Trải qua những năm tháng bị xâm lược trong quá khứ , cho nên hiện nay nước ta đang trong quá trình tái thiết cũng như có khả năng tăng cường những vũ khí hiện đại giúp bảo vệ lãnh thổ . Và dưới đây là top 10 máy bay đang được sử dụng bởi quân đội Việt Nam.
1.Su-30MK2
Sukhoi Su-30MKK (MKK – Mnogofunktzionniy Kommercheskiy Kitayski – Multifunctional Commercial for China – Máy bay chiến đấu đa năng thương mại cho Trung Quốc) (tên ký hiệu của NATO: Flanker-G) là một mẫu máy bay được sửa đổi từ loại Su-27SK vào năm 1999 bởi KnAAPO, JSC. Nó được coi là một phiên bản nâng cấp của Sukhoi Su-30. Đây là một mẫu máy bay tiêm kích tấn công, chiếm ưu thế trên không, đa năng, tầm xa và hạng nặng. MKK hiện đang hoạt động trong không quân một số nước như Trung Quốc, Indonesia, Venezuela và, Việt Nam
2.Sukhoi Su-27
Sukhoi Su-27 (Су-27 trong Bảng chữ cái Kirin) (tên ký hiệu của NATO ‘Flanker’ – kẻ tấn công sườn) là một máy bay tiêm kích phản lực Xô Viết độc đáo được thiết kế bởi Phòng thiết kế Sukhoi (SDB) và được sản xuất năm 1977. Nó là đối thủ trực tiếp của những loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của Hoa Kỳ (gồm F-14 Tomcat, F-15 Eagle, F-16 Fighting Falcon và F/A-18 Hornet). Su-27 có tầm hoạt động lớn, trang bị vũ khí hạng nặng, và cực kỳ cơ động nhanh nhẹn linh hoạt. Nhiệm vụ chính của Su-27 là thực hiện các chuyến bay trong các nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, nhưng nó cũng có thể thực hiện gần như mọi nhiệm vụ chiến đấu.
Từ thiết kế cơ bản của Su-27, nhiều phiên bản khác đã được chế tạo và nâng cấp liên tục nhằm thực hiện những nhiệm vụ khác nhau:
Su-30 là một mẫu máy bay tiêm kích đa nhiệm hai chỗ ngồi, bay trong mọi thời tiết, chuyên thực hiện các nhiệm vụ không chiến và đánh chặn từ xa.
Su-33 ‘Flanker-D’ là một mẫu máy bay tiêm kích đánh chặn phòng thủ hạm đội được phát triển từ thiết kế của Su-27 và được trang bị trên các tàu sân bay. Sự khác nhau chính bao gồm móc hãm ở đuôi và cánh mũi.
Su-34 ‘Fullback’ là phiên bản thiên về ném bom chống các mục tiêu mặt đất và mặt biển, được trang bị vỏ giáp mạnh, buồng lái mở rộng và tải trọng vũ khí được tăng cường
Su-35 ‘Flanker-E’ và Su-37 ‘Flanker-F’ là các phiên bản tiêm kích phòng thủ trên không cải tiến có những tính năng vượt trội trong mọi mặt như động cơ chỉnh hướng phụt 3D, radar đối không mạnh, tên lửa đối không tầm siêu xa.
3.Sukhoi Su-17
Sukhoi Su-17 (tên ký hiệu của NATO ‘Fitter’) là một máy bay tấn công của Liên Xô, được phát triển từ máy bay tiêm kích/ném bom Su-7. Loại máy bay này rất thành công, với một thời gian dài phục vụ trong không quân Xô Viết và không quân Nga. Dòng máy bay này được xuất khẩu rộng rãi tới các nước Đông Âu, Châu Á, và Trung Đông.
4.Aero L-39 Albatros
Aero L-39 Albatros là một chiếc máy bay huấn luyện đa tính năng được phát triển tại Tiệp Khắc để đáp ứng các yêu cầu cho loại “C-39” (C viết tắt của Cvičný – huấn luyện) trong thập niên 1960 để thay thế chiếc L-29 Delfín. Đây là chiếc đầu tiên của thế hệ máy bay huấn luyện phản lực thứ hai, và là chiếc máy bay huấn luyện sớm nhất được trang bị động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt, và sau này được nâng cấp thành loại L-59 Super Albatros và L-139. Mẫu thiết kế này vẫn đang được chế tạo ở tình trạng được nâng cấp thành L-159 Alca, 2.800 chiếc L-39 vẫn hoạt động trong hơn 30 lực lượng không quân trên khắp thế giới. Chiếc Albatros rất linh hoạt, có thể đảm đương các phi vụ tấn công hạng nhẹ ban ngày cũng như vai trò huấn luyện phi công, và vai trò thông thường nhất của nó là máy bay huấn luyện.
5.Antonov An-26
Antonov An-26 (tên ký hiệu của NATO: “Curl”) là một máy bay vận tải hạng nhẹ hai động cơ phản lực cánh quạt, được phát triển từ Antonov An-24, với những sửa đổi đặc biệt để sử dụng trong quân sự. Lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1969 tại Triển lãm hàng không Pari, nó được sửa đổi phần thân phía sau với một thang chất hàng hóa lớn. An-26 cũng được sản xuất tại Trung Quốc mà không có giấy phép bởi hãng Xian Aircraft Factory, phiên bản của Trung Quốc có tên là Y-14, tuy nhiên tên gọi này sau đó thay đổi chuyển cho seri Y-7.
6.EADS CASA C-295
EADS CASA C-295 là một loại máy bay vận tải quân sự chiến thuật hai động cơ, do hãng Airbus Military chế tạo ở Tây Ban Nha.
7.Bell UH-1 Iroquois
UH-1 Iroquois là loại máy bay trực thăng do hãng Bell chế tạo.
Đây là loại trực thăng quân sự đa năng, nổi tiếng vì được sử dụng nhiều trong chiến tranh Việt Nam. Nó thường được biết dưới tên (dùng trong thủy quân lục chiến Mỹ)là Huey.
UH-1 Huey được phát triển vào năm 1955 trong quân đội Mỹ với bản thử nghiệm Bell 204. Chiếc máy bay được sử dụng trong quân đội vào năm 1959, và được đưa vào sản xuất hàng loạt năm 1962 duưới tên UH-1. Chiếc cuối cùng xuất xưởng năm 1976 với hơn 16.000 chiếc được sản xuất.
8.M-400 UAV
M-400 là một loại máy bay không người lái do Việt Nam tự nghiên cứu chế tạo. Được thiết kế bởi Viện công Nghệ Quân chủng Phòng không-Không quân, Quân đội Nhân dân Việt Nam và sản xuất bởi Viện công Nghệ Quân chủng Phòng không-Không quân và Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng. Dự án bắt đầu năm 2001 và kết thúc năm 2005 khi 2 mẫu thử nghiệm chính thức được bay thử và đã thành công. Hiện đã có 12 chiếc được sản xuất nhưng tất cả đã tạm ngừng hoạt động.
9.Mil Mi-17
Mi-17 (hay được biết với tên Mi-8MT ở Nga, tên hiệu NATO là “Hip”) là một loại máy bay trực thăng của Liên Xô hiện đang sản xuất ở hai nhà máy ở Kazan và Ulan-Ude. Mi-17 là loại máy bay trực thăng vận tải hai động cơ cỡ trung bình và cũng có thể lắp thêm vũ khí vào để thành trực thăng vũ trang hạng nặng. Quân đội Liên Xô trước đây thiết kế Mi-17 cho chiến tranh Xô Viết ở Afghanistan.
10.Mil Mi-8
Mil Mi-8 (tên hiệu NATO “Hip”) là một máy bay trực thăng lớn hai động cơ. Mẫu một động cơ đầu tiên (AI-24W), W-8, cất cánh ngày 9 tháng 7, 1961. Chiếc thứ hai với hai động cơ AI-24W cất cánh lần đầu ngày 17 tháng 9 năm 1962. Sau khi được sửa đổi một số chi tiết, nó được đưa vào phục vụ trong Không quân Xô viết năm 1967 với cái tên Mi-8. Có rất nhiều biến thể, gồm Mi-8T ngoài khả năng vận chuyển 24 binh sĩ còn được trang bị các tên lửa điều khiển chống tăng. Kiểu Mil Mi-14 dùng cho hải quân, và kiểu Mil Mi-24 tấn công cũng là biến thể từ loại Mi-8.