TOp 5 chứng bệnh “Tâm bệnh” đáng sợ nhất hiện nay

0
1500
Vật Phẩm Phong Thủy

Tâm bệnh là loại bệnh khó có khả năng chữa nhất bởi người mắc phải luôn ám ảnh hoặc suy nghĩ trong vùng không gian của mình .Và ngày càng có nhiều người mắc phải những chứng tâm bệnh vô cùng nguy hiểm sau đây.

1.Hội chứng sợ
Hội chứng sợ, hay ám ảnh sợ hãi, (tiếng Anh: phobia, xuất phát từ tiếng Hy Lạp: Phobos φόβος, “ác cảm”, “sợ hãi”) khi sử dụng trong bối cảnh tâm lý học lâm sàng, là một loại rối loạn lo âu, thường được định nghĩa như là nỗi sợ hãi dai dẳng đối với một đối tượng hoặc một tình huống mà người đó luôn cố gắng tránh né, thường không liên quan đến sự nguy hiểm trong thực tế và được công nhận là sợ hãi không hợp lý Nói cách khác, người mắc bệnh luôn có biểu hiện phản ứng vượt quá kiểm soát với một sự vật, hiện tượng mà đối với những người khác là quá bình thường hay không đến mức phải sợ hãi cao độ.

Nó bắt nguồn từ bẩm sinh hoặc do sự tác động tâm lý trong một hoàn cảnh nhất định. Trong trường hợp ám ảnh sợ hãi không thể tránh được hoàn toàn, người bệnh sẽ phải chịu đựng với sự căng thẳng rõ rệt, gây ra ảnh hưởng xấu đáng kể đến các hoạt động xã hội hoặc nghề nghiệp.


2.Hoang tưởng ảo giác
Hoang tưởng ảo giác hay hoang tưởng, bị ảo giác là một dạng triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt thể hoang tưởng (paranoid).] Tỷ lệ mắc bệnh là 1% ở mọi quốc gia. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh hoang tưởng ảo giác chiếm khoảng 1% dân số tương đương 860.000 người.

Nguyên nhân của bệnh hoang tưởng áo giác do những biến đổi, khiếm khuyết về rối loạn chuyển hóa của tế bào não, rối loạn chức năng hoạt động của não và chưa một xét nghiệm nào có thể phát hiện được. Đây là bệnh nội sinh nhưng có người vẫn còn lầm lẫn cho rằng đây là bệnh mắc phải do stress, do yếu tố môi trường, do chấn thương.

3.Trầm cảm
Hội chứng trầm cảm là loại rối loạn khí sắc thường gặp trong tâm thần học. Bệnh do hoạt động của bộ não bị rối loạn gây nên tạo thành những biết đổi thất thường trong suy nghĩ hành vi và tác phong. Có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là 18-45 tuổi, phụ nữ nhiều hơn nam giới với tỷ lệ giới tính: nam/nữ = 1/2, giá trị này chỉ là ước chừng vì còn tùy vào nền văn hóa và dân tộc. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, bệnh trầm cảm cướp đi trung bình 850 000 mạng người mỗi năm, đến năm 2020 trầm cảm là căn bệnh xếp hạng 2. trong số những căn bệnh phổ biến toàn cầu với 121 triệu người mắc bệnh.[Nhưng chỉ khoảng 25% trong số đó được điều trị kịp thời và đúng phương pháp.

Ước tính, có khoảng 3% đến 5% dân số thế giới có rối loạn trầm cảm rõ rệt. Tần suất nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong suốt cuộc đời là 15 – 20%.Hội chứng này có tỷ lệ cao ở những người ly thân, ly dị, thất nghiệp.


4.Nhân cách yêu mình thái quá
Nhân cách yêu mình thái quá hoặc rối loạn nhân cách ái kỷ (tiếng Anh:Narcissistic personality disorder – NPD) là một trạng thái không bình thường của nhân cách, có biểu hiện qua ảo tưởng và hành vi tự cao tự đại, khát vọng được người khác ngưỡng mộ, tham vọng thành công chói sáng trong mọi lãnh vực và thiếu sự đồng cảm với người khác. Rối loạn nhân cách này gắn liền với tính vị kỷ (Egocentrism). Bệnh còn có tên gọi khác là Rối loạn nhân cách ái kỷ hay rối loạn nhân mãn.

Theo Groopman và Cooper thì nguyên nhân gây nên rối loạn này không rõ ràng. Tuy nhiên, các yếu tố sau đây được các nhà nghiên cứu xem như là những khả năng gây bệnh:

Một tính cách quá nhạy cảm từ khi sinh là hình thái triệu chứng mãn tính chính.
Hay được người lớn khen ngợi hoặc đánh giá cao về những khả năng hoặc vẻ bề ngoài quá đặc biệt.
Sự ca ngợi một cách quá mức sẽ dẫn đến sự mất cân bằng với những phản hồi thực tế.
Khen quá nhiều những hành động tốt hoặc chỉ trích thái quá những hành động xấu của trẻ em.
Cha mẹ quá nuông chiều hoặc đánh giá quá cao con cái.
Cảm giác bị la mắng gay gắt ở thời thơ ấu.
Bị cha mẹ chăm sóc một cách hời hợt hoặc tạo cảm giác không tin cậy vào mình.
Xem sự yêu quý của bố mẹ như là một chuẩn mực để quy định sự yêu quý của người khác dành cho mình.

5.Hội chứng sinh viên y khoa
Hội chứng sinh viên y khoa (tiếng Anh: Medical students’ disease, còn gọi là second year syndrome (hội chứng năm thứ hai) hoặc intern’s syndrome (Hội chứng sinh viên thực tập)) là một tình trạng thường xuyên được tường thuật trong giới sinh viên y khoa, tự cảm thấy mình trải qua những triệu chứng của một căn bệnh mà họ đang nghiên cứu.

Ví dụ, khi nghiên cứu bệnh Hodgkin, một sinh viên y khoa cảm thấy phía sau tai hoặc cổ của anh ta có các hạch bạch huyết nhỏ (thực tế đó là hoàn toàn bình thường), và nghĩ rằng mình mắc bệnh Hodgkin.

Tình trạng này có liên quan đến việc lo sợ mắc phải căn bệnh đang nghiên cứu. Một số tác giả cho rằng tình trạng này phải được gọi là nomophobia (chứng sợ hãi) [1][2] chứ không phải là “hypochondriasis” (một bệnh thần kinh hoang tưởng), bởi vì các nghiên cứu được trích dẫn cho thấy một tỷ lệ rất thấp các đặc điểm của tình trạng hypochondriasis có ở những người mắc phải, và do đó thuật ngữ “hypochondriasis” sẽ có chỉ số điều trị và tiên lượng đáng ngại. Các tài liệu tham khảo [1] cho thấy rằng tình trạng này có liên quan đến mối bận tâm tức thời đến các triệu chứng nghi ngờ, làm cho các sinh viên để trở nên nhận thức quá mức về các rối loạn chức năng tâm lý và sinh lý bình thường; các trường hợp cho thấy ít có tương quan đến mức độ nghiêm trọng của bệnh tâm thần, đó chỉ là yếu tố ngẫu nhiên liên quan đến quá trình học tập và kinh nghiệm của họ.

Trên thực tế, hội chứng sinh viên y khoa không chỉ giới hạn ở sinh viên y khoa mà có thể ở bất cứ ai, với cái tên đầy đủ theo ICD 10 là “rối loạn nghi bệnh”, việc chẩn đoán xác định cần có thời gian theo dõi là trên 6 tháng, còn dưới 6 tháng thì chỉ gọi là “rối loạn nghi bệnh thoáng qua”. Một phần nguyên nhân xảy ra hội chứng này là khi ai đó đọc hay tìm hiểu về một căn bệnh hoặc rối loạn và sau đó bắt đầu tin rằng mình đang bị bệnh hay rối loạn ấy.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN