được buôn làng tuyển chọn, thướt tha trong bộ đồ truyền thống sẽ nhẹ nhàng múc từng bầu nước mát dưới bến, mang về phân phát cho người dân trong buôn để lấy lộc.

4 Lễ hội cà phê Buôn Mê Thuật

Một trong những hoạt động đặc sắc trong chuỗi các sự kiện tại Lễ hội, đó là Đêm hội diễn tấu cồng chiêng có chủ đề “Bản sắc trong thế giới hội nhập” do 10 đoàn nghệ nhân, nghệ thuật dân gian đến từ các tỉnh trong khu vực và quốc tế biểu diễn với những tiết mục đặc sắc, đầy ắp âm thanh và lung linh sắc màu đã thực sự trở thành đêm hội của những người đam mê di sản. Cùng với Lễ hội Cà phê, Liên hoan văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên với 6 chương trình đã thu hút gần 600 nghệ nhân, nghệ sĩ trong và ngoài nước biểu diễn, đã mang lại nhiều sản phẩm nghệ thuật có giá trị cao, góp phần nâng cao nhận thức về bảo tồn và phát huy giá trị Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Như khẳng định của bà H’Yim Kđoh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, không thể phát triển bền vững nếu không đặt văn hóa trong các chiến lược phát triển kinh tế. Vì vậy, đầu tư cho bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc được xem là đầu tư cho phát triển bền vững. Liên hoan đã khơi dậy sức sống mãnh liệt, trường tồn các giá trị văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên. Những âm thanh ấy như thúc giục mời gọi hãy đến với Tây Nguyên, với Đắk Lắk để được hòa mình vào những không gian văn hóa độc đáo của cộng đồng người Êđê, M’nông, J’rai, Ba Na..

5 Lễ hội đua voi

Vào khoảng tháng 3 âm lịch 2 năm 1 lần thì bản Đôn tỉnh Đắc Lắk sẽ tổ chức lễ hội đua voi. Lễ hội diễn ra trong vòng một ngày với nhiều hoạt động truyền thống thú vị như: Lễ cúng sức khỏe voi, lễ hội bến nước, lễ hội lúa mới,….Trong tiếng reo hò cổ vũ của người dân và du khách, mỗi đàn voi gồm 5 đến 10 con sẽ lao vào cuộc đua sau tiếng tù dài. Đây là lễ hội truyền thống lâu đời để tôn vinh sự dũng cảm và tài năng thuần hóa voi của các dân tộc Tây Nguyên.

6 Lễ hội Cồng Chiêng

Lễ hội Cồng Chiêng Tây Nguyên vinh hạnh nhận được sự công nhận của UNESCO như là “Văn hóa phi vật thể của thế giới”. Đây là lễ hội quan trọng nhất của các dân tộc Tây Nguyên được tổ chức ở: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng với quy mô hoành tráng thu hút du khách thập phương. Trong lễ hội có 40 nghệ nhân chơi các loại nhạc cụ khác nhau tạo ra những giai điệu độc đáo để giao tiếp với đất trời và cộng đồng. Đây là văn hóa đẹp của dân tộc cần được giữ gìn cho các thế hệ sau.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN