Top 6 bí quyết thấu hiểu được tâm ý của sếp trong công việc

0
1650
Vật Phẩm Phong Thủy

Do quen với cách làm việc với sếp cũ khiến bạn bị “khớp” khi làm việc với sếp mới. Ngoài ra, cũng do thời gian tiếp xúc chưa nhiều nên bạn khó có khả năng “bắt nhịp” cùng sếp mới. Nhưng đừng lo lắng! Chỉ cần bạn áp dụng những cách sau, chuyện thấu hiểu tâm ý sếp sẽ trở nên dễ dàng.

1 Rèn luyện tính cẩn thận khi làm việc với sếp
Bạn hãy rèn cho mình tính cẩn thận và tỉ mỉ trong từng chi tiết nhỏ khi tìm việc làm. Bạn hãy cẩn thận ghi chú lại những điều sếp nói khi được giao nhiệm vụ. Hãy để ý và chú tâm vào công việc mình đang làm, tránh những sai sót ngay cả những điều nhỏ nhất. Nếu sếp bạn là người quản lý khắt khe, chắc chắn cũng hài lòng về cách làm việc của bạn. Không ai muốn làm việc với một nhân viên cẩu thả và lơ là trong công việc.

2 Đừng hỏi khi sự “đã rồi”
Không vị sếp nào thích các việc “đã rồi”, đặc biệt là những chuyện không tốt, ảnh hưởng đến kết quả cả nhóm. Hãy luôn chắc rằng những việc của bạn trước khi làm đều được thông qua cấp trên. Đừng nên giải quyết sự việc theo kiểu “tiền trảm, hậu tấu”. Như thế, sếp sẽ không hài lòng về bạn và có thể bạn sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn sự việc nếu xảy ra rủi ro lớn.
Tuy nhiên, không phải việc gì bạn cũng hỏi sếp. Hãy nghĩ ra những phương án có thể thực hiện và trình bày các phương án một cách rõ ràng với cấp trên. Như thế bạn sẽ củng cố được vị trí của mình trong mắt cấp trên.

3 Làm công việc của bạn, và làm thật tốt
Làm việc của bạn, và làm thật tốt là điều đầu tiên bạn cần nghĩ tới nếu muốn tìm được sự tin cậy nơi sếp

Điều này thoạt đầu nghe rất hiển nhiên nhưng không ít nhân viên đã không hoàn thành tốt công việc được giao. Tất cả đều bắt đầu từ công việc được giao. Nếu bạn không làm tốt nó, sếp cũng sẽ “để mắt” tới bạn, nhưng đó chắc chắn không phải là một ấn tượng đẹp. Càng để sếp ít lo lắng về công việc của bạn càng tốt khi tìm việc làm tphcm.

4 Xem cách sếp đối xử với đồng nghiệp
Không phải lúc nào cấp trên cũng dành thời gian cho bạn mà còn tương tác với các đồng nghiệp khác. Vì thế việc quan sát cách sếp ứng xử với đồng nghiệp sẽ giúp bạn rút ra những bài học giá trị, tránh được các lỗi không đáng có và từ đó làm đầy hơn cuốn “từ điển” hiểu sếp của bạn, đặc biệt nếu bạn là nhân viên mới ở một công ty lớn và hoàn toàn không biết các luật ngầm bất thành văn. Chẳng hạn như sếp không thích nhân viên nghe điện thoại cá nhân ngay trong khu vực làm việc trực tiếp và đã nhắc nhở một đồng nghiệp của bạn về chuyện đó, thì đừng “dại dột” đi vào vết xe đổ ấy một lần nữa nếu không muốn nhận lấy cơn giận gấp đôi từ sếp.

5 Hiểu rõ điều sếp mong đợi ở bạn
Phớt lờ những mong ước của bố mẹ có thể là điều bình thường khi bạn còn nhỏ, nhưng sự phớt lờ những mong ước của sếp có thể hủy hoại sự nghiệp của bạn khi tìm việc làm thêm. Làm sao bạn có thể mong đợi một bản đánh giá công việc tốt khi bạn không biết cách thức đánh giá hay tiêu chí đánh giá ấy như thế nào? Nếu có một tiêu chuẩn để “ chấm điểm” công việc, cả bạn và sếp sẽ làm việc dễ dàng hơn.

Như vậy, bạn nên thường xuyên thông tin cho sếp về những việc bạn đang làm, những việc bạn đã hoàn thành và đảm bảo sếp có cùng quan điểm với bạn. Nếu anh/chị ấy cảm thấy không hài lòng hay cảm thấy bạn không đi đúng hướng, bạn sẽ có thêm thời gian sửa chữa lại. Sẽ là hoàn hảo nếu buổi đánh giá công việc không có bất cứ sự bất ngờ nào cho cả bạn và sếp. Ngược lại, nếu một trong hai người đã không hiếu rõ mục đích của nhau hay hiểu sai ý nhau, chất lượng cũng như hiệu quả công việc sẽ không cao.

6 Hỗ trợ thay vì chống đối
Bạn sẽ phải làm việc với sếp rất nhiều, cho nên đừng mang thái độ chống đối trước hay sau lưng sếp. Chắc chắn sẽ có những lúc bạn và sếp xảy ra mâu thuẫn với nhau trong công việc. Nhưng bạn nên nói thẳng với sếp những điều mình nghĩ chứ không phải giữ trong mình những điều tiêu cực về sếp. Từ đó, mang thái độ chống đối với sếp trong bất cứ công việc gì. Hãy hỗ trợ tích cực cho sếp để đạt được hiệu quả công việc cao nhất.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN