Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) vừa ban hành Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH quy định một số nội dung tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh. Theo đó, những ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
1. Vệ sinh môi trường
Hiện nay, lượng rác thải và nước thải sinh hoạt ngày một gia tăng, khiến cho khối lượng công việc vệ sinh môi trường càng nhiều hơn và nặng nhọc hơn. Bởi số lượng lớn rác thải sau khi thu gom được đem về sẽ tập kết tại các nhà máy và bãi xử lý. Tại đây, họ phải chịu mối đe dọa lớn từ hàng trăm mùi hỗn tạp cùng rất nhiều loại chất độc từ rác thải khi tiến hành phân loại, xử lý rác bằng thủ công. Người công nhân vệ sinh thường xuyên phải đối mặt với nhiều rủi ro như: tai nạn trong quá trình thu gom rác, mắc bệnh do quá trình xử lý rác thải,…
2. Tái chế phế liệu
Thực tế cho thấy rằng, tái chế phế liệu là một trong những ngành tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao cho những người trực tiếp lao động. Những nguy cơ này thường là: tai nạn trong quá trình lao động, tỷ lệ người mắc một số bệnh về đường hô hấp, da liễu,… rất cao do người lao động trực tiếp tiếp xúc với phế liệu, chất thải.
3. Chế biến và bảo quản thủy sản
Hàng năm, ngành Thủy sản phải tiếp nhận và tạo việc làm cho khoảng 300.000 lao động, trong đó gần 70% thuộc lĩnh vực chế biến và dịch vụ. Tuy nhiên, do số lượng công nhân luôn biến động nên đã làm ảnh hưởng rất lớn tới kế hoạch sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là thời điểm “vào vụ”. Nước ta có khoảng 97.000 tàu cá, nhưng phần lớn chúng đều đã cũ và không đạt tiêu chuẩn về an toàn, điều này chính là nguyên nhân gây ra tình trạng biến động của công nhân.
4. Sản xuất, truyền tải và phân phối điện
Sản xuất, truyền tải và phân phối điện là một trong những nghề nghiệp có nguy cơ xảy ra tai nạn cao nhất ở nước ta. Quá trình khắc phục sự cố điện luôn tiềm ẩn những tình huống bất ngờ và nguy hiểm bởi việc tiếp xúc với những luồng điện cao thế cùng việc phải đứng ở độ cao nhất định trên trụ điện luôn là nguy cơ xảy ra tai nạn.
5. Thi công công trình xây dựng
Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thống kế: trong tổng số các vụ tai nạn lao động hiện nay thì có tới 30% rơi vào lĩnh vực xây dựng, trong đó 55% do ngã, 24% do vẫn đề về dây điện, 10% do sập đổ thiết bị tại hiện trường thi công và 10% do đồ bảo hộ.
Nguyên nhân nữa phải kể đến, đó chính là phần lớn (80%) công nhân ngành xây dựng là lao động thời vụ và lao động tự do. Do đó, phần lớn họ chưa được đào tạo bài bản về an toàn lao động, đồng thời lỗi cũng thuộc về các chủ đầu tư trong việc giám sát thi công cũng như đảm bảo an toàn trong lao động khiến tình trạng tai nạn tăng cao.
6. Sản xuất hóa chất
Sản xuất hóa chất là một ngành tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến các bệnh nghề nghiệp cũng như tai nạn lao động. Mặc dù đã áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế mức thấp nhất tai nạn lao động song chúng vẫn xảy ra.
7. Khai thác, sản xuất than, dầu mỏ
Khai thác, sản xuất than, dầu mỏ dẫn đầu trong danh sách những nghề có nguy cơ tai nạn cao nhất. Trong quá trình sản xuất, người lao động khó có thể tránh khỏi việc tiếp xúc với nhiều yếu tố có nguy cơ gây bệnh và tai nạn lao động.