Top 5 kinh nghiệm xin việc làm ngành ngân hàng cho sinh viên mới ra trường

0
1821
Vật Phẩm Phong Thủy

Nhưng lại thật bất ngờ khi các ngân hàng lớn hiện nay lại cho rằng họ đang thiếu nguồn lực trầm trọng đặc biệt là tại 3 vị trí: quản trị rủi ro, quản lý, đầu tư và phải thuê các chuyên gia từ nước ngoài. Nhiều lãnh đạo quản lý lĩnh vực này cho biết hầu hết nguồn nhân lực khi ứng tuyển ngành tài chính ngân hàng chất lượng còn thấp, không đáp ứng yêu cầu.

Theo dự báo của các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính nhân hàng thì nhu cầu nhân sự đến năm 2020 sẽ đạt tới con số gần 130.000 nhân sự. Đặc biệt trong những năm gần đây nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng khiến nhu cầu tuyển dụng của các cơ quan tài chính ngày càng tăng cao. Tuy nhiên hiện nay trên cả nước có tới 40 cơ sở đào tạo ngành tài chính ngân hàng với tổng số sinh viên khoảng 18.000 ra trường mỗi năm. Và kết quả điều tra mới cho thất cứ mỗi 25 – 30 tân cử nhân thì mới có một người ứng tuyển ngành tài chính ngân hàng thành công. Đây có thể nói là tình trạng đáng báo động đối với những người đang muốn xin việc ngành tài chính ngân hàng

Bởi vậy, có thể nói rằng cơ hội tìm việc làm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đang mở rộng nhưng luôn cạnh tranh khốc liệt và đòi hỏi bạn phải nỗ lực không ngừng.

1 Viết CV xin việc ngành tài chính ngân hàng
Thông thường hầu hết các ngân hàng đều có những mẫu đơn ứng tuyển riêng. Tuy nhiên trong thời gian trở lại đây, các ngân hàng đều yêu cầu thêm CV từ các ứng viên và đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp nhà tuyển dụng đánh giá các ứng viên. Do đó khi viết CV ứng tuyển ngành tài chính ngân hàng, bạn cần phải có những lưu ý sau:
– Hãy phân loại, sắp xếp thông tin một cách rõ ràng, một cách có tổ chức. Điều này thể hiện bạn là người cẩn thận, làm việc khoa học – đây là tố chất quan trọng của những người làm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
– Ngoài ra bạn hãy liệt kê những vị trí thực tập hay kinh nghiệm đã từng làm trong các lĩnh vực như đầu tư, tài chính, ngân hàng, kinh doanh… – đây sẽ là điểm cộng hoàn hảo cho CV của bạn.
– Nên nhớ mọi thông tin trong CV đều phải chính xác. Nếu ngay cả CV xin ứng tuyển ngành tài chính ngân hàng mà bạn còn có thể cẩu thả viết sai thì chắc chắn cơ hội để CV của bạn được nhà tuyền dụng chọn chỉ còn dưới 40%. Các vị trí trong ngân hàng hay công ty tài chính đều yêu cầu độ chính xác cao, không có sai lệch.

2 Chuẩn bị về Kiến thức
Về cơ bản, kiến thức chuyên môn (chuyên ngành) các bạn đã được test tại các đợt thi viết (trừ bạn nào có kinh nghiệm rồi, ko phải test) nên khi phỏng vấn sẽ không nhắc lại nhiều, chủ yếu với các bạn thi viết, hãy xem lại xem mình có sai gì trong đề thi viết không? vì có thể nhà tuyển dụng sẽ gỏi lại.

Khi phỏng vấn, nếu hỏi về nghiệp vụ, nhà tuyển dụng thường tập trung vào 2 hướng:
– Những câu mà bạn đã trả lời sai trong đề thi viết
– Những câu hỏi trọng tâm đánh thẳng vào chuyên môn bạn đang làm và chuyên môn bạn muốn làm tai bank của họ.

Ngoài kiến thức về nghiệp vụ, các bạn nên chuẩn bị kiến thức hiểu biết chung về ngân hàng mà bạn tham dự phỏng vấn.
Chi tiết về tên, logo, slogan và ý nghĩa của chúng cùng với định hướng, điểm mạnh, điểm yếu và chiến lược phát triển của Ngân hàng.
Kiến thức này rất quan trọng, nó giúp bạn chủ động trước những câu hỏi của nhà tuyển dụng khi họ giả định đặt bạn vào vị trí mà bạn đang ứng tuyển trong môi trường làm việc của họ.

Ví dụ: MSB có thể hỏi, nếu làm chuyên viên QLKH cá nhân thì theo em việc huy động có quan trọng không? – nếu ở MSB bạn nên trả lời là rất quan trọng, vì MSB hiện dừng cho vay cá nhân và chỉ tập trung vào huy động vốn của mảng KH này ….
Hãy xem lại một lần CV của bạn và chắc chắn rằng bạn tự “thuộc cv” của mình, đừng nói những gì KHÁC với cv của bạn mà không có lý do chính đáng

3 Sau khi phỏng vấn xong
Sau khi phỏng vấn xong, bạn nên gửi một email cảm ơn người đã phỏng vấn mình. Trong thư, có thể bạn nên viết thêm một vài dòng để diễn giải những gì mình chưa nói được trong buổi phỏng vấn.

Tôi vẫn còn nhớ lần mình đi phỏng vấn vị trí Chuyên viên phân tích kinh tế và nghiên cứu chiến lược của của đợt tuyển nhân viên của SHB. Sau buổi phỏng vấn, chị Ngô Thu HÀ – Phó Tổng giám đốc lúc đó nhận xét: “Chị nhận thấy em còn trẻ mà có ý thức tìm hiểu và học tập rất tốt. Tuy nhiên, kiến thức của em rộng nhưng chưa sâu, vì vậy, chị cho em một cơ hội nữa. Em hãy về viết một bản báo cáo Phân tích năng lực cạnh tranh ngành ngân hàng Việt Nam và định hướng phát triển cho SHB. Sau đó, chị ấy hỏi thêm, thế trình độ tiếng Anh của em thế nào, sao chị nhìn trong bảng điểm thấy điểm tiếng Anh của em lúc nào cũng thấp nhất vậy”.
Do lúc đó, chị ở phòng tuyển dụng gọi ứng viên khác vào, tôi chưa kịp thanh minh cho câu hỏi của chị. Tuy nhiên, ngay sau buổi phỏng vấn, tôi đã viết một email gửi chị Hà. Trong nội dung email ngoài những lời cảm ơn vì chị đã dành thời gian phỏng vấn tôi, tôi còn nhấn mạnh về ý Em khá tự tin về kỹ năng tiếng Anh của mình
1. Về kỹ năng đọc hiểu: Em đang học CFA level 1, khối lượng lý thuyết và bài tập bằng tiếng Anh rất lớn. Em đọc sách CFA cũng không quá gặp khó khăn. Em tự đánh giá khả năng đọc hiểu đặc biệt về lĩnh vực tài chính của mình là khá tốt.
2. Về kỹ năng nghe hiểu, viết và nói: Ngày trước, em đã từng làm trợ lý dự án của Công ty Đào tạo và tư vấn nghiệp vụ ngân hàng, em cũng tham gia rất nhiều cuộc họp với Tổng giám đốc với đối tác nước ngoài, em hầu hết là người ghi lại biên bản cuộc họp, viết thư cảm ơn và follow up công việc. Vì vậy, em tự đánh giá các kỹ năng còn lại của mình ở loại khá.
Bên cạnh đó, tôi có gửi cho chị một bản báo cáo về ngân hàng bán lẻ (báo cáo này chưa từng đăng ở website Việt Nam nào). Ngay ngày hôm sau, chị Hà đã gửi thư cảm ơn tôi và chúc tôi có một bản báo cáo thành công.

4 Đi thực tập tại ngân hàng
Chủ động tham gia các hoạt động nào có thể: Trong các hoạt động của phòng, hãy hòa đồng, đừng ngại mình là người mới, không dám tham gia các hoạt động ngoại khóa. Theo tôi nhận thấy thì bankers đều là những người rất cởi mở, cở mở với khách hàng, đồng nghiệp và tất nhiên là với cả thực tập sinh . Có thể một số hoạt động các anh/chị cũng “không dám” đặt vấn đề với bạn vì nghĩ bạn không phải là nhân viên. Trường hợp này, cứ nên mạnh dạn đề xuất.
Khi tìm việc làm tphcm phải chủ động làm việc, chủ động hỏi: Đừng ngồi một chỗ đọc tài liệu quá lâu, hãy tìm cách hỏi, tất nhiên, phải lựa chỗ, lựa người, lựa thời điểm hỏi sao cho “tế nhị” nhất. Đặc biệt, không nên thấy một ai đó dễ tính mà hỏi quá nhiều, hỏi dần dập. Trước khi hỏi nên cố gắng tìm câu trả lời trước, đừng chỉ chăm chăm trông chờ vào người hỏi. Không hỏi khi các anh/chị đang bận, khi hỏi nên tránh hỏi vặn và cần giữ một thái độ đúng mực, không lớn tiếng ….

5 Kinh Nghiệm đi phỏng vấn
Một trong những lưu ý khi đi phỏng vấn đó chính là bạn nên tìm hiểu trước những kiến thức tổng quát liên quan đến ngành ngân hàng và nhất là liên quan đến vị trí mà bạn sắp ứng tuyển.

Và cần tuân thủ một số kỹ năng trả lời phỏng vấn sau:

Luôn luôn: dạ, vâng ạ…
Luôn luôn nhìn thẳng vào người phỏng vấn và gật đầu mỗi khi họ nói.
Luôn luôn mở đầu câu trả lời : “Dạ, theo em được biết thì/ theo ý kiến của em thì…” và nhớ cảm ơn sau mỗi góp ý của người phỏng vấn.

6 Trang phục ,tác phong cho buổi phỏng vấn
Với bất kì buổi phóng vấn xin việc nào bạn cũng nên chuẩn bị chu đáo và kinh nghiệm phỏng vấn ngân hàng là phần trang phục càng cần phải chú ý nhiều hơn nữa bởi đây là một ngành đăc thù mà diện mạo của nhân viên cũng là diện mạo của ngân hàng.Hãy ăn mặc đẹp, trang trọng và lịch sự . Đối với các bạn nữ đừng quên trang điểm nhẹ cho tươi tắn và xinh đẹp. An toàn nhất các bạn nên mặc trang phục công sở, để đảm bảo lịch sự và đứng đắn. Cũng ko nên đeo quá nhiều đồ trang sức gây mất tập trung cho hội đồng phỏng vấn.
Về tác phong hãy giữ một tác phong đĩnh đạc, tự tin và thoải mái. Không nên tỏ ra lo lắng ,hay hồi hộp quá mức. Hãy bình tĩnh và giữ được thần thái tốt nhất của bạn.

Về thái độ : Đây là yếu tố QUAN TRỌNG NHẤT. Dù bạn giỏi, nhưng thái độ kiêu ngạo , không cầu thị thì cơ hội chưa chắc đã rộng mở với bạn, so với những bạn khá, nhưng thái độ cầu thị, lắng nghe và chịu khó học hỏi, thể hiện sự khiêm tốn và thực sự muốn cải thiện bản thân . Ngân hàng quan niệm, kiến thức đuối có thể trang bị thêm, kỹ năng chưa tốt có thể cải thiện, nhưng thái độ tiêu cực thì rất khó thay đổi. Giữa những bạn có nền tảng kiến thức như nhau, kỹ năng tựa tựa như nhau, Hội đồng phỏng vấn chắc chắn sẽ chọn những bạn có thái độ tích cực hơn. Vì vậy, hãy luôn thể hiện thái độ vui vẻ, tích cực và cầu thị trước hội đồng phỏng vấn để đạt được kết quả thuận lợi .Một lời khuyên của các bậc đàn anh có kinh nghiệm phỏng vấn ngân hàng đó là bạn đừng quên nở nụ cười tươi tắn , thay vì khuôn mặt lạnh lẽo không cảm xúc khi trả lời phỏng vấn nhé

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN