Top 7 nét ẩm thực độc đáo của dân ta vào dịp Tết Nguyên Đáng

0
1520
Vật Phẩm Phong Thủy

Có thể nói ẩm thực ngày tết là một trong những nét ẩm thực tinh hoa nhất của dân tộc ta . Chúng ta cùng tìm hiểu xem những nét ẩm thực độc đáo sau đây.

1.Bánh truyền thống
Bánh truyền thống: bánh chưng, bánh giầy, bánh tét… Đây là các loại bánh đặc trưng cho phong tục ăn uống ngày Tết ở Việt Nam. Bánh chưng và bánh giầy còn được gắn với các sự tích cổ của các vua Hùng, tổ tiên của người Việt.

2.Mứt Tết
Mứt Tết và các loại bánh kẹo khác để thờ cúng, sau đó dọn ra để đãi khách. Mứt có rất nhiều loại như: mứt gừng, mứt bí, mứt cà chua, mứt táo, mứt dừa, mứt quất, mứt sầu riêng, mứt mít, mứt khoai, mứt hạt sen, mứt chà-là, mứt lạc, mứt me…

3.Trái cây
Trái cây, mâm ngũ quả, và đặc biệt là dưa hấu đỏ không thể thiếu trong những gia đình miền Nam. Dưa hấu được chưng cúng nơi bàn thờ Tổ tiên, bên cạnh các loại mứt, mâm ngũ quả, bánh kẹo…, và nhiều quả dưa còn được gắn thêm chữ Phước – Lộc – Thọ. Sáng mồng một Tết, người nhà cử người bổ quả dưa để bói cầu may và lấy hên xui.

4.Kẹo bánh
Kẹo bánh thì đa dạng hơn như: Kẹo bột, kẹo dồi, kẹo vừng (mè), kẹo thèo lèo, kẹo dừa, kẹo cau, kẹo đậu phụng (kẹo cu-đơ), bánh chè lam… Ngoài ra, Tết còn có hạt dưa, hạt bí, hạt hướng dương, hạt điều, hạt dẻ rang…

5.Thức uống ngày Tết
Thức uống ngày Tết: Phổ biến nhất vẫn là rượu. Các loại rượu truyền thống của dân tộc như rượu nếp thơm, nếp cái hoa vàng (người Kinh), nếp nương (người Thái), nếp cẩm (người Mường), rượu San lùng, rượu ngô (người H’Mong, người Dao), rượu Mẫu sơn (người Tày, người Nùng), rượu Bàu đá (Trung bộ), rượu đế (Nam Bộ)… thường được dùng. Sau bữa ăn, người ta thường dùng trà xanh. Ngày nay còn có thêm các loại rượu của phương Tây, bia và các loại nước ngọt.

6.Cỗ Tết
Cỗ Tết: dịp Tết người Việt thường tổ chức ăn uống lớn, gọi là ăn cỗ. Các món cỗ trong nhiều gia đình ở miền Bắc có thể có gà luộc, bóng bì, canh măng, chân giò có nấm hương, miến nấu lòng gà, nem rán, xôi gấc, xôi đỗ, thịt gà, thịt đông, món xào, giò lụa, giò mỡ, nộm, dưa hành muối…; bữa ăn tất niên của người Huế thường có xôi, thịt heo quay, cá rô chiên, canh rau (hoặc canh khổ qua). và mâm cỗ cúng tổ tiên, thường có khoai, sắn, lạc và chè Ở làng Vũ Đại, Hà Nam phải có món cá kho, ở làng Sơn Vi, Phú Thọ thường có thêm chè lam, người dân Quảng Nam phải có bánh tổ Hội An.

7.Ẩm thực 3 miền.
Ngoài ra, các gia đình miền Nam thường có thêm nồi thịt kho nước dừa (thịt kho rệu) và nồi khổ qua hầm và nem bì, dưa giá miền Nam, củ kiệu ngâm, bánh tráng (để quấn) để ăn mấy ngày tết.Miền Bắc có cơm rượu và thịt đông, dưa hành và ngày trước có chè kho, mọc vân ám, thang ngày Tết, hiện nay ít được biết đến. Miền Trung có dưa món và món tré, giống giò thủ của miền Bắc nhưng nhiều vị củ riềng, thịt chua và tai heo, người Huế có thêm món me ngâm đường. Thông thường, người nội trợ miền Nam lục tỉnh nghỉ ngơi, không nấu nướng trong 3 ngày Tết, mà chỉ dùng thức ăn đã được chuẩn bị sẵn trước Tết.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN