Lấy những sự kiện về những cuộc chiến tranh mà pháp tham gia , các bộ phim lột tả những diễn biến cũng như những hiện về chế độ của Pháp . Và dưới đây là top 10 bộ phim về chiến tranh Pháp hay và nổi bật nhất.
1.Nghệ sĩ dương cầm (phim)
The Pianist là bộ phim hồi ký năm 2002 được đạo diễn bởi Roman Polanski, diễn viên chính Adrien Brody. Phim dựa trên cuốn hồi ký cùng tên của tác giả người Do Thái-Ba Lan nhạc sĩ Władysław Szpilman. Phim được hợp tác sản xuất giữa rạp chiếu phim Ba Lan, rạp phim Pháp, rạp phim Đức, và rạp phim Anh.
Ngoài việc chiến thắng các giải Oscar cho đạo diễn xuất sắc nhất, nam diễn viên xuất sắc nhất, kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất, và được ứng cử cho phim hay nhất, quay phim xuất sắc, thiết kế trang phục và biên tập, bộ phim còn giành được giải Palme d’Or tại liên hoan phim Cannes 2002[1], Giải BAFTA cho phim hay nhất, cho đạo diễn xuất sắc nhất năm 2003, phim còn giành được 7 giải César của Pháp cho hình ảnh đẹp nhất, đạo diễn xuất sắc nhất, và nam diễn viên xuất sắc nhất cho Brody.
2.Nữ tình báo
Nữ tình báo (tựa tiếng Pháp: “Les Femmes de l’ombre”; tiếng Anh: “Female Agents”) là một phim lịch sử của điện ảnh Pháp năm 2008, đạo diễn Jean-Paul Salomé với các diễn viên Sophie Marceau, Julie Depardieu, Marie Gillain, Deborah François, và Moritz Bleibtreu [1], viết bởi Salomé và Laurent Vachaud, phim kể lại hoạt động cảm tử của các nữ tình báo trong thời kháng chiến của chiến tranh thế giới thứ II. Đạo diễn Jean-Paul Salomé, lấy cảm hứng từ một tin Cáo phó trên tờ The Times (Thời báo Anh)[2] của Lise de Baissac (Lise Villameur), một trong số ít nhân vật nữ anh hùng được công nhận của SOE, có tên là “Louise Desfontaines” trong phim với diễn viên Sophie Marceau. Bộ phim được tài trợ một phần bởi BBC Films.
3.Jacquou, người nông dân nổi dậy
Jacquou Người nông dân nổi dậy[1] (tiếng Pháp: Jacquou le Croquant) là bộ phim sử thi của điện ảnh Pháp sản xuất từ năm 2005, công chiếu năm 2007 (từ tháng Giêng), dài 150 phút, được đề cử hai Giải César. Bộ phim dựa theo tiểu thuyết cùng tên của Eugène Le Roy. Phim do Laurent Boutonnat đạo diễn, nói về lịch sử Pháp từ 1815. Ca khúc chính trong phim là bài hát Devant Soi do ca sĩ Mylène Farmer trình bày. Phim được quay chủ yếu tại vùng Perigord/Dordogne (Périgueux- nhà thờ Saint Front, Saint Géniès, Terrasson, Sarlat, Monpazier, Beynac…, phần lớn không trùng với địa danh nêu trong truyện), nơi mà hình ảnh người hùng Jacquou là niềm tự hào của địa phương, và vùng núi Carpates (România) (nơi có phong cảnh hoang sơ hơn ở Pháp- theo lời đạo diễn).
Do được bảo quản tốt hơn, lâu đài Biron ở Monpazier, thuộc vùng Dordogne được lựa chọn quay phim, thay vì lâu đài Herm như phiên bản cũ. Nội dung của bộ phim đã được cắt bớt so với kịch bản dự kiến ban đầu. Để tìm người đóng Jacquou còn nhỏ đạo diễn phải lựa từ 300-400 trẻ em, và chọn Léo Legrand. Các nhân vật quan trọng khác sớm xác định diễn viên, riêng người đóng Galiote đạo diễn chọn cô người mẫu người Serbia và buộc cô phải học tiếng Pháp…Bộ phim được quay bởi 6 quay phim, bao gồm cả Laurent Boutonnat. Trang phục giới quý tộc và giai cấp tư sản dựa theo cuốn sách của Le Roy, cảm hứng từ tranh Jean Auguste Dominique Ingres. Trang phục nông dân, lấy cảm hứng từ các bức tranh của họa sĩ Nga Ilya Repin – họa sĩ của nông thôn và nông dân khốn khổ (đạo diễn có ấn tượng với tranh, văn học và phim Nga), hay Jean-François Millet, một họa sĩ của nông dân, tranh của Rembrandt,Théodore Géricault, Ingres, Gericault và Goya…; và trang phục bạn bè của Jacquou hồi nhỏ, cảm hứng từ các bức ảnh của Sébastien Salgado (nhiếp ảnh gia Tây Ban Nha), người đã thực hiện những bức chân dung trẻ em đường phố trên toàn thế giới.
4.Điện Biên Phủ (phim)
Điện Biên Phủ (tiếng Pháp: Diên Biên Phu), là bộ phim được viết kịch bản và đạo diễn bởi cựu chiến binh Pháp Pierre Schoendoerffer. Phim miêu tả cuộc vây hãm 55 ngày Điện Biên Phủ (1954), trận chiến cuối cùng của quân đội thuộc địa Liên hiệp Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, và trong những ngày cuối cùng ở Đông Dương thuộc Pháp.
Phim được đề cử giải César hạng mục Âm nhạc hay nhất năm 1993.
5.Cyrano de Bergerac (phim 1990)
Cyrano de Bergerac (tiếng Pháp: Cyrano de Bergerac) là bộ phim của điện ảnh Pháp, sản xuất năm 1990. Phim dựa theo vở kịch cùng tên của nhà soạn kịch nổi tiếng Edmond Rostand, năm 1897. Nhân vật chính của bộ phim là nhà viết kịch nổi tiếng Cyrano de Bergerac sống ở thế kỷ XVII, từng tham gia chống nước Anh trong cuộc Chiến tranh Ba mươi năm. Bergerac chưa từng sống tại địa danh trùng tên ông (Bergerac) ở Dordogne, nhưng ở đây có dựng tượng ông.
Phim là một sự hợp tác giữa các công ty Pháp và Hungary, có một số sự khác biệt với các phiên bản trước.
Phim dành 10 giải César và nhiều giải thưởng quốc tế khác, trong đó Gérard Depardieu đoạt giải nam diễn viên xuất sắc nhất tại liên hoan phim Cannes năm 1990. Phim do Jean-Paul Rappeneau đạo diễn.
6.Cuộc tản bộ vĩ đại
Cuộc tản bộ vĩ đại (tiếng Pháp: La Grande Vadrouille) là bộ phim hài của điện ảnh Pháp (hợp tác với Anh), do Marcel Jullian viết kịch bản và Gérard Oury đạo diễn, có sự tham gia của Terry-Thomas, Bourvil, Louis de Funès, Claudio Brook. Phim công chiếu năm 1966. Đến trước phim Chào mừng bạn đến Sticks, nó là bộ phim thành công nhất tại Pháp, đứng đầu các phòng vé với hơn 17.200.000 lượt khán giả. Vào thời điểm đó, phim vẫn còn trước tất cả các bộ phim Pháp khác (34% người Pháp đã đi xem bộ phim này, so với 31% Chào mừng bạn đến Sticks). Nó cũng xếp thứ ba trong số các phim thành công nhất từ trước tới nay công chiếu ở Pháp, của bất cứ quốc gia nào, sau phiên bản Titanic năm 1997 và Chào mừng bạn đến Sticks, cả hai đều trên 20.000.000 lượt khán giả.
Phim lấy Thế chiến II làm bối cảnh. Phim giành giải thưởng cho phim nước ngoài hay nhất tại Liên hoan phim Taormina 1966.
7.Cuộc đính hôn lâu dài
Cuộc đính hôn lâu dài (tiếng Pháp: Un long dimanche de fiançailles), phim điện ảnh Pháp chủ đề lãng mạn chiến tranh, kể hư cấu một câu chuyện về sự tìm kiếm tuyệt vọng của 1 người phụ nữ trẻ với chồng chưa cưới của cô, người có thể đã bị giết chết trong các trận Somme, trong thời gian Chiến tranh thế giới I. Nó được dựa trên một cuốn tiểu thuyết cùng tên, do Sebastien Japrisot viết, xuất bản lần đầu năm 1991.
Phim do Jean-Pierre Jeunet đạo diễn, công chiếu 2004, được đề cử 12 giải César và giành 4 giải, đề cử 2 giải Oscar.
8.Cuộc di tản Dunkirk (phim)
Dunkirk là một phim chiến tranh năm 2017 do Christopher Nolan biên kịch, đồng sản xuất và đạo diễn. Phim có sự tham gia diễn xuất của Fionn Whitehead, Tom Glynn-Carney, Jack Lowden, Harry Styles, Aneurin Barnard, James D’Arcy, Barry Keoghan, Kenneth Branagh, Cillian Murphy, Mark Rylance và Tom Hardy. Lấy bối cảnh trong Thế chiến II, nội phim phác họa lại chiến dịch Dynamo, khi 400.000 quân lính Đồng minh phải di cư sau khi bị mắc kẹt ở bờ biển Pháp bởi lực lượng quân thù. Dưới sự phân phối của hãng Warner Bros. Pictures, Cuộc di tản Dunkirk là một dự án hợp tác sản xuất giữa bốn quốc gia bao gồm Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Pháp và Hà Lan.
Phần kịch bản được viết bởi Nolan, kể câu chuyện từ ba góc nhìn–trên mặt đất, trên biển và trên không–nhằm tối giản phần đối thoại và tập trung hoàn toàn vào hình ảnh chi tiết. Công tác quay phim được tiến hành bắt đầu từ tháng 5 năm 2016 tại Dunkirk, Pháp và kết thúc tại Los Angeles, Mỹ, nơi quá trình hậu kì của phim được bắt đầu thực hiện. Nhà quay phim Hoyte van Hoytema thực hiện quay Dunkirk bằng máy quay IMAX với định dạng phim 65 mm. Phim được công chiếu ra mắt vào ngày 13 tháng 7 năm 2017 tại rạp Odeon Leicester Square ở London, Anh và được khởi chiếu rộng rãi tại Anh, Mỹ, Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới vào ngày 21 tháng 7 năm 2017 dưới định dạng 2D tiêu chuẩn và IMAX.
9.Cái trống thiếc (phim)
Cái trống thiếc (tiếng Đức: Die Blechtrommel), bộ phim hợp tác của điện ảnh Tây Đức, Nam Tư, Ba Lan và Pháp, do Volker Schlöndorff đạo diễn, hoàn thiện năm 1979. Bộ phim dựa theo tiểu thuyết rất nổi tiếng cùng tên của nhà văn Günter Grass.
10.Cháy bỏng dưới ánh mặt trời 2
Cháy bỏng dưới ánh mặt trời 2: Di tản[1] (tiếng Nga: Утомлённые солнцем 2: Предстояние) là phần tiếp theo của bộ phim Cháy bỏng dưới ánh mặt trời.