Quan điểm để đánh giá một nhân viên chuyên nghiệp hay không rất trừu tượng và rất khó đánh giá chính xác. Nhưng tất cả chúng ta đều biết, với kinh nghiệm của mình, một nhà lãnh đạo có thể đánh giá “chuyên nghiệp” hay “chưa chuyên nghiệp” cho bất kì nhân viên nào.
1. Có năng lực
Điều này vô cùng cần thiết trong cuộc sống hiện nay, chúng ta có thể làm một lúc nhiều công việc để kiếm sống song về lâu dài, làm tốt một công việc, một vị trí vẫn được đánh giá cao hơn là biết nhiều mà không biết gì sâu sắc. Khá nhiều người đã không thể làm được việc sau khi được nhận vào làm chỉ vì họ học một ngành khác và làm thì lại làm một ngành khác, và làm thêm ở một lĩnh vực khác nữa. Nhiều doanh nghiệp chỉ tuyển dụng nhân viên đã làm qua việc mà họ đang tuyển dụng bởi vì chỉ như thế mới đáp ứng được yêu cầu của vị trí cần tuyển dụng.
2. Trung thực
Người chuyên nghiệp mang các phẩm chất như sự trung thực và liêm khiết. Họ giữ lời, và chính vì thế mà họ thường được tin tưởng tuyệt đối. Họ không bao giờ thỏa mãn với thành quả của mình, và sẽ làm những điều đúng đắn, ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với việc họ phải bỏ ra nhiều công sức hơn.
Hơn thế nữa, những người chuyên nghiệp thực sự khá khiêm tốn – nếu một dự án hoặc công việc nằm ngoài phạm vi chuyên môn của họ, họ không sợ phải thừa nhận điều này. Họ ngay lập tức yêu cầu giúp đỡ khi họ cần, và sẵn sàng học hỏi từ những người khác.
3. Giao tiếp
Càng ngày người ta càng nhận ra sức mạnh của các mối quan hệ, cái mà có được từ một kỹ năng giao tiếp tốt. Bạn phải thành thạo giao tiếp bằng văn nói và cả văn viết. Bạn phải biết cách gây ấn tượng bằng giọng nói, ngôn ngữ cơ thể, đôi mắt và cách diễn đạt dễ hiểu, thuyết phục. Các bản hợp đồng ngày nay có được phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thương thuyết. Khả năng giao tiếp tốt cũng phát huy tác dụng trong quản lý nhân sự. Một chuyên gia về nhân sự đã từng kết luận rằng tiền có thể mua được thời gian chứ không mua được sự sáng tạo hay lòng say mê công việc. Mà mức độ sáng tạo hay lòng say mê công việc lại phụ thuộc vào khả năng tạo động lực cho nhân viên để khẳng định lòng trung thành và sự cam kết của người lao động không thể có được bằng việc trả lương cao. Thực tế là mức lương cao và một văn phòng đầy đủ tiện nghi chỉ là điều kiện cần chứ không phải là điều kiện đủ để nhà quản lý có thể giữ một nhân viên tốt.
4. Biết tôn trọng người khác
Bản thân những người xung quanh chúng ta, những người luôn biết tôn trọng người khác luôn được mọi người đánh giá cao. Chính vì vậy, bạn hãy biết đối xử tôn trọng với mọi người, dù họ là ai thì bạn cũng phải tôn trọng người khác. Tôn trọng người khác sẽ giúp họ vui vẻ và họ sẽ làm việc hiệu quả hơn. Đồng thời cũng giúp bạn tạo được sự yêu mến, được mọi người tôn trọng lại.
5. Tự nâng cấp bản thân
Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo đó là xu hướng và môi trường sống sẽ khác nhau. Chính vì vậy, những kiến thức, kĩ năng của bạn phải phù hợp với cuộc sống đang được nâng cấp. Vì vậy, bạn phải nên trao dồi kiến thức cho bản thân để những kĩ năng của mình không bị lỗi thời. Đồng thời việc bạn không dậm chân tại chỗ sẽ giúp cơ hội thăng chức của bạn cao hơn.
6. Hỗ trợ người khác
Trong cùng một công ty, việc bạn luôn giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn với những người đồng nghiệp của mình là rất tốt. Khi đó, tình anh chị em trong công ty sẽ giúp bạn cảm thấy an tâm hơn và đội nhóm trong công ty có tinh thần đoàn kết tương trợ lẫn nhau. Bạn có thể dùng kiến thức, kĩ năng của mình để giúp đỡ mọi người, cũng là giúp bản thân trao dồi kĩ năng thuyết trình, lại tăng tình cảm giữa các đồng nghiệp.
7. Giữ được sự tập trung trong công việc
Cuộc sống của chúng ta luôn biến đổi không ngừng và bạn phải luôn làm chủ được bản thân. Bạn phải biết kiềm chế, bỏ qua những tác động của cuộc sống bên ngoài để khi đến công ty bạn có thể ổn định công việc của mình. Bạn phải luôn giữ được mình, không để cuộc sống riêng tư làm ảnh hưởng thì hiệu quả công việc của bạn sẽ không tốt.