Top 5 kinh nghiệm thực tập hữu ích cho sinh viên ngành ngân hàng

0
3316
Vật Phẩm Phong Thủy

Giai đoạn thực tập được xem là tiền đề quan trọng cho công việc sau này, đặc biệt là ngành tài chính ngân hàng – một trong những môi trường chuyên nghiệp, đòi hỏi kinh nghiệm và chuyên môn vững vàng. Tuy nhiên thực tế hiện nay, nhiều sinh viên vẫn mơ hồ về công việc khi đi thực tập và chưa biết cách tận dụng cơ hội để học hỏi một cách hiệu quả để sau này tìm việc làm. Vậy làm thế nào để có một kỳ thực tập thành công, dưới đây là một số kinh nghiệm:

1 Học từ những thứ nhỏ nhặt nhất
Bạn Nghiêm Minh H, sinh viên năm cuối trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết khi đi thực tập, sinh viên phải làm những công việc nhỏ như pha trà rót nước, bê đồ, phô tô tài liệu, scan,… là chuyện phổ biến.

Song trường hợp như anh Hùng và phần đông các bạn sinh viên đều thừa nhận rằng, từ những công việc nhỏ nhặt, rất có thể bạn sẽ xây dựng được lòng tin và được các đồng nghiệp khác trong ngân hàng giúp đỡ và tạo cơ hội nhiều hơn để trải nghiệm và học tập. Dành thật nhiều thời gian để tìm hiểu, học hỏi những nghiệp vụ trong môi trường làm việc thực tế cũng là một điều vô cùng hữu ích trong tương lai.

“Đầu tiên, tôi nhận ra rằng khi khởi đầu bất cứ công việc nào, mình phải làm từ những việc nhỏ nhất. Việc nhỏ như phô tô, scan bạn còn không hoàn thành được thì không thể nào người khác đủ tin tưởng để giao cho bạn các công việc lớn hơn. Đây là những bước đi ban đầu và bạn không thể nào ‘đốt cháy’ giai đoạn này được”, anh Kiều Việt Hùng chia sẻ.

Kinh nghiệm thứ hai anh Hùng cho biết, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn thông qua thái độ và cách thức xử lý công việc của bạn, cùng là một công việc phô tô, nhưng những bạn nào thông minh sẽ biết cách phô tô nhanh và đỡ tốn giấy hơn. Ngoài ra, sau này khi đi làm một công việc chính thức, bạn sẽ không sợ bất cứ thứ gì kể cả các công việc tay chân và hoàn toàn một mình có thể một mình thực hiện được mọi việc.

2 Chủ động tham gia các hoạt động nào có thể
Trong các hoạt động của phòng, hãy hòa đồng, đừng ngại mình là người mới, không dám tham gia các hoạt động ngoại khóa. Theo tôi nhận thấy thì bankers đều là những người rất cởi mở, cở mở với khách hàng, đồng nghiệp và tất nhiên là với cả thực tập sinh . Có thể một số hoạt động các anh/chị cũng “không dám” đặt vấn đề với bạn vì nghĩ bạn không phải là nhân viên. Trường hợp này, cứ nên mạnh dạn đề xuất.

3 Chào hỏi, làm quen nhân viên trong công ty
Ngày đầu tiên đi thực tập sẽ đem đến cho những bạn thực tập sinh rất nhiều cảm xúc, hồi hộp và hơi e sợ. Tuy nhiên, bạn cần chuẩn bị cho mình một tinh thần thoải mái, một tâm trạng tốt và chú ý một số yếu tố cơ bản dưới đây:

Trang phục: Việc bạn đi thực tập tức là bạn đã bắt đầu bước vào một môi trường làm việc chuyên nghiệp, vì vậy trang phục của bạn cũng cần phải khác hàng ngày. Tại ngân hàng, trang phục công sở (áo sơ mi, chân váy) là trang phục phổ biến. Nếu bạn chưa quen với việc mặc váy thì có thể chuẩn bị cho mình một bộ quần áo lịch sự, không được quá cầu kì.

Trang điểm: Làm việc tại ngân hàng sẽ gặp và tiếp xúc với khách hàng thường xuyên nên dù bạn chỉ là sinh viên thực tập cũng cần phải trang điểm nhẹ nhàng (đặc biệt là các bạn nữ).

Giờ đi làm: Điều tối kị cần tránh ngay từ buổi đầu tiên đó là việc đi làm muộn. Tất cả các buổi, bạn nên đến đúng giờ hoặc sớm hơn. Với buổi đầu tiên đi thực tập, bạn nên đến trước một khoảng thời gian, như thế sẽ giúp bạn chủ động hơn. Nếu không thể đến kịp giờ, thì bạn cần gọi điện hoặc nhắn tin cho người quản lý bạn từ trước.

Chào hỏi và thái độ ngày đầu đi làm: Với tính chất của từng công việc, mà ngày đầu bạn đến ngân hàng sẽ nhận được những thái độ khác nhau. Nếu như bạn may mắn vào một phòng mọi người đều vui vẻ hoà đồng, thì buổi đầu tiên với bạn sẽ nhiều vui vẻ, nhưng nếu một ngày đầu bạn chưa nói chuyện được hết với mọi người trong phòng thì cứ từ từ bởi không thể một hôm mà quen được hết tất cả mọi người. Hãy giữ thái độ vui vẻ hoà nhã với mọi người và sẵn sàng giúp đỡ mọi người trong phòng tại công ty.
Đặc biệt, khi đi tìm việc làm tphcm để thực tập tại ngân hàng, một phòng bạn sẽ không nhận chỉ 1 bạn sinh viên thực tập, nên nếu như các bạn có thể làm quen được với nhau từ trước thì tốt, nếu không buổi đầu tiên đi làm cũng cần phải kết nối với nhau, để có thể cùng nhau cố gắng, giúp đỡ và hỗ trợ nhau trong quá trình thực tập. Bất cứ công ty nào đều đánh giá rất cao sự đoàn kết, ham học hỏi của thành viên mới.

4 Chứng minh bản thân chịu được áp lực công việc
Môi trường làm việc mới sẽ khiến bạn bị stress rất nhiều, áp lực từ công việc, đồng nghiệp, điểm đánh giá thực tập và rất nhiều vấn đề khác nữa. Đôi khi bạn bị lúng túng trước những công việc lần đầu tiên bạn làm, phải làm rất nhiều việc cùng một lúc và đôi khi còn bị “sếp” phê bình. Áp lực công việc còn lớn gấp nhiều lần so với áp lực thi cử, nhiều bạn sẽ bỏ cuộc và buông thả, tất nhiên là sẽ không có điểm đánh giá cao nhưng đó cũng là cái nhìn thiếu thiện cảm của nhà tuyển dụng. Điều đó cũng là bước đầu cho thấy bạn đã thất bại trong công việc tương lai của mình. Vượt qua áp lực bằng cách tìm niềm vui trong công việc, xác định rõ mục tiêu, thư giãn sau giờ làm và trò chuyện nhiều hơn với đồng nghiệp là cách bạn giải tỏa stress hiệu quả. Áp lực công việc luôn là điều khó khăn, nhưng nếu bạn muốn có công việc sau này thì bắt buộc phải tập làm quen với điều đó.

5 Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp luôn là vấn đề quan trọng nhất, sinh viên thường thiếu những kỹ năng này vì lối sống khép kín và chỉ “cắm đầu” vào chuyện học. Bạn rất ít khi tham gia các hoạt động phong trào, cảm thấy mình không được tự tin và ngại giao tiếp với người lạ, như vậy thì bạn đã tự đánh mất bản thân mình rồi. Khéo léo trong giao tiếp là điều bạn cần phải học ngay từ bây giờ, bạn cần nói ngắn gọn và đúng trọng tâm vấn đề, giao tiếp phải có thứ tự vai vế, những câu “dạ thưa”, “cám ơn” là những câu nói bạn phải “thuộc lòng” khi giao tiếp. Cần phải trau dồi vốn từ vựng ngay từ bây giờ để thuận tiện hơn trong cách diễn đạt, đọc nhiều sách và tham gia nhiều hơn các hoạt động ngoại khóa là cách hữu ích dành cho bạn đấy.

6 Giữ liên lạc sau thực tập
Sau khi kết thúc kỳ thực tập, việc đầu tiên sinh viên cần là cần xin được tài liệu và xác nhận của ngân hàng hay doanh nghiệp bạn thực tập phục vụ cho quá trình viết báo cáo thực tập cuối kỳ. Với những tài liệu bạn có, những nhận xét tích cực, bạn hoàn toàn tự tin mình sẽ có một báo cáo thực tập chất lượng và đạt điểm cao.

Bên cạnh đó, các bạn sinh viên nên gửi email hoặc thư cám ơn đến cơ quan bạn đã thực tập để họ hiểu thái độ thiện chí, tinh thần làm việc chuyên nghiệp và rất có thể sau này sẽ có cơ hội được nhận vào làm việc chính thức hơn các ứng viên xa lạ khác. Những kiến thức và kỹ năng mà sinh viên đã rèn luyện từ kỳ thực tập sẽ giúp rất nhiều trong công việc, ít nhất là sinh viên đã quen với môi trường làm việc tại đó được một thời gian nhất định.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN